Giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi

2. Kĩ năng xác lập mục đích cuộc đời

Khái niệm:

Là khả năng xác định mục tiêu cho cuộc đời mình (ngắn hạn – trung hạn – dài hạn).

Nội dung:

Ai cũng có ước mơ, dù lớn hay nhỏ, dù ý thức hay không ý thức. Đó là những la bàn vô hình định hướng cuộc đời chúng ta. Đạt được ước mơ là bằng chứng của sự thành công.

Đa số chúng ta ước mơ thành bác sĩ, kĩ sư, nhà giáo dục, nhà khoa học, Chỉ rất ít người không biết mình muốn gì.

Tuy nhiên, ước mơ chưa nói lên điều gì. Nếu không chăm sóc, nuôi dưỡng chúng có thể không bao giờ trở thành hiện thực.

 

ppt45 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC HỌC VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO THIẾU NHI Hà Nội, tháng 2008 MỤC TIÊU Kết thúc chuyên đề, học viên có khả năng: Xác định được khái niệm “kĩ năng sống”; Hiểu rõ nội dung của từng “kĩ năng sống”; Phân biệt được các loại kĩ năng sống; Biết cách rèn luyện để có được kĩ năng sống; Có ý thức tích cực trong việc tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi về kĩ năng sống. CẤU TRÚC Hoạt động 1: Dẫn nhập Hoạt động 2: Khái niệm “Kĩ năng sống” Hoạt động 3: Các loại kĩ năng sống Hoạt động 4: Ý nghĩa của từng kĩ năng sống Hoạt động 5: Nội dung những kĩ năng sống chủ yếu Hoạt động 6: Làm thế nào để có kĩ năng sống Kết luận: Hãy làm chủ cuộc đời bạn HOẠT ĐỘNG 1: DẪN NHẬP Câu hỏi 1: Một vài con số sau đây nói lên điều gì với bạn? 50% số trường hợp nhiễm HIV mới là thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi. Cứ mỗi phút có 6 thanh thiếu niên dưới 25 tuổi bị nhiễm HIV. Năm 2001 trên thế giới có 11,8 triệu thanh thiếu niên đang sống chung với AIDS. Mỗi năm có gần 1 triệu trẻ em bị lôi cuốn vào nạn mại dâm; có 4.4 triệu em gái từ 15-19 tuổi phải nạo phá thai không an toàn. Cứ 10 trẻ sinh ra trên thế giới có 1 trẻ là con của mẹ vị thành niên, với khoảng 13 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm. Các em trai thường xuyên là nạn nhân cũng như thủ phạm của tình trạng bạo lực. Tai nạn và bạo lực là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. HOẠT ĐỘNG 1: DẪN NHẬP Câu hỏi 1: Một vài con số sau đây nói lên điều gì với bạn? Đa số người nghiện thuốc là bắt đầu từ khi chưa đến 18 tuổi. 25% trẻ em hút thuốc lá bắt đầu hút khi chưa được 10 tuổi. 70% trường hợp tử vong ở người lớn do các bệnh tim, ung thư phổi và AIDS vốn xuất phát từ những hành vi có hại cho sức khỏe đã bắt đầu từ tuổi vị thành niên. Hàng năm có khoảng 4 triệu thanh thiếu niên tự tử trên thế giới, ít nhất 100.000 người chết. Em nữ tự tử cao gấp 3 lần em nam, nhưng số em nam chết do tự tử cao gấp 3 lần nữ. HOẠT ĐỘNG 1: DẪN NHẬP Câu hỏi 2: Thực trạng trên có khiến các bạn trăn trở, suy nghĩ? Để giải quyết nó- chúng ta cần quan tâm đến các em. Giúp đỡ các em. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ra đời nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ, trong đó có: Quyền thông tin và phát triển các kĩ năng. Kĩ năng sống là một trong những kĩ năng đó. Giáo dục kĩ năng sống là tạo cho các em năng lực tự bảo vệ mình, để đối phó với nguy cơ, thử thách, nhất là khi các em đang trong hoàn cảnh thiếu sự hỗ trợ. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁI NIỆM KĨ NĂNG SỐNG 1. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì: Kĩ năng sống là năng lực tâm lí xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁI NIỆM KĨ NĂNG SỐNG 1. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì: Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì trạng thái khỏe mạnh về tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này. HOẠT ĐỘNG 3: CÁC LOẠI KĨ NĂNG SỐNG 	Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định danh sách các kĩ năng được chấp nhận ở nhiều nền văn hóa khác nhau, gồm: 1. Kĩ năng nhận thức bản thân* 2. Kĩ năng xác lập mục đích cuộc đời 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ: Gia đình – Bè bạn – Tình yêu 4. Kĩ năng thấu cảm* 5. Kĩ năng truyền thông* 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress* HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 1. Kĩ năng nhận thức bản thân Khái niệm: 	Kĩ năng nhận thức bản thân là khả năng hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu, giá trị, quan điểm, tính khí, nhu cầu, ham thích, ước vọng, cảm xúc, sợ hãi của bản thân. Nội dung: 	- Biết mình là điều khó thực hiện nhất vì ta cần rất nhiều can đảm để đối diện với sự thật về bản thân như vẻ bề ngoài hay những hạn chế của mình. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 1. Kĩ năng nhận thức bản thân 	Nội dung: 	- Biết mình là biết những đặc điểm bản thân và biết yêu bản thân: “Tôi yêu bản thân tôi dù tôi không hoàn hảo”. 	Lưu ý: 	- Bạn thường biết mình qua phản ánh của những người khác (gia đình, họ hàng, thầy cô, bạn bè…) Qua họ, bạn có “hình ảnh về bản thân”. 	- Tuy nhiên, cách người khác nhìn nhận và đánh giá bạn phụ thuộc vào quan điểm riêng của họ. Nhiều khi họ còn chịu ảnh hưởng bởi dư luận. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 1. Kĩ năng nhận thức bản thân 	Lưu ý: 	- Biết mình là phải biết chấp nhận ưu và khuyết điểm của mình, để phấn đấu hoàn thiện. 	- Biết mình là biết tự chăm sóc bản thân về thể chất và tinh thần, không tự làm khổ, hủy hoại mình. 	- Nếu không chấp nhận bản thân, bạn sẽ không dám nhìn thẳng vào mình, nhìn không đúng về mình, thậm chí có hành vi lệch lạc. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 2. Kĩ năng xác lập mục đích cuộc đời Khái niệm: Là khả năng xác định mục tiêu cho cuộc đời mình (ngắn hạn – trung hạn – dài hạn). Nội dung: Ai cũng có ước mơ, dù lớn hay nhỏ, dù ý thức hay không ý thức. Đó là những la bàn vô hình định hướng cuộc đời chúng ta. Đạt được ước mơ là bằng chứng của sự thành công. Đa số chúng ta ước mơ thành bác sĩ, kĩ sư, nhà giáo dục, nhà khoa học, … Chỉ rất ít người không biết mình muốn gì. Tuy nhiên, ước mơ chưa nói lên điều gì. Nếu không chăm sóc, nuôi dưỡng chúng có thể không bao giờ trở thành hiện thực. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 2. Kĩ năng xác lập mục đích cuộc đời Để đạt mục đích cuộc đời, cần đặt câu hỏi: Bạn cần có những bước đi cụ thể nào? Đâu sẽ là những cản trở trên con đường bạn đi tới đích đó? Bạn cần sự giúp đỡ nào để tháo gỡ cản trở đó? Ai có thể giúp bạn tháo gỡ cản trở? HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ Gia đình – Bè bạn – Tình yêu Khái niệm: Là năng lực tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa Gia đình – Bè ban và Tình yêu. a) Gia đình Cho đến tuổi trưởng thành, phần lớn chúng ta sống với gia đình. Nhưng mối quan hệ gia đình dần yếu đi vì khi lớn lên ai cũng muốn có cuộc sống độc lập và chuẩn bị cho mình gia đình mới. Mâu thuẫn xảy ra khi cha mẹ chưa sẵn sàng nới lỏng sự kiểm soát trong khi con cái muốn tự do. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ Gia đình – Bè bạn – Tình yêu a) Gia đình Giáo dục gia đình là giúp cho con lớn lên thành người độc lập. Nhưng cha mẹ lại có xu hướng hạn chế nó. Vì thế sự ức chế, bất mãn có thể đẩy trẻ đến những hành động thiếu suy nghĩ, có hại cho bản thân chúng và xã hội. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ Gia đình – Bè bạn – Tình yêu b) Bạn bè Khi mối quan hệ gia đình yếu đi, ta thường tìm chỗ dựa tâm lí nơi bạn bè đồng lứa. Bạn bè giúp nhau cập nhật thông tin, chia sẻ vui buồn, tháo gỡ khó khăn mà nhiều khi khó chia sẻ với gia đình. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ Gia đình – Bè bạn – Tình yêu b) Bạn bè Sự gắn kết của nhóm bạn là áp lực mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Tuổi mới lớn thường có xu hướng nổi loạn (với gia đình) nhưng dễ dàng tuân thủ đám đông, nhất là bạn bè. Muốn tự khẳng định mình đã lớn bằng việc hút thuốc, uống rượu, ma túy, … Điều này tạo sức ép cho cá nhân rất lớn. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ: Gia đình – Bè bạn – Tình yêu c) Tình yêu Tuổi mới lớn trải qua nhiều biến đổi tâm, sinh lí. Các em quan tâm đến bản thân, đến vẻ bề ngoài của mình và đi tìm cái TÔI mãnh liệt. Mọi sự trở nên phức tạp khi các em quan hệ với người khác giới. Mối quan hệ này chứa nhiều nguy cơ. Nhiều em sụp đổ tâm lí do chính sự non nớt của mình và dễ sa vào rượu chè, ma túy, bạo lực hay tự tử. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 3. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ: Gia đình – Bè bạn – Tình yêu 	Việc xác định đúng vị trí, vai trò của từng mối quan hệ: gia đình, bè bạn, tình yêu sẽ giúp cho chúng ta cân bằng trong cuộc sống, giảm đi những áp lực của cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 4. Kĩ năng thấu cảm (Biết đối xử với người như mình muốn được đối xử) Khái niệm: 	Thấu cảm là khả năng hình dung được hoàn cảnh của người khác. Đó là khả năng “Đặt chân mình vào đôi giày của người khác” để thấu hiểu những gì họ trải qua. Đó là quan tâm đến cảm xúc của người khác và sẵn sàng hỗ trợ họ về mặt tình cảm. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 4. Kĩ năng thấu cảm Thấu cảm tạo ra cho ta mẫu số chung với người kia. Từ đó ta lựa chọn những quyết định có lợi cho ta nhưng không làm tổn thương người khác. Kĩ năng thấu cảm đem lại hiệu quả to lớn khi cả hai bên đều áp dụng nó. Tuy nhiên phải có người bắt đầu. Người đó chính là bạn, chứ không thể chờ người kia. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 5. Kĩ năng truyền thông Khái niệm: 	Truyền thông là sự truyền đạt thông tin từ nguồn phát tới nguồn nhận qua kênh truyền thông. b) Nội dung 	- Truyền thông có hiệu quả khi chúng ta diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói hay không bằng lời nói thì đều phù hợp với hoàn cảnh hay bối cảnh văn hóa. 	- Truyền thông tốt mới có được mối quan hệ hài hòa. Nếu luôn giữ kín suy nghĩ thì bạn sẽ đơn độc và gặp rắc rối. 	- Người xung quanh không biết bạn nghĩ gì nên không hiểu bạn. Bạn sẽ sống trong nghi kị, suy đoán, hiểu lầm. 	- Thiếu truyền thông làm cho các mối quan hệ rắc rối lên. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 5. Kĩ năng truyền thông Để truyền thông có hiệu quả, bạn cần: 	- Có thái độ tích cực với “đối phương” và với khả năng thấu cảm bạn cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để hiểu hoàn cảnh, cảm nghĩ của họ. 	- Thẳng thắn nói lên nhu cầu, nguyện vọng của mình mà không quên những nhu cầu của họ. 	- Giải quyết mâu thuẫn không phải là kết thúc bằng bên thắng, bên thua mà làm sao nhu cầu của cả hai bên đều được giải quyết. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU Nên nhớ: Không bao giờ để mình thì hả hê chiến thắng. Còn người khác thì chịu ê chề thất bại. Đó mới là văn hóa. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress Khái niệm 	Đó là khả năng nhìn nhận các cảm xúc của bản thân và người khác, ý thức được cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi như thế nào và có khả năng ứng phó với nó một cách phù hợp. 	Đó còn là biết nhận ra các nguyên nhân gây stress trong đời sống cá nhân, nhận ra stress tác động đến bản thân như thế nào và biết cách hành động để giảm bớt các nguồn gây stress. 	Mâu thuẫn, va chạm luôn xảy ra làm nảy sinh ở bạn những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn bị áp lực tâm lí: “stress”. Sự bất hạnh có thể dẫn tới tuyệt vọng và sự ức chế kéo dài có thể khiến bạn bị trầm cảm hay bất cần. Gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất, nhưng chính gia đình lại nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress b) Nội dung 	Mâu thuẫn, va chạm luôn xảy ra làm nảy sinh ở bạn những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn bị áp lực tâm lí: “stress”. Sự bất hạnh có thể dẫn tới tuyệt vọng và sự ức chế kéo dài có thể khiến bạn bị trầm cảm hay bất cần. Gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất, nhưng chính gia đình lại nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress c) Quản lí cảm xúc như thế nào? Không thể tránh khỏi các vấn đề và mâu thuẫn dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Nhưng có thể rút ngắn thời gian diễn ra cảm xúc tiêu cực và giảm thiểu tác hại của nó. Nhận thức bản thân là nền tảng đem lại khả năng quản lí cảm xúc. Cảm xúc tiêu cực như ngọn lửa thiêu đốt ngôi nhà của bạn. Bạn quay đi chỗ khác và hi vọng nó sẽ tự dập tắt. Nhưng chuyện này không bao giờ xảy ra. Ngọn lửa đó sẽ có dịp bùng lên thiêu đốt ngôi nhà của bạn. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress c) Quản lí cảm xúc như thế nào? Cách duy nhất để chế ngự cảm xúc là nhìn thẳng vào nó và tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó. Phân tích sự việc với tư duy sáng tạo (nhìn sự việc từ một góc nhìn mới, đặt tình huống trong một viễn cảnh mới) Sự thấu cảm sẽ giúp bạn hiểu người khác và nhờ đó phân tích được phản ứng của họ để tháo gỡ vướng mắc. Biết chia sẻ với người đáng tin cậy. Vấn đề trở nên sáng tỏ hơn. Sự hỗ trợ tâm lí, an ủi của sẽ giúp bạn nhẹ nhõm. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress d) Quản lí stress như thế nào? Stress là gì? Là một áp lực làm cho cuộc sống ngày càng dồn dập. Khi bị stress, bạn không làm việc kém chất lượng, mệt mỏi, chán nản và lắm khi không nhận ra đó là stress. HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress d) Quản lí stress như thế nào? Triệu chứng của stress Về thể lí: tim đập nhanh, đổ mồ hôi tay, căng thẳng ở cổ, ngực, hàm, … nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, tiểu gắt, buồn nôn, khó ngủ, mệt mỏi, khô miệng, dễ bệnh hoạn, bệnh mãn tính, khó tiêu hóa, … Về cảm xúc: dễ cáu kỉnh, tức giận, khó tính, trầm cảm, ghen tức, thiếu kiên nhẫn, dễ khóc, hay phê phán người khác, thay đổi thói quen ăn uống, … HOẠT ĐỘNG 5: NỘI DUNG NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CHỦ YẾU 6. Kĩ năng làm chủ cảm xúc và quản lí stress d) Quản lí stress như thế nào? Triệu chứng của stress Về nhận thức: hay quên, lo lắng, khó tập trung, năng suất kém, đánh giá bản thân thấp, nhìn mọi việc tiêu cực. Về hành vi: tăng cường hút thuốc, hay gây gổ, ẩu đả, uống rượu, hút ma túy, ăn quá ít hay quá nhiều, dễ bị tai nạn, hành vi thiếu kiểm soát… HOẠT ĐỘNG 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ KĨ NĂNG SỐNG Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp sẽ giúp tuổi mới lớn kĩ năng tư duy phán đoán để phân tích các vấn đề liên quan tới mình và khả năng tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của mình. Hãy trở thành “người lãnh đạo cho chính bản thân và cuộc sống của mình”. Bạn hãy chọn lựa: Hoặc để dư luận lèo lái cuộc đời bạn hay nắm lấy nó bằng cách thay đổi cách nhìn. Nếu bạn có cách nhìn mưois, mọi việc sẽ thay đổi theo hướng thuận lợi nhất cho bạn. HOẠT ĐỘNG 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ KĨ NĂNG SỐNG 4) Khả năng lãnh đạo luôn xuất phát từ bên trong mỗi người. Phải làm chủ bản thân rồi mới ảnh hưởng đến người khác. Hãy làm việc với bản thân rồi mới tác động đến người khác. Có nghĩa là hãy trở thành một người giỏi, bạn tốt và luôn biết cách lắng nghe. Những người bạn tiếp xúc sẽ có những tình cảm tích cực và phản hồi theo hướng thuận lợi. 5) Hãy tập trung vào các mặt tốt của người khác. Hãy thấu cảm để lựa lời giúp họ sửa điều xấu. HOẠT ĐỘNG 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ KĨ NĂNG SỐNG 6) Hãy chủ động giải quyết vấn đề của bạn thay vì ngồi đó mà trách móc xã hội hay hoàn cảnh. Nhưng xã hội là bạn, tôi và người khác. Vì vậy, bạn hãy hành động để thay đổi hoàn cảnh và nơi bắt đầu chính là bản thân bạn. Bạn có thể làm điều này khi có niềm tin vào bản thân. Với niềm tin, bạn có can đảm để thực hiện sự thay đổi. Sau mỗi lần như thế, niềm tin được củng cố và tăng lên. Càng tự tin bạn càng hoạt động có hiệu quả. HOẠT ĐỘNG 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ KĨ NĂNG SỐNG 7) Hãy tập trung vào công việc phải làm, đừng quá lo lắng về những trục trặc có thể. Bạn có thể thất bại nhưng đó sẽ là bài học để bạn đi tới thành công. 8) Thành công không phải là tiền tài, địa vị, quyền lực mà là bạn cảm nhận của bạn về chính bản thân mình và về giá trị nội tại của mình. Giá trị này vượt lên tiền bạc, địa vị. 9) Hạnh phúc được quyết định bởi chính thái độ của bạn đối với cuộc sống. Khám phá mình là ai, thưởng thức điều mình đang làm, luôn phát triển tài năng và sở thích của mình. Bạn sẽ được toại nguyện. HOẠT ĐỘNG 7: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Giáo dục lúc nào, ở đâu? 	- Kĩ năng sống cần được áp dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống liên quan đến các biến cố xã hội, giao tiếp giữa người với người, ảnh hưởng của xã hội trên hành vi con người, quyền và trách nhiệm của cá nhân. 	- Cụ thể: Kĩ năng sống thường được sử dụng trong giáo dục SKSS, phòng chống HIV, ma túy, bảo vệ môi trường, giáo dục phát triển bền vững, giáo dục văn hóa hòa bình, chống bạo lực, an toàn giao thông, phòng tránh TNTT. HOẠT ĐỘNG 7: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ai cần được giáo dục KNS? 	- Tất cả TTN đều cần được giáo dục KNS. Do đó KNS phải được giảng dạy trong và ngoài nhà trường. 3. Phương pháp giáo dục KNS Giáo dục KNS không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm; không phải là những lời rao truyền lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như: giảng, đọc chép sẽ hoàn toàn thất bại vì chỉ cung cấp thông tin mà không làm biến đổi hành vi. HOẠT ĐỘNG 7: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 3. Phương pháp giáo dục KNS Giáo dục KNS là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Vì thế việc học phải gần gũi với cuộc sống, ngay trong cuộc sống. Nội dung phải xuất phát từ nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ phải được cọ xát các ý kiến khác nhau, tập, thực hành, áp dụng. Trẻ phải tham gia chủ động mới thay đổi được hành vi. HOẠT ĐỘNG 7: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 3. Phương pháp giáo dục KNS Sinh hoạt, thảo luận nhóm, cặp đôi, động não, sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huy động tối đa nghe, nhìn, vận động, … là những phương pháp tốt. VD: Trẻ học về môi trường thì cho đi du khảo, làm sạch đường phố. Trẻ học về trật tự ATGT thì cho chơi trò chơi về luật giao thông, … HOẠT ĐỘNG 8: BÍ QUYẾT ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÀNH CÔNG Những phương pháp, phẩm chất và năng lực của một hướng dẫn viên KNS tốt: a) Về phương pháp: Không diễn thuyết, nói dài, đọc chép Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi Không trả lời tay đôi với học viên mà đưa câu hỏi cho tập thể tự tìm lời đáp Không vội vàng phê phán đúng, sai như một quan tòa nhưng kiên nhẫn giúp học viên tranh luận, tự kết luận Không mớm ý cho trẻ phát biểu nhữgn ý kiến mình trông đợi Không là một hoạt náo viên ồn ào bắt trẻ hoạt động không ngừng đến nỗi không còn khoảng trống để suy nghĩ HOẠT ĐỘNG 8: BÍ QUYẾT ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÀNH CÔNG Những phương pháp, phẩm chất và năng lực của một hướng dẫn viên KNS tốt: b) Về phẩm chất, năng lực: Tin tưởng vào học viên và năng lực của họ Kiên nhẫn lắng nghe và có kĩ năng lắng nghe tốt Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kĩ năng mới Tự tin nhưng không kiêu căng Có kinh nghiệm sống, biết suy xét Tôn trọng ý kiến người khác, không áp đặt ý kiến của mình KẾT LUẬN: HÃY LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI BẠN Các kĩ năng sống mà bạn vừa học sẽ giúp bạn tự tin và ý thức hơn về giá trị của bản thân. Bạn cũng có thêm khả năng tâm lí xã hội để quản lí bản thân và giao tiếp với người khác. Bạn trở thành người lãnh đạo của chính bản thân mình và đi vào cuộc sống với thái độ chủ động. Quan trọng hơn, bạn còn có khả năng trở thành một hướng dẫn viên tốt. KẾT LUẬN: HÃY LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI BẠN MỘT SỐ THÀNH TỰU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG MANG LẠI Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm Có lối sống lành mạnh và nhận lấy trách nhiệm về sức khỏe của mình Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình Biết phân tích có phán đoán các giá trị, quy chuẩn trong truyền thông và ngoài xã hội Thành công hơn trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm Biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng Biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng con người và ý thức về giá trị bản thân. Nhạy bén đối với các vấn đề giới, tôn trọng quyền con người, biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sắn sàng giúp đỡ họ. 

File đính kèm:

  • pptkinangsong.ppt