Giới thiệu chương trình môn Tiếng Việt

Những kiến thức cơ bản về tiếng Việt được tổ chức lại theo hệ thống yêu cầu cần đạt gắn với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe của CT mới.

Kiến thức tiếng Việt không được học thành bài riêng như trong CT hiện hành mà được phân bố, lồng ghép, tích hợp trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe.

Kết nối dạy học, rèn luyện các kỹ năng với cung cấp kiến thức tiếng Việt hết sức chọn lọc dựa trên một hay một cụm ngữ liệu chung cho toàn bài học.

Kế thừa định hướng dạy học tích hợp và phân hoá đã được xác lập từ CT hiện hành nhưng phát triển hơn nữa cho phù hợp với định hướng PTNL.

 

pptx23 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu chương trình môn Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT 
Quan điểm xây dựng chương trình 
Quan điểm đối với môn học 
Lấy các kỹ năng giao tiếp làm trục chính 
Xây dựng theo hướng mở 
Vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới vừa chú trọng kế thừa và phát huy 
Mục tiêu chương trình 
Mục tiêu chương trình môn Ngữ văn nói chung: 
Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, văn bản văn học cùng với các hoạt động luyện nghe nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng. 
Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. 
www.free-powerpoint-templates-design.com 
Mục tiêu chương trình 2006: Hình thành: 
Kiến thức 
Kĩ năng 
Thái độ 
 NỘI DUNG đặt lên hàng đầu 
Mục tiêu chương trình 2018: Hình thành 
Phẩm chất và năng lực chung 
Năng lực chuyên biệt 
 PHẨM CHẤT + NĂNG LỰC 
Những điểm khác biệt cơ bản của chương trình tiếng Việt 2018 và chương trình TV 2006 
SỰ PHÁT TRIỂN, KHÁC BIỆT VỀ MỤC TIÊU 
* Tích hợp: 
Ngôn ngữ & Văn học 
Đọc, Viết, Nói và Nghe 
Kĩ năng và Kiến thức 
*Phân hoá : 
Hoạt động dạy học (cá nhân, vùng miền) 
Đánh giá 
MỚI 
“MỞ” 
TÍCH HỢP VÀ PHÂN HOÁ 
- Hệ thống chuẩn 
(yêu cầu cần đạt về 4 kĩ năng) 
Phương pháp giáo dục 
Đánh giá kết quả giáo dục 
Nhiều bộ SGK 
- Yêu cầu cần đạt 
 kiến thức NN, VH cốt lõi 
 Một số ngữ liệu bắt buộc 
 Sự khác biệt 
Tính kế thừa 
Nhiều văn bản thơ, văn xuôi được tái tuyển vào danh mục ngữ liệu dạy học CT mới 
Kế thừa CT hiện hành hệ thống kiến thức cơ bản về tiếng Việt, văn học, tập làm văn trên cơ sở lựa chọn và tổ chức lại kiến thức theo yêu cầu mới. 
Tính phát triển 
Những kiến thức cơ bản về tiếng Việt được tổ chức lại theo hệ thống yêu cầu cần đạt gắn với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe của CT mới. 
Kiến thức tiếng Việt không được học thành bài riêng như trong CT hiện hành mà được phân bố, lồng ghép, tích hợp trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe. 
Kết nối dạy học, rèn luyện các kỹ năng với cung cấp kiến thức tiếng Việt hết sức chọn lọc dựa trên một hay một cụm ngữ liệu chung cho toàn bài học. 
Kế thừa định hướng dạy học tích hợp và phân hoá đã được xác lập từ CT hiện hành nhưng phát triển hơn nữa cho phù hợp với định hướng PTNL. 
Điểm khác biệt nổi bật 
Tích hợp Kiến thức vào dạy Đọc, Viết, Nói và Nghe 
Giảm Kiến thức , sắp xếp kiến thức để giúp HS PTNL và PC 
 Kiến thức văn học chú trọng thể loại, kiểu loại. 
 Tăng tỉ lệ văn bản thông tin, bổ sung văn bản đa phương thức (kí hiệu , số liệu) 
Nội dung 
Căn cứ để xác định nội dung môn học 
Mục tiêu 
Logic của các lĩnh vực làm nền tảng cho môn Ngữ văn trong nhà trường (văn học và Việt ngữ học) 
Thành quả đã có ở CT hiện hành 
Tham chiếu CT một số nước có nền GD phát triển 
11 
Bước đầu hình thành NL chung. 
Phát triển NL ngôn ngữ ở 4 kĩ năng: Đọc, Viết, Nói và Nghe ở mức độ căn bản . 
+ Đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung thông tin chính, liên hệ, so sánh ngoài văn bản. 
+ Viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn 
+ Phát biểu rõ ràng 
+ Nghe hiểu ý kiến người nói 
Phát triển NL văn học : phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện, nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện  
NL tự chủ 
	 và tự học 
NL giao tiếp 
và hợp tác 
NL giải quyết vấn đề 
	và sáng tạo 
NL ngôn ngữ 
NL văn học 
PHÁT TRIỂN, CỤ THỂ HOÁ mục tiêu của CTGD Phổ thông tổng thể 
Nội dung 
Ở cấp Tiểu học: kiến thức tiếng Việt chủ yếu tập trung vào một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp. 
Kiến thức văn học tập trung vào một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong VB văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại. 
13 
LỚP 1: 
420T 
--- 
LỚP 2: 
350T 
--- 
LỚP 3, 4, 5 
245T 
Phân bố thời lượng 
ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 
Yêu cầu tích hợp nội môn, tích hợp liên môn và những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn), thực hiện dạy học phân hoá 
Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm; chú trọng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng đọc chép. 
Tăng cường phát huy tính tự lực của học sinh. 
Phương pháp 
PPDH ĐẶC THÙ 
PPDH dạy Đọc 
PPDH dạy Viết 
PPDH dạy Nói và Nghe 
Phương pháp 
PPDH dạy kĩ năng Đọc 
ĐỌC HÌNH THỨC: 
Nhận diện, quan sát 
Đề tài, tên 
Từ ngữ 
Câu 
Bảng biểu 
Đoạn văn 
Chi tiết, hình ảnh... 
Cấu trúc văn bản 
ĐỌC NỘI DUNG: Tổ chức cho HS tìm kiếm, phát hiện, phân tích, bước đầu suy luận để tìm ra : 
Thông điệp 
Quan điểm, tư tưởng 
Thái độ, cảm xúc 
LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI 
 Với trải nghiệm cá nhân 
Với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội... 
Với những văn bản khác cùng đề tài, chủ đề 
VẬN DỤNG, CHUYỂN HOÁ 
Niềm tin 
Hành vi ứng xử 
Phương pháp 
PPDH dạy kĩ năng Đọc : Tuỳ theo các thể loại và kiểu loại văn bản mà có những cách đọc khác nhau. 
Sử dụng đa dạng 
các loại câu hỏi để : 
Phát triển kĩ năng đọc của HS 
Dạy học phân hoá HS 
Phương pháp 
PPDH dạy kĩ năng Viết : 
Rèn luyện tư duy 
Tạo ra ý tưởng (suy nghĩ) 
Phát triển ý tưởng 
Trình bày ý tưởng sáng rõ, mạch lạc 
Tạo lập theo kiểu loại văn bản 
VB kể chuyện 
VB biểu cảm 
VB miêu tả 
VB thuyết minh 
VB nghị luận 
Chú trọng các bước tạo lập văn bản 
Mục đích, nội dung 
Tìm tư liệu 
Lập dàn ý 
Viết 
Sửa chữa 
Chia sẻ 
Phương pháp 
PPDH dạy kĩ năng Viết. 
Kĩ thuật viết : Thực hành theo mẫu 
Viết đoạn văn, bài văn : 
Quan sát mẫu 
Viết theo nhóm, Viết cá nhân 
Viết sáng tạo 
Phương pháp 
PPDH dạy kĩ năng Nói và Nghe : 
Nội dung nói 
Cách thức nói 
Thái độ nói 
Phương pháp 
Các hình thức đánh giá 
Tự đánh giá 
Đánh giá đồng đẳng 
Đánh giá từ giáo viên 
Đánh giá từ những bên liên quan, cộng đồng 
Đánh giá từ phụ huynh 
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện 
Về phương diện PP dạy học: CT mới kế thừa những PP dạy học tích cực đã và đang được thực hiện như: thuyết trình, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thực hành giao tiếp, sử dụng trò chơi, rèn luyện theo mẫu. 
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, CT đòi hỏi phải sử dụng các PP dạy học đặc thù của môn học: PP dạy đọc- PP dạy viết - PP dạy nói và nghe. 
Sự chuẩn bị của CBQL 
- Nắm vững cách thức quản lý nhà trường vận hành chương trình theo hướng mở, tạo điều kiện cho giáo viên được tự chủ và linh hoạt hơn trong việc triển khai kế hoạch dạy học. 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất 
+ Trang thiết bị dạy học 
+ Sách tham khảo có đủ mọi hình thức, kiểu loại văn bản, tranh ảnh, CD. 

File đính kèm:

  • pptxgioi_thieu_chuong_trinh_mon_tieng_viet.pptx