Giới thiệu chương trình và cấu trúc nội dung SGK Hình học 12 (CT chuẩn và CT nâng cao)

Những điều cần lưu ý:

1. Đối với cấp trung học phổ thông, hình đa diện là 1 khái niệm khó có thể đưa ra được 1 định nghĩa chính xác và thường chỉ dừng lại ở định nghĩa có tính chất mô tả trực quan như sau:

 (CT chuẩn trình bày đơn giản hơn CT nâng cao)

 CT chuẩn: Hình đa diện là hình gồm có 1 số hữu hạn các đa giác sao cho:

 - Hai đa giác phân biệt hoặc không có điểm chung, hoặc có 1 đỉnh chung, hoặc có 1 cạnh chung.

 - Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng 2 đa giác.

 Hai tính chất này của các đa giác tạo thành hình đa diện.

 

 

 

 

 

 

ppt17 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giới thiệu chương trình và cấu trúc nội dung SGK Hình học 12 (CT chuẩn và CT nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC NỘI DUNG SGKHÌNH HỌC 12(CT CHUẨN VÀ CT NÂNG CAO)Báo cáo viên: Dương Tượng Đỉnh Bộ môn Toán Trường THPT Mạc Đĩnh ChiCHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC 12 CT chuẩn: 45 tiết Chương I: khối đa diện 	(11 tiết) Chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu 	(11 tiết)• Chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian 	(17 tiết)• Ôn tập cuối năm: 6 tiếtCT nâng cao: tiết Chương I: khối đa diện	(14 tiết)• Chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu 	(11 tiết)• Chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian 	(20 tiết)• Ôn tập cuối năm: tiếtChương I :    KHỐI ĐA DIỆN(CT chuẩn: 11 tiết , CT nâng cao: 14 tiết)	CT ChuẩnSố tiếtCT nâng caoSố tiếtBài 1: Khái niệm về khối đa diện .Bài đọc thêm:Định nghĩa đa diện và khối đa diện3Bài 1: Khái niệm về khối đa diện 2Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đềuBài đọc thêm:Hình đa diện đều2Bài 2: Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện4Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện4Bài 3: Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều.Bài đọc thêm: Định lý Ơ-Le và khối đa diện đều3Bài 4: Thể tích của khối đa diện3Ôn tập chương I2Ôn tập chương I2Mục tiêu, yêu cầu chương I: Khối đa diện và thể tích• Chương này trình bày khái niệm về khối đa diện và thể tích của khối đa diện, cung cấp cho học sinh 2 công thức về thể tích của khối lăng trụ và khối chóp.• Yêu cầu đối với học sinh là: 1. Hình dung được 1 cách trực quan về khối đa diện, hình đa diện. 2. Hiểu được thế nào là phân chia 1 khối đa diện thành các khối đa diện bé hơn và lắp ghép nhiều khối đa diện thành 1 khối đa diện lớn hơn. 3. Có khái niệm về phép dời hình: phép đối xứng qua mặt phẳng, phép tịnh tiến, . Riêng CT nâng cao có thêm khái niệm về phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện đều. 4. Hiểu được khái niệm về thể tích khối đa diện. 5. Hiểu, nhớ công thức thể tích của khối lăng trụ, khối chóp và áp dụng chúng vào các bài toán tính thể tích.Những điều cần lưu ý:1. Đối với cấp trung học phổ thông, hình đa diện là 1 khái niệm khó có thể đưa ra được 1 định nghĩa chính xác và thường chỉ dừng lại ở định nghĩa có tính chất mô tả trực quan như sau: (CT chuẩn trình bày đơn giản hơn CT nâng cao) ►CT chuẩn: Hình đa diện là hình gồm có 1 số hữu hạn các đa giác sao cho: - Hai đa giác phân biệt hoặc không có điểm chung, hoặc có 1 đỉnh chung, hoặc có 1 cạnh chung. - Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng 2 đa giác. Hai tính chất này của các đa giác tạo thành hình đa diện. Sau đó đưa đến khái niệm khối đa diện: Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi 1 hình đa diện, kể cả hình đa diện đó. ►CT nâng cao: Trước tiên SGK đưa ra 1 số hình H ( mà sau này sẽ được gọi là hình đa diện) có các đặc điểm chung:Mỗi hình H gồm 1 số hữu hạn đa giác phẳng.Mỗi hình H đều phân chia không gian thành 2 phần, phần bên trong và phần bên ngoài. Hình H cùng với các điểm nằm trong H được gọi là khối đa diện ( nhưng khg phải bất kỳ hình nào gồm những đa giác phẳng cũng giới hạn ra 1 khối đa diện)(SGV CTNC trang11). Sau đó đưa đến khái niệm: Hình H gồm 1 số hữu hạn đa giác phẳng thỏa mãn 2 điều kiện: - Hai đa giác bất kỳ hoặc không có điểm chung, hoặc có 1 đỉnh chung, hoặc có 1 cạnh chung. - Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng 2 đa giác. là 1 hình đa diện.2. Để giúp học sinh hiểu rõ khái niệm 2 khối đa diện bằng nhau, SGK có giới thiệu sơ lược về phép dời hình trong không gian và khái niệm 2 hình bằng nhau trong không gian. - CT nâng cao có đưa vào phép vị tự, vì nó cũng tương tự như trong mặt phẳng. Không đi sâu vào các tính chất của phép vị tự, vì mục đích của phần này chỉ đưa ra khái niệm 2 hình đồng dạng với nhau để từ đó học sinh thấy được các khối đa diện đều cùng loại thì đồng dạng với nhau.Chương II :  MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN (CT chuẩn : 11 tiết, CT nâng cao: 11 tiết) 	CT ChuẩnST CT nâng caoSTBài 1: Khái niệm về mặt tròn xoay5Bài 1: Mặt cầu4Bài 2: Mặt cầu.4Bài 2: Khái niệm về mặt tròn xoay1Bài đọc thêm: Bạn có biết? Những vấn đề có liên quan đến kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đấtBài 3: Mặt trụ, hình trụ, khối trụ.Bài đọc thêm: Giao tuyến Elip của mặt trụ tròn xoay và mặt phẳng.2Bài 4: Mặt nón, hình nón, khối nón.Bài đọc thêm: Giao tuyến Parabol của mặt nón tròn xoay và mặt phẳng.2Ôn tập chương II2Ôn tập chương II2Mục tiêu, yêu cầu chương II: Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón Làm cho học sinh:Hiểu được định nghĩa của mặt cầu , vị trí tương đối giữa mặt cầu và mặt phẳng, giữa mặt cầu và đường thẳng, biết xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu trong 1 số trường hợp. Hiểu rõ kinh tuyến, vĩ tuyến của mặt cầu.Hiểu được định nghĩa của mặt trụ, hình trụ, khối trụ, mặt nón , hình nón, khối nón, cùng với các khái niệm có liên quan như trục, đường sinh,. Xác định được giao tuyến của các hình đó với các mặt phẳng (CT nâng cao: dưới dạng câu hỏi hoạt động). 3. Nhớ và vận dụng được công thức tính diện tích và thể tích của hình cầu, hình trụ, hình nón.Những điều cần lưu ý:1. Mặt cầu là 1 ví dụ về mặt tròn xoay. Nếu chúng ta định nghĩa mặt tròn xoay trước thì mặt cầu có thể định nghĩa là mặt tròn xoay sinh bởi 1 đường tròn khi quay quanh 1 đường thẳng chứa đường kính của nó. Tuy nhiên SGK không trình bày theo hướng đó. Định nghĩa đơn giản nhất của mặt cầu là tập hợp các điểm cách đều 1 điểm cố định, nó hoàn toàn tương tự như định nghĩa khái niệm đường tròn trong hình học phẳng ( cả 2 CT chuẩn và nâng cao đều định nghĩa như trên). Sau đó làm cho học sinh thấy rằng ngoài mặt cầu là 1 mặt tròn xoay , còn có 1 số mặt tròn xoay khác: mặt trụ, mặt nón. Khái niệm mặt tròn xoay được giới thiệu nhằm giúp học sinh hiểu thêm 1 số mặt thường gặp trong thực tế như các đồ gốm được sản xuất bằng bàn xoay, vòng xuyến,.Ta không đi sâu vào các tính chất của mặt tròn xoay.2. Trong hình học 12, các nhóm tác giả cho rằng: nên mô tả cho học sinh biết thế nào là thể tích của khối trụ tròn xoay (là giới hạn của thể tích khối lăng trụ đều nội tiếp khối trụ đó khi số cạnh đáy tăng lên vô hạn) và từ đó ta có thể suy ra ngay công thức về thể tích khối trụ mà học sinh đã biết ở lớp 9. Đối với diện tích xung quanh của khối trụ cũng thế. Hoàn toàn như vậy đối với thể tích và diện tích xung quanh của khối nón. Đối với khối cầu cũng có thể mô tả khái niệm diện tích và thể tích thông qua khái niệm “đa diện xấp xỉ ” của mặt cầu, tuy nhiên không thể suy ra các công thức như đã biết.

File đính kèm:

  • pptGIOI_THIEU_CHUONG_TRINH_VA_CAU_TRUC_NOI_DUNG_SGK_HH12.ppt