Hiện trạng quản lý rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Tính chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn công nghệ xử lý và thu hồi nguyên liệu. Ví dụ khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của rac thải, đặc biệt rác thải là thành phần hổn hợp của thành phần cháy được và thành phần không cháy được.
Tính chất sinh học ngoại trừ nhựa, cao su, thành phần hữa cơ của hầu hết rác thải đô thị có thể phân loại nhu sau:
1. Những loại chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acids và các acids hữa cơ khác;
2. Hemicellulose là sản phẩm của đường 5 carbon và đường 6 carbon;
3. Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 carbon;
4. Mỡ, dầu, sáp là những ester của rượu và acids béo mạch dài;
5. Lignin là hợp chất cao phân tử chứ các vòng thơm và các nhóm methoxyl (- OCH3);
quản lý rác tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Sơ lượt về thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lý, dân số Hồ Chí Minh là lớn nhất thành phố ở Việt Nam, có vị trí 10 ° 45'N, 106 ° 40'E trong khu vực đông nam của Việt Nam, 1.760 km về phía nam Hà Nội. Các độ cao trung bình là 19 mét trên mực nước biển. Có diện tích 2.095 km 2 (0,63% của bề mặt của Việt Nam), bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01km². Dân số hiện nay 7.123.340 (tính đến điều tra dân số ngày 01 Tháng Tư năm 2009), chiếm khoảng 8,30% dân số Việt Nam, tuy nhiên con số thực tế lớn hơn nhiều. Bao gồm 19 quận và 5 huyện. Điều kiện tự nhiên Khí hậu đặc trưng của khu vực Đông Nam Bộ, nhiệt đới gió mùa. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, lượng mưa trung bình là 1,979 mm, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27,9oC – 34oC. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI ĐÔ THỊ VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tìm hiểu chung về rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh Nguồn phát sinh rác thải: Nguồn gốc rác thải của 1 khu đô thị thay đổi dựa vào mục đích sử dụng đất và cách phân vùng. Ở thành phố Hồ Chí Minh việc phân loại theo cách sau là hợp lý nhất: Hộ gia đình; Khu thương mại (khách sạn, nhà hàng, siêu thị, chợ); Công sở ( cơ quan, trường học, trung tâm, viện nguyên cứu, bệnh viện,); Xây dựng; Khu công cộng ( nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, dường phố,); Trạm xử lý chất thải; Công nghiệp; Nông nghiệp. Trong những nguôn phát sinh kể trên, rác thải đô thị ( municipal solid waste) là tất cả các loại chất thải sinh ra từ khu đô thị trừ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Hiện trạng rác thải đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh Khối lượng rác thải đô thị của thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng đầu năm 2003 được trình bày trong bảng 1.1 và bảng 1.2 Bảng 1.1 Khối lượng rác thải đô thị của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1983 đến năm 2003 Năm Rác Xà bần Tổng lượng rác thải (tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày) 1983 181.802 498 1984 180.484 494 1985 202.925 556 1986 202.483 555 1987 198.012 542 1988 236.982 649 1989 310.214 850 1990 390.610 107 1991 4911.182 1.346 1992 424.807 1.164 191.600 525 616.407 1.689 1993 562.227 1.540 276.608 758 838.835 2.298 1994 719.889 1.972 285.529 782 1.005.418 2.755 1995 978.084 2.680 329.534 903 1.307.618 3.583 1996 1.058.448 2.900 346.857 950 1.405.345 3.850 1997 983.811 2.695 190.121 521 1.173.972 3.216 1998 939.943 2.575 246.685 676 1.186.628 3.251 1999 1.066.272 2.921 312.659 857 1.378.931 3.778 2000 1.172.958 3.214 311.005 852 1.483.963 4.066 2001 1.396.358 3.752 344.451 944 1.713.809 4.695 2002 1.568.477 4.297 385.763 1.058 1.950.595 5.443 2003 1.662.849 4.619 394.732 1.096 2.063.296 5.731 Bảng 1.2 Khối lượng rác thải đô thị ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2002 Quận/Huyện Rác sinh hoạt Xà bần Tổng cộng (tấn/năm) tấn/ngày (tấn/năm) (tấn/ngay (tấn/năm) (tấn/ngày) Quận 1 223 72.003 197 153.712 427 Quận 2 53.279 146 6076 17 59.518 165 Quận 3 68.721 188 45.595 125 114.629 318 Quận 4 144.233 395 9.301 25 153.954 428 Quận 5 44.416 122 45.587 125 90.250 251 Quận 6 81.710 334 25.765 71 107.770 299 Quận 7 69.644 163 - - 59.807 166 Quận 8 97.209 266 7.251 20 104.746 291 Quận 9 50.980 140 - - 51.120 142 Quận 10 127.834 350 89.369 245 271.798 605 Quận 11 148.699 407 28.036 77 177.219 492 Quận 12 15.071 41 23 - 15.135 42 Quận Binh Thạnh 95.548 262 7.937 22 103.796 288 Quận Gò Vấp 93.057 255 14.108 39 107.459 298 Quận Phú Nhuận 91.342 250 14.935 41 106.568 296 Quận Tân Bình 144.851 397 8.153 22 153.423 426 Quận Tân Phú MTL MTL MTL MTL MTL MTL Quận Thủ Đức 75.172 206 10.982 30 86.300 240 Quận Bình Tân MTL MTL MTL MTL 0 0 Huyện Bình Chánh 40.801 112 - - 40.913 144 Huyện Củ Chi 20.505 56 - - 20.561 57 Huyện Cần Giờ 5.840 16 - - 5.856 16 Huyện Hóc Môn 22.481 62 732 2 23.277 65 Huyện Nhà Bè 5.795 16 - - 5.811 16 Tổng cộng 1.568.477 4.297 385.763 1.058 1.959.595 16 Nguồn: Công ty môi trường đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002 (-): không có giá trị; MTL: mới thành lập. So sánh với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì TPHCM là địa phương tiên phong trong cả nước về vấn đề này, với lượng chất thải khoảng 6.800 tấn/ngày. Chưa hết, số lượng chất thải công nghiệp của TPHCM chiếm đến 50% số lượng chất thải cả nước (khoảng 1 triệu tấn). Thành phần và tính chất rác thải đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh Theo kết quả phân tích thành phần rác thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ các nguồn phát sinh khác nhau ( từ hộ gia đình, trường học, nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị,) đến trạm trung chuyển và bãi chôn lấp thấy: Rác từ hộ gia đình: chứa chủ yếu thành phần rác thực phẩm (61,0-96,6%), giấy (0-19,7%), nilong (0-36,6%) và nhựa (0-10,8%). Các thành phần khác chỉ thỉnh thoảng xuất hiện vời tỷ lệ phần trăm dao động khá lớn. Nếu tính trung bình trên số mẫu khảo sát, thành phần phần phần trăm rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ chí Minh được trình bày trong bảng 1.3. Khoảng 79% khối lượng rác thải độ thị là rác thực phẩm. Thành phần này nếu phân loại riêng có thể tái sử dụng làm phân compost. Bảng 1.3 thành phần rác thải tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh TT Thành Phần Thành phần phần trăm (%) Khoảng dao động Trung bình 01 Thực phẩm 61,0 – 96,6 79,17 02 Giấy 1,0 - 19,7 5,18 03 Carton 0 - 4,6 0,18 04 Nilon 0 - 36,6 6,84 05 Nhựa 0 – 10,8 2,05 06 Vải 0 – 14,2 0,98 07 Gỗ 0 – 7,2 0,66 08 Cao su mền 0 0 09 Cao su cứng 0 - 2,8 0,13 10 Thủy tinh 0 - 25,0 1,94 11 Sắt 0 0 12 Kim loại màu 0 – 3,3 0,36 13 Sành sứ 0 – 10,5 0,74 14 Bông băng 0 0 15 Xà bần 0 – 9,3 0,96 16 Styrofoam 0 – 1,3 0,12 17 Lon đồ hộp 0 – 10,2 1,05 Nguồn: Centema, 2002 Rác từ trường học. Chủ yếu là rác thực phẩm (23,5 – 75,8%), giấy (1,5 – 27,5%), nilon (8,5-34,4%) và nhựa (3,5-18,9%). Rác từ trường học chủ yếu từ khu vực văn phòng, lớp học sân trường và căn-tin. Trong đó, rác từ khu vực văn phòng, lớp học và ở sân trường tương đối sạch và khô. Rác từ căn tin chủ yếu là thực phẩm. Rác từ nhà hàng khách sạn chủ yếu là rác thực phẩm dao động trong khoảng 79,5-100% Rác từ chợ thay đổi tùy theo lĩnh vực hoạt động của từng chợ. Rác từ các chợ bán rau quả, thực phẩm tươi sống chứa chủ yếu là rác thực phẩm. Trong khi đó chợ vải, chợ hóa chất thành phần rác thực phẩm rất ít chỉ từ 20-35%. Bên cạnh đó chợ nằm trong khu dân cư đông đúc sẽ tiếp nhận một phần rác từ các hộ gia đình lân cận đổ vào Dự báo lượng rác thải trong tương lai: Rác thải sinh ra hàng ngày, hằng tuần, hằng giờ, hằng tháng, và thay đổi theo mùa. Tốc độ phát sinh rác thải từ các khu dân cư thường lớn nhất vào mùa giáng sinh,lễ tết. Tổng ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh dến năm 2010 sẽ là 2.308.343 tấn/năm (nguồn CENTEMA, 2003). Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh Ảnh hưởng của hoạt động giảm chất thải tại nguồn: việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện thông qua các bước thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hửu dụng của sản phẩm là dài nhất; Tái sinh, tái sử dụng; Quan điểm của quần chúng. Khối lượng rác thải sẻ giảm đáng kể nếu nhận thức và thói quen thay đổi; Luật pháp. Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hường đến tốc độ phát sinh một số loại chất thải; Vị trí địa lý; Mùa trong năm; Tần xuất thu gom; Đặc điềm của khu vực phục vụ. Hiện trạng quản lý rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh HiệnTrạng Theo công ty môi trường đô thị, năng lực thu gom 82%, tương đương 4928,2 tấn. Thu gom tại 19 quận và 5 huyện. Thu gom theo ngày và vận chuyện vào 4 bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh). Trong số này, 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nữa. Toàn bộ 6.000 tấn rác hiện hữu của thành phố được chia đều cho 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước xử lý. Bãi rác Đa Phước rộng 128 ha để tiếp nhận và xử lý rác trong 50 năm. Trong đó có 21 năm nhận rác và 29 năm còn lại tiếp tục xử lý lượng rác đã nhận để làm phân compost, sục khí phát điện, tái chế nhựa. Bãi rác Phước Hiệp: Bãi chôn lấp này có diện tích trên 22,8 ha, công suất xử lý rác trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày. Công nghệ xử lý của bãi rác này là công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai. Quản lý hoạt động thu gom rác thuộc UBND thành phố, công ty môi trường đô thị phụ trách thu gom và quản lý bãi rác. Công ty đứng ra thu phí thu gom rác (mức cụ thể theo quyết định : /2006/QĐ-UBND) Hiện nay, rác thải tại bãi rác được chôn lấp trong các ngăn sâu được lóp lớp cách ly, đã có hệ thống thu gom và xử lý nước rĩ rác, xong vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước rĩ rác của bãi chon lấp Đa Phước Nước rỉ rác tại bãi chon lấp Phước Hiệp Qui trình thu gom rác thải đô thị Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố sẽ được các hộ gia đình đổ vào các thùng đựng rác để sẵn các tuyến đường, con hẻm hoặc được bỏ vào các bọc nilon để ở các vệ đường. Sau đó được nhân viên của Công ty môi trường đô thị thu gom bằng xe đẩy tay, bắt đầu từ buổi sáng, tùy vào từng con đường và khu phố mà ấn định thời gian thu gom cụ thể. Rác tại các xe đẩy rác hoặc các thùng rác cố định ven các đường lớn được xe chở rác (có ép rác) chở vào các giờ nhất định trong ngày. Qui trình trung chuyển và vận chuyển rác thải đô thị Trạm trung chuyển và vận chuyển được sử dụng khi: Đổ chất thải không đúng nơi qui định do khoảng cách vận chuyển quá xa, Vị trí thải bỏ quá tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16,09 km), Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15m3), Khu vực phục vụ là dân cư thưa thớt, Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại. Dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện: nhà nước thực hiện toàn bộ công tác đầu tư ban đầu về thu gom tại các hộ và tại các điểm hiện trên đường phố, vận chuyển, xây dựng các trạm phân loại, tái sinh, tái chế và tái sử dụng các loại phế liệu có khả năng tái sử dụng, thu phí htu gom vận chuyển và xử lý. Chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: khi chưa xây đựng nhà máy phân loại, tái sinh và tái chế tập trung, phế liệu được đem bán toàn bộ cho các cơ sở tái sinh và tái chế tư nhân. Giai đoạn 2: nhà nước xây dựng nhà máy phân loại, tái sinh và tái chế tập thì chu trình khép kín của hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tồn trữ và phân loại Tại hộ gia đình. Trang thiết bị gồm 2 thùng chứa: 1 để phân loại chất hữu cơ, 1 để đựng phần còn lại. Trong các thùng đều có túi PE hoặc polymer có khả năng phân hủy sinh học (túi PVC), túi màu xanh nước biển (Kiến nghị) chứa rác hữu cơ, túi màu xanh lá đựng rác thải còn lại. Căn hộ nào chập hẹp thì có thể thì dùng túi PE. Khu thương mại và siêu thị. Hiện nay, tại các khu thương mại và siêu thị, nhiều loại chất thải có giá trị tái chế được các cơ sở thu mua phế liệu đến mua hàng kỳ. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn tái chế này vẫn chưa phân loại triệt để bán cho các cơ sở trên. Số lượng thùng chứa tập trung cho các nhóm thành phần rác thải dự kiến là 5 thùng gồm 01 cho chất hữu cơ, 01 cho giấy, 01 cho túi plactic và chai pet, 01 cho kim loại nói chung (lon đồ hộp, dây thép lá), 01 cho thủy tinh và 01 cho các các loại còn lại. Công sở và văn phòng làm việc. 4 thùng cho các loại rác như sau: 1 cho giấy, 1 thùng cho túi plactic và nhựa, 1 cho thủy tinh, kim loạivà 1 cho rác thực phẩm. Trường học, trung tâm và viện nguyên cứu. Đặt 3 thùng 1 cho chất hữu cơ, 1 cho giấy, túi plactic, và 1 cho các loại khác. Nhà hàng, khách sạn. 5 thùng chứa chất hữu cơ, giấy, túi platic và chai pet, lon đồ hộp và các loại khác. Nhà nước không đầu tư các thùng chứa phân loại chất thải rắn tại nguồn ở chợ, khu thương mại và siêu thị, nhà hàng, khách sạn, công sở và văn phòng làm việc. Đối với rác chợ tại thành phố Hồ Chí Minh thành phần chất thải hữu cơ chiếm số lượng cao nhất 75-95%. Vì vậy, phương thức quản lý lượng chất thải này cho hết các chợ là xử lý trực tiếp (không cần phân loại) tại bãi xử lý (chôn lấp hoặc làm phân compost). Thu gom. Tại mỗi hộ gia đình, 2 lần/tuần, xe đẩy tay màu vàng của công ty dịch vụ quận đi thu gom rác thải phân loại. Vận chuyển Sau khi thu gom tại các hộ gia đình, xe đẩy tay chở rác đến các điểm hẹn, tương tự các điểm hẹn của hệ thống cũ, và chuyển đến trạm phân loại bằng xe tải (không ép) 10m3/xe. Do khối lượng vận chuyển nhỏ nên mỗi lần vận chuyển, xe tải có thể đến nhiều điểm hẹn hơn. Trạm phân loại Căn cứ vào khối lượng rác thải tái sinh và tái chế,vị trí trạm xử lý được lựa chọn dựa vào khu vực quy hoạch có sẳn. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI NGUY HẠI VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Về cơ bản, chất thải nguy hại gồm có chất hữu cơ và vô cơ. Trong đó các hợp chất hữu cơ là chất chiếm tỷ trọng cao trong các loại chất thải nguy hại Đặc tính hóa học: chất hữu cơ bay hơi; chất hữu cơ dễ bay hơi; chất hữu cơ không bay hơi; thuốc bảo vệ thực vật và thuốc ức chế tăng trưởng (pesticide and herbicide) là những hợp chất hóa học được dùng để diệt nấm, côn trùng, loài gậm nhấm (rodent), cây cỏ, Đặc tính lý học. Là thông số quan trọng, dựa trên các tính chất này sẽ dự đoán hay xác định sự tương tác, con đường lan truyền của chúng với môi trường như thế nào. Các tính chất có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải tính hỏa tan; áp suất hơi; hệ số riêng phần. Là các hằng số thực nghiệm biểu diễn sự phân bố của 1 chất giữa 2 môi trường khác nhau. Trong quản lý chất thải nguy hại 3 hệ số riên phần quan trọng quan tâm khi xem xét 1 chất: hệ số riêng phần octanol – nước (octanol-water), hệ số riêng phần đất-nước (the soil water partition coefficient), và hệ số riêng phần hơi-lỏng (vapor liquid partition). Đinh nghĩa chất thải nguy hại: ngoài chất phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, tính độc, tính nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản than chúng hoặc khi tiếp xúc với các chất thải khác. Nguồn phát sinh Chất thải nguy hại phát sinh nhiều nguồn thải khác nhau. Chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp và rác thải y tế bệnh viện nguy hại. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thỉa chất thải có thể do vô tình hay cố ý. Nguồn pháp sinh chất thải nguy hại: Từ hoạt động công nghiệp. Ví dụ: khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là tuluen hay xylene Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại) Thương mại (quá trình nhập-xuất khẩu các hàng độc hại không đạt yều cầu cho sản xuất hay hàng quá date) Từ việc tiêu dùng dân dụng (sử dụng pin, hoạt động nguyên cứu khoa học,...) Rác thải y tế từ các ca phẫu thuật như: kim tiêm, ống chích, bông băng nhiễm bệnh phẩm, ống truyền dịch, thuốc y tế quá date Phân loại Cách phân loại: dựa vào danh sách liệt kê đính kèm theo luật Theo đặc tinh: Tính cháy. Tính phản ứng. Đặc tính độc. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐỘC HẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thu gom lưu trữ và vận chuyển chất thải nguy hại Nguyên tắc chung Thu gom đóng gói và dán nhãn chất thải nguy hại. việc thu gom, đóng gói và dán nhãn thích hợp sẽ làm giãm nguy cơ (cháy, nổ, gây độc hại) cho quá trình tiếp theo như lưu trữ, vận chuyển cũng như nhận diện chất thải để từ đó đưa ra các biện pháp ứng cứu thích hợp. Thu gom rác thải sản xuất công nghiệp. Được thực hiện bời chính các công nhân trong một nhà máy. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất và bố trí lao động mà có một phương thức vận hành khác nhau. Có thể thu gom theo từng ca, ngày hay tuần tùy thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất. Việc thu gom bởi công ty quản lý chất thải từ nhà máy đến khu xử lý sẽ tiến hành theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và chủ thu gom xử lý. Thu gom rác thải y tế nguy hại. Tương tự như rác thải sản xuất công nghiệp, tùy thuộc vào qui mô của từng bệnh viện. Đóng gói. Được thực hiện bởi chủ nguồn thải. Dán nhãn và sử dụng biển báo chất thải nguy hại. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tránh được các sự cố trong quá trình bốc dở, phân bố chất thải trong kho lưu trữ, vận chuyển và giúp cho việc lựa chọn biện pháp ứng cứu thích hợp kkhi sự cố xảy ra. Vận chuyển rác thải nguy hại. Được vận chuyển từ nơi phát sinh tới nơi thải bỏ Về nguyên tắc chung là như vậy nhưng thực tế việc quản lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh thật sự chưa hiểu quả, một số cơ sở còn thải trực tiếp rác nguy hại vào môi trường mà không thông qua một khâu xử lý nào. Một số cơ sở giấu không đi đăng kí chủ nguồn thải nguy hại với cơ quan chức năng. Hình ảnh đổ lén chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất công nghiệp Hình ảnh đổ chất thải nguy hại y tế ra ngoài môi trường Cụ thể. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết: Tính đến đầu năm 2010, toàn TP đã có 1.100 doanh nghiệp đăng ký chủ nguồn chất thải với cơ quan chức năng, lượng doanh nghiệp tìm đến các đơn vị xử lý chất thải nguy hại cũng gấp đôi so với trước. Trong khi đó, hiện nay toàn TP chỉ mới có 52 đơn vị thu gom và 7 cơ sở xử lý chất thải nguy hại của các công ty tư nhân đảm trách với công suất nhỏ (xử lý từ 500 kg - 1 tấn/ngày), quá ít so với nhu cầu. Khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở trên hiện còn nhiều hạn chế là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại đang thiếu đất để lập các bãi chôn lấp an toàn, cũng như thiếu vốn và thiếu đơn vị hậu cần để triển khai các dự án đầu tư nâng cao năng lực xử lý. Bên cạnh đó, để xử lý chất thải nguy hại, hiện nay phần lớn các cơ sở xử lý ở TP đều áp dụng các công nghệ đốt, chưng cất và hóa rắn là chính và trong quá trình xử lý cuối cùng cũng thải ra môi trường một chất thải không thể xử lý được. Giải pháp duy nhất để xử lý chất thải cuối cùng là phải chôn lấp an toàn. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng một bãi chôn lấp an toàn cho chất thải nguy hại rất cao và cũng chưa nhận được sự đồng thuận nên các cơ sở xử lý chất thải nguy hại chưa xây dựng được bãi chôn lấp an toàn theo quy định. Điển hình như Công ty Tùng Nguyên chuyên thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại KCN Lê Minh Xuân đã xin thêm đất để mở rộng nhà máy, tăng công suất xử lý từ đầu năm 2009, nhưng đến nay công ty vẫn chưa tìm được đất để làm bãi xử lý chất thải nguy hại vì không nhận được sự đồng thuận từ phía chủ đầu tư cơ sở hạ tầng; chính quyền địa phương cũng không cho phép xây dựng nhà máy xử lý chất thải do không phù hợp quy hoạch của địa phương. Tương tự, Công ty Đại Phúc đến nay tìm mỏi mắt vẫn chưa có đất đầu tư xây dựng nhà máy và bãi xử lý chất thải nguy hại. Mặc dù đơn vị đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất dù còn dư đất cho thuê, nhưng vẫn rất ngại tiếp nhận các dự án đầu tư xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Hoặc như Công ty Việt Úc chuyên thu gom chất thải nguy hại về tái chế và xử lý bằng cách đốt ở nhiệt độ cao, nhưng đã 10 năm hoạt động, đến nay công ty vẫn chưa tìm được đơn vị nào có chức năng tiếp nhận tro chất thải, công ty đành phải xây dựng kho lưu chứa an toàn và hiện đang lưu chứa hơn 100 tấn tro. Ngoài ra, hiện nhiều doanh nghiệp chuyên xử lý chất thải nguy hại cũng đang gặp khó khăn còn do thiếu vốn để đầu tư nâng công suất xử lý chất thải. Do không có bãi chôn lấp an toàn chất thải nguy hại, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã nhiều lần ph
File đính kèm:
- Chuyên đề 3 - Quản lý rác thải.doc