Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bạn đang xem nội dung Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần: 30, 31 Phê duyệt của Tổ chuyên môn Tổ trưởng: Nguyễn Thị Khuyên BÀI 29: KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tuần 30: 1 tiết + Tuần 31: 1 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). - Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thhich một số hiện tượng thực tiễn trong thực hiện nhận biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : Trang 1 - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, biểu hiện của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được khái niệm và mối quan hệ của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được tên các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được những biểu hiện, ví dụ minh họa và giải thích các vấn đề về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, video về sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập bài 29: KHÁI QUÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 1. Học sinh: - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát video về sự biến đổi của cây) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là quan sát video về sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. c) Sản phẩm: Trang 2 - Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL, có thể: muốn tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. - Chiếu video sự lớn lên của cây hoa hướng dương. - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Nếu một các thể sinh vật sinh ra không lớn lên, không có sự thay đổi gì thì chuyện gì sẽ xảy ra? Để trả lời câu hỏi này và của các em một Trang 3 cách đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. a) Mục tiêu: - Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. - Kể tên một số ví dụ về sinh trưởng, phát triển. - Nêu được ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. b) Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi sau: H1. Hoàn thành bảng tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. H2. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng, phát triển ở cây hoa hướng dương và con gà. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển? - HS hoạt động cá nhân quan sát cho biết các biểu hiện của sinh vật trong bảng 29.1 là sinh trưởng hay phát triển. GV nêu câu hỏi suy luận: Vậy mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là gì? Ví dụ minh họa? c) Sản phẩm: - HS nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển và ví dụ. - HS nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. Ví dụ . d) Tổ chức thực hiện: Trang 4 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm sinh trưởng, phát - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, tìm hiểu triển và mối quan hệ giữa sinh thông tin về sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ trưởng, phát triển ở sinh vật. giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. - Sinh trưởng ở sinh vật là quá - GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập. Yêu cầu trình tăng về kích thước, khối HS hoạt động nhóm nghiên cứu SGK sau đó thảo lượng của cơ thể do tăng số luận và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. lượng và kích thước của tế bào, - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành làm cơ thể lớn lên. bảng 29.1 SGK sau khi hoạt động cá nhân xong. Ví dụ: Sự tăng chiều cao và GV nêu câu hỏi suy luận: Vậy mối quan hệ giữa đường kính thân cây. sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là gì? Ví dụ - Phát triển ở sinh vật là quá minh họa? trình biến đổi tạo nên các tế bào, *Thực hiện nhiệm vụ học tập mô, cơ quan và hình thành chức HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi năng mới ở các giai đoạn. chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập bước 1. Ví dụ: sự ra lá, ra rễ, nảy chồi, ra *Báo cáo kết quả và thảo luận hoa, kết trái; trứng nở ra gà con, GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một gà đẻ trứng... nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Sinh trưởng và phát triển có *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ liên quan mật thiết với nhau, nối - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. tiếp, xen kẽ nhau. Sinh trưởng là - Giáo viên nhận xét, đánh giá. cơ sở cho phát triển. Phát triển - GV nhận xét và chốt nội dung. làm thay đổi và thúc đẩy sinh - GV lưu ý với HS: Các giai đoạn sinh trưởng và trưởng. phát triển không phải giống nhau ở mọi loài, những giai đoạn sinh trưởng, phát triển là đặc trưng cho loài. GV có thể lấy các ví dụ về vòng Trang 5 đời của con châu chấu, vòng đời của con người để HS so sánh. Hoạt động 2.2: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật a) Mục tiêu: - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng) - Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). b) Nội dung: - HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi sau: H3. Nếu động vật không được cung cấp thức ăn, còn thực vật không được cung cấp chất khoáng thì cơ thể thực vật và động vật sẽ như thế nào? H4. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào nên nước ảnh hưởng đến các quá trình phân chia và dãn dài của tế bào thực vật. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật? H5. Quan sát hình sau, dựa vào đường cong của đồ thị trong hình để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi? H6. Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triẻn của thực vật và động vật? c) Sản phẩm: Trang 6 - HS hoạt động nhóm trả lời được lần lượt các câu hỏi: H3. -Đối với động vật: Khi thiếu các chất dinh dưỡng, sẽ thiếu nguyên liệu để kiến tạo cơ thể và sinh năng lượng. Do đó, động vật chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém. - Đối với thực vật: Khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitrogen sẽ không có nguyên liệu để kiến tạo tế bào và sinh năng lượng, từ đó làm cho sự sinh trưởng của thực vật bị ức chế, thậm chí bị chết. - Khi quá thừa dinh dưỡng, sinh vật sẽ không sử dụng hết cho sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên cơ thể sẽ sinh trưởng và phát triển không bình thường. H4. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết. Do nước là nguyên liệu cấu tạo tế bào và tham gia vào quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể, do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. H5. 1.Đường cong trong hình cho thấy khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triẻn của cá rô phi, thậm chí gây chết (B). 2.Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30 độ C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với nhiệt độ cực thuận đều làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết. (B). H6. -Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của thực vật thông qua quá trình quang hợp và gián tiếp ảnh hưởng đến chu kì thời gian, từ đó tác động đến thời gian ra hoa và phát sinh hình thái của thực vật. -Vai trò của ánh sáng đối với động vật: ánh sáng gián tiếp ảnh hưởng đến sự hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác dộng đến sự sinh trưởng của cơ thể. Ánh sáng mặt trời làm tăng nhiệt độ môi trường, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật do sự thay đổi thân nhiệt của chúng. d) Tổ chức thực hiện: Trang 7 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động đến sinh trưởng và phát triển ở sinh nhóm trả lời phiếu học tập số 2. Sau đó vật rút ra từng kết luận cho từng phần. -Sự sinh trưởng và phát triển của sinh *Thực hiện nhiệm vụ học tập vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố HS thực hiện theo yêu cầu của giáo như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh viên. sáng, nước, dinh dưỡng....Các nhân tố *Báo cáo kết quả và thảo luận này có tác động tổng hợp lên sự sinh GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình trưởng và phát triển của sinh vật. bày ý kiến cá nhân. 1. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng: *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh vụ dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. trưởng và phát triển của sinh vật qua - Giáo viên nhận xét, đánh giá. các giai đoạn. - GV nhận xét và chốt nội dung. - Ở động vật, nếu thiếu các chất dinh - GV hỏi câu hỏi mở rộng: Hãy kể dưỡng, đặc biệt là protein, động vật sẽ một số biện pháp điều khiển sinh chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém. trưởng và phát triển ở động vật và - Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố thực vật mà em biết? khoáng, đặc biệt là nitrogen, quá trình - GV mở rộng kiến thức: sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có Ứng dụng sinh trưởng và phát triển thể bị chết. trong 2. Ảnh hưởng của nước + Trồng trọt: sử dụng chất kích thích - Nước cần cho các sinh vật sinh giúp cây quất ra hoa và tạo quả nhanh trưởng và phát triển. Thiếu nước, các hơn, chất kích thích sinh trưởng khi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển bón cho cây làm cho tế bào dài ra chậm hoặc bị chết. nhanh hơn cây lớn nhanh, chất ức chế 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ Trang 8 được sử dụng trong bảo quản nông - Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát sản... triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi + Chăn nuôi như: Cho vật nuôi ăn trường thích hợp. Nhiêt độ quá cao uống đầy đủ. Vệ sinh chuồng trại sạch hoặc quá thấp có thể làm chậm quá sẽ, vệ sinh cho vật nuôi đảm bảo ấm trình sinh trưởng và phát triển của vào mùa đông, mát vào mùa hè. Sử sinh vật hoặc làm chết sinh vật. dụng chất kích thích tăng trưởng đúng 4. Ảnh hưởng của ánh sáng thời điểm và liều lượng. - Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến + Phòng trừ sinh vật gây hại: Dựa vào sinh trưởng và phát triển của thực vật hiểu biết về các giai đoạn trong quá thông qua quá trình quang hợp và gián trình sinh trưởng và phát triển của tiếp ảnh hưởng đến chu kì thời gian, muỗi và bướm để phòng trừ sinh vật từ đó tác động đến thời gian ra hoa và gây hại như: phát sinh hình thái của thực vật. *Diệt muỗi ở giai đoạn trứng là hiệu - Vai trò của ánh sáng đối với động quả nhất vì có thể diệt được số lượng vật: ánh sáng gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều nhất: Giữ môi trường sống sạch sự hấp thụ calcium để hình thành sẽ, khô thoáng. Không sử dụng các xương, từ đó tác dộng đến sự sinh dụng cụ chứa nước đọng. Sử dụng các trưởng của cơ thể. Ánh sáng mặt trời thiết bị bắt muỗi hiện đại và phun làm tăng nhiệt độ môi trường, từ đó thuốc diệt muỗi. gián tiếp ảnh hưởng tới sinh trưởng và *Diệt sâu bướm: dùng đèn bẫy, dùng phát triển của sinh vật do sự thay đổi thuốc trừ sâu để sâu không phát triển thân nhiệt của chúng. thành bướm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS trả lời các câu hỏi của GV: Trang 9 Câu 1: Phân biệt sinh trưởng và phát triển Dấu hiệu phân biệt Đúng hay Sai Hiện tượng người trưởng thành tăng Đúng/Sai chế độ ăn và béo lên, tăng kích thước bụng là sinh trưởng Cá trắm trong ao thiếu chăm sóc nên Đúng/Sai chỉ dài ra mà to chậm là sinh trưởng Hạt đậu nảy mầm thành cây non gọi là Đúng/Sai sinh trưởng Cây ngô ra hoa gọi là phát triển Đúng/Sai Câu 2. HS vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học hôm nay. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. - HS trả lời cá nhân theo câu hỏi của GV đưa ra. Câu 1:Phân biệt sinh trưởng và phát triển: 1.Đúng 2.Đúng 3.Sai 4.Đúng d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. GV trình chiếu một số câu hỏi yêu cầu HS nghiên cứu trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Trang 10
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_bai.docx