Kết cấu một bài Nghiên cứu khoa học

lII. HƯỚNG DẪN SẮP XẾP DANH MỤC TLTK

1.TLTK là gì ? :

 TLTK là những sách, ấn phẩm, tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào công trình và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó trong bài NCKH.

 

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kết cấu một bài Nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Có 03 nội dungI. Kết cấu một bài Nghiên cứu khoa học (NCKH)II. Hướng dẫn sắp xếp Tài liệu tham khảo (TLTK) trong bài NCKHIII. Sử dụng ghi chú, cước chú trong bài NCKHI. Kết cấu bài NCKHNgoài Mục lục, TLTK, một bài NCKH thường có 03 phần:03 phần chính của bài NCKHA. MỞ ĐẦUB. NỘI DUNGC. KẾT LUẬNA. MỞ ĐẦUA. MỞ ĐẦU (4 - 5 trang)1. Lí do chọn đề tài2. Lịch sử vấn đề3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứu5. Đóng góp của bài nghiên cứu6. Cấu trúc bài nghiên cứuA. MỞ ĐẦULý do chọn đề tài(VD: Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật đến hành trình sáng tạo)Tính khách quan của vấn đềThơ TD là một thách đố cần giải mã, mọi câu trả lời về thế giới nghệ thuật TD vẫn ở phía trước.Tính thời sự, thực tiễn của vấn đềMuốn hiểu đúng TD, người đọc phải tự trang bị cho mình hệ kiến thức mới, đòi hỏi hệ lí thuyết nghiên cứu và tiếp nhận mới.Sự quan tâm/yêu thích của cá nhân đối với vấn đề- Tìm hiểu thơ TD hứa hẹn những trải nghiệm thú vị và sâu sắcA. MỞ ĐẦU2. Lịch sử vấn đề (Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật đến hành trình sáng tạo)Trình bày theo trình tự thời gianLịch sử của cái đọc – hiểu TD trải qua 3 chặng: 1958 -1988;1989 – 1995; 1995 - nayTổng hợp những kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu2 xu hướng: Phủ nhận thơ TD; Khẳng định cách tân và đóng góp của nhà thơ.Những kết luận còn bỏ ngỏ, chờ ta giải đáp/Tìm hiểu trong bài NCKHSự phân hoá này chứng tỏ thơ T.D buộc người ta phải đưa ra chủ kiến nghiên cứu quan niệm và hành trình sáng tạoA. MỞ ĐẦU3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứuThơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật đến hành trình sáng tạoChọn đúng đối tượng- Thơ TDKhoanh vùng phạm viCổng tỉnh, Mùa sạch, Trần Dần thơ và cuốn Trần Dần ghi, 1954-1960 (các tp đã xuất bản)Không thừa, không thiếuB. NỘI DUNGB. NỘI DUNG (35 – 45 trang)(Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật đến hành trình sáng tạo)Chương I: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN: SỰ HÌNH THÀNH, VẬNĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI1.1. TD – sơ lược về tiểu sử và con người1.1.1. Sơ lược về tiểu sử1.1.1.1. Từ nhiệt huyết dấn thân đến vị thế của kẻ ngoài lề (1926 – 1960)Chương II: CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN VÀ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC TRONG THƠ TRẦN DẦN2.1. Cái tôi trữ tình đa diện2.2. Biểu tượng trong thơ TD2.2.1.Chương III:HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT3.1.Làm mới ngôn ngữ hay tái sinh, tái tạo tiếng Việt3.1.1.3.1.1.1.B. NỘI DUNGLưu ý Tên chương không trùng với tên đề tài; Tên tiểu mục không trùng tên chương Tường minh hóa tên chương/ mục/tiểu mụcNội dung các mục/tiểu mục không bị lẫn vào nhauDung lượng các chương tương đối cân bằng	C. KẾT LUẬNC. KẾT LUẬN (3 – 4 trang)- Tổng hợp những luận điểm (mới) mà bài NCKH có đượcĐề xuất một số hướng nghiên cứu khả thi mà đề tài có thể tiếp tục triển khaiKhông đưa ra những kết luận mà bài NCKHchưa chứng minh, nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tàiII. HƯỚNG DẪN SẮP XẾP DANH MỤC TLTK1. TLTK là gì2. Qui định chung (Xem cụ thể ở bản hướng dẫn của Đoàn trường)3. Ví dụ4. Một số lưu ýII. HƯỚNG DẪN SẮP XẾP DANH MỤC TLTK1.TLTK là gì ? : TLTK là những sách, ấn phẩm, tạp chí đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào công trình và phải được chỉ rõ việc sử dụng đó trong bài NCKH. II. HƯỚNG DẪN SẮP XẾP DANH MỤC TLTKHiển thị một TLTK(Công thức tổng quát)Tên tác giả/Cơ quanLại Nguyên Ân(Năm xuất bản),(1984), Tên TLTK,Văn học và phê bình,Nxb., Nơi Xb.Nxb Tác phẩm mới,Hà Nội.3. Một số ví dụ:Tiếng Việt:1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.2. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Hà Nội: Nxb Văn học.3. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lí thuyết: văn chương và cảm nghĩ thông thường, Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.4.Trương Đăng Dung (2005), ‘Những giới hạn của phê bình văn học’, Tạp chí Văn học nước ngoài (3), tr.181- 188. 5.Đỗ Lai Thúy (2004), ‘Phê bình thi pháp học như là sự thay đổi hệ hình’ trong Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, H: Nxb Giáo dục 2006.tr 104 - 112.6. Viện Văn học (2007), Lí luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập II, H: Nxb Giáo dục.4. Một số lưu ý4.1. TLTK có thể phân chia thành các tiểu mục nhỏ nhằm cho biết nội dung/thể loại cụ thể của TLTK đó. Các tiểu mục đó có thể là: Triết học; Các công trình nghiên cứu; Phỏng vấn; Các luận án; Các bài báo.TLTK của Đề tài: “Ý thức phái tính như một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây (Khảo sát tác phẩm của Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly)”Tác phẩm của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư1. Vi Thuỳ Linh (1999), Khát, Nxb Thanh niên, Hà Nội.2. Vi Thuỳ Linh (2001), Linh, Nxb Thanh niên, Hà Nội.3. Ly Hoàng Ly (1999), Cỏ trắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.4. Ly Hoàng Ly (2005), Lô lô, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.5. Phan Huyền Thư (2002), Nằm nghiêng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.6. Phan Huyền Thư (2005), Rỗng ngực, Nxb Văn học, Hà Nội.Phê bình về Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư7. Văn Cầm Hải (2002), ‘Phan Huyền Thư, cây huyền cầm đau vùng sao sáng’, Tạp chí Sông Hương, (162) 8. Đào Duy Hiệp (2003), ‘Lao động và nỗi buồn trong tập thơ Nằm nghiêng của Phan Huyền Thư’, Phụ san Thơ, (6).	Các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến phái tính9. Samuel Enoch Stumpf & Donald C. Abel (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Lưu Văn Hy (biên dịch), Nxb Tổng hợp, Tp HCM.10. Tú Ân (2000), ‘Văn tự và phái tính’, Tạp chí Việt, (04). 	Phỏng vấn11. Lê Đạt, ‘Tính dục đơn thuần chỉ ở cấp thấp!’, Vietnamnet, 	 21/5/2006 4.2. TLTK là các bài lấy từ internetTuân theo qui định chungCần trích dẫn rõ toàn bộ đường link. Trong trường hợp không có đường link thì phải ghi rõ tên website và ngày giờ/năm tháng đăng bài.VD: Nguyễn Hưng Quốc, ‘Chủ nghĩa h (ậu h) iện đại và văn học Việt Nam’ễn Hưng Quốc, ‘Đổi mới như một phiêu lưu’ ễn Hưng Quốc, ‘Viết như một cách tự họa’, Huyền Thư, ‘Tôi sẽ nói bằng giọng của chính mình’,  09/05/2003III. Về Trích dẫn TLTK và các ghi chú, cước chú trong bài NCKH1. Trích dẫn TLTK: ‘’ [a; b]‘’: câu trích dẫna: số thứ tự TLTK trong danh mục TLTKb: số trang của TLTK đó (nếu có)VD: Bùi Vĩnh Phúc viết: “Câu hỏi về thiên thu thật ra là câu hỏi về đời sống. Anh nghĩ về thiên thu ra sao thì đời sống anh sẽ phản ánh rõ rệt điều đó như vậy trong cuộc làm người của anh” [61; 86]. 2. Về cước chú/ghi chúCước chú/ghi chú nhằm để giải thích, làm rõ nghĩa, bổ sung mở rộng phạm vi vấn đề đang được bàn tới.Tạo cước chú, ghi chú bằng cách sử dụng lệnh ‘reference’ [footnotes] trong word.Các cước chú, ghi chú không nhất thiết phải lấy từ hoặc nằm trong TLTK.Ví dụ:	Những bài điểm sách của Đào Trung Đạo dẫn dắt độc giả bởi sự chân thành và tin cậy [1]. Khả năng bao quát tác phẩm và vốn đọc rộng hiểu nhiều của ông làm hé lộ bức tranh văn học thế giới đương đại. [1] Chúng tôi chỉ đơn cử những bài điểm sách mà cuốn sách đó được chuyển sang Việt ngữ. Nhân tiện, nhắc đến các nhà văn gốc Việt viết bằng ngoại ngữ mà Đào Trung Đạo rất quan tâm. Thực tế, việc điểm sách của Đào Trung Đạo hướng đến độc giả biết tiếng Anh nhiều hơn. Một trong những thử nghiệm đầu tiên, Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên, 2009), đã lâm vào tình thế bị chất vấn về quốc tịch của nhân vật, bị nghi ngờ lai căng văn hóa, cho thấy tập quán tiếp nhận truyền thống không mấy thiện cảm và cởi mở trước cái mới/sự làm mới kiểu nhân vật, trở thành nguyên nhân gây ra sự phân hóa mạnh mẽ trong khán giả [[i]] [i] Theo Hải Ninh thì Chơi vơi có nhiều ý kiến khác nhau: ý kiến của người xem bình thường thì cho rằng phim khó xem, câu chuyện không rõ, các tuyến nhân vật lỏng lẻo, bảng lảng, không hiểu tác giả muốn nói gì. Những người biết chút ít nghề nghiệp thì cho rằng phim không có cốt truyện, không kịch tính, cáo trào, mạch phim không rõ. Còn có những ý kiến nặng nề phim không rõ quốc tịch, nhân vật không rõ nguồn gốc văn hóa, một thứ văn hóa lai và có cảm giác đang xem một bộ phim Việt kiều, lạ lùng xen lẫn sự ngây ngô [Xem thêm Hải Ninh (2010), ‘Điện ảnh Việt Nam đang lên men’, Thế giới điện ảnh, (1+2)]

File đính kèm:

  • pptnghien_cuu_khoa_hoc.ppt