Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 12 THPT năm 2012 - 2013 môn: Sinh Học
- ADN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các Nu: A, T, G, X
- Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp các Nu, tạo nên vô số các phân tử ADN khác nhau
- Đó là cơ sở tạo tính đa dạng của sinh giới
- Vì vậy, mỗi loài sinh vật có hệ gen lớn và mang những đặc điểm, kích thước khác nhau
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO YÊN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG LỚP 12 THPT NĂM 2012-2013 MÔN : SINH HỌC Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án này gồm có 07 câu - 04 trang I. Đáp án chi tiết. Câu Đáp án Điểm chi tiết Tổng câu 1. - ADN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các Nu: A, T, G, X - Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp các Nu, tạo nên vô số các phân tử ADN khác nhau - Đó là cơ sở tạo tính đa dạng của sinh giới - Vì vậy, mỗi loài sinh vật có hệ gen lớn và mang những đặc điểm, kích thước khác nhau 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 2. - Vì hệ gen của ếch đã được lập trình để đến cuối giai đoạn nòng nọc, các lizôxôm ở các tế bào đuôi ếch tự phá vỡ để tiêu huỷ đuôi ếch - Lizôxôm có khả năng tiêu huỷ đuôi ếch vì nó chứa các enzim thuỷ phân, khi được giải phóng nó sẽ phân huỷ các cấu trúc của tế bào đuôi ếch nên cái đuôi ếch biến mất từ từ. 0.5 0.5 1.0 3. - Để gây đột biến hiệu quả cần xử lý cônsixin vào pha G2 (hoặc thí sinh có thể nói là “cuối pha G2”) của chu kỳ tế bào. - Bởi vì: + ở G2, nhiễm sắc thể của tế bào đã nhân đôi. Cơ chế tác động của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, từ đó hình thành nên thoi phân bào (thoi vô sắc). + Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ pha G2 (trước pha phân bào – M). + Do vậy, xử lý cônsixin lúc này sẽ có tác dụng ức chế hình thành thoi phân bào mạnh → Hiệu quả tạo đột biến đa bội thể sẽ cao. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 4. Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: + Pha tiềm phát (pha lag): số lượng tế bào hầu như không tăng (tăng ít); vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các enzym và bước đầu tổng hợp ADN chuẩn bị cho sự phân bào. + Pha lũy thừa (pha log, pha tăng trưởng hàm số mũ): vi khuẩn phân chia mạnh và số lượng tế bào tăng theo hàm số mũ. + Pha cân bằng (pha ổn định): tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn ổn định, số tế bào chết và tế bào mới sinh ra cân bằng. + Pha tử vong (pha suy giảm): số tế bào chết vượt số tế bào mới sinh ra, vì vậy số lượng tế bào giảm. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 5. Số lần phân chia là: = 8 lần Số tế bào nấm men thu được là: N = N0 x 2n N = N0 x 28 = 384.104 Số tế bào nấm mem ban đầu là: N0 = = 1,5.104 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 6. HIV là hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người: Do nhiễm HIV, loại VR có khả năng phá huỷ các tế bào của hệ thống miễn dịch Limphô T – CD4 - Sau từ 1-10 năm: số lượng Limphô T-CD4 giảm dần - Khi đó các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư, mất trí, sốt kéo dài, sút cân ® chết 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 7. a.Phương trình tổng quát của quang hợp: 6CO2 + 6H2O +674 kcal as+dl 6C6H12O6 + 6O2 b.Các thành phần tham gia và vai trò của chúng: 4 thành phần cơ bản -Ánh sáng:cung cấp năng lượng, Hệ sắc tố quang hợp:hấp thu & chuyển hóa năng lượng. -CO2 là nguồn cácbon để cung cấp chất hữu cơ, -H2O vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của quá trình. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 8. Hiện tượng xuất hiện các giọt nước ứ ra từ mép lá trong thí nghiệm trên là hiện tượng ứ giọt . Vì không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà ,nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá. 0.5 0.5 1.0 9. - Trong dải bức xạ mặt trời có một vùng ánh sáng chúng ta nhìn thấy đó là ánh sáng trắng . - Khi ánh sáng trắng chiếu qua lá ,cây hấp thụ vùng đỏ và vùng xanh tím,để lại hoàn toàn vùng lục , - Vì vậy khi nhìn vào lá cây chúng ta thấy lá cây có màu xanh lục . - Khi chiếu ánh sáng đỏ đơn sắc vào lá cây thì lá cây có màu xanh lục (điều kiện chiếu sáng ban ngày),hoặc màu đen (điều kiện chiếu sáng ban đêm) 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 10. - Từ tế bào của cơ thể mẹ trải qua giảm phânà nguyên phân,chuyên hóa à cơ thể mới.. - Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa không hoàn toàn giống nhau,do cơ thể mẹ có khả năng tạo ra 2n loại trứng khác nhau. 0.5 0.5 1.0 11. - Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan - Lượng máu giảm, vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ. - Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau, suy tim nên huyết áp giảm - Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 12. - ở người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất nhày này có bản chất là glicôprôtêin và mucôpolysaccarit . Do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. - Lớp chất nhày nêu trên có hai loại: + Loại hoà tan: có tác dụng trung hoà một phần pepsin và HCl. + Loại không hoà tan: tạo thành một lớp dày 1-1,5 mm bao phủ toàn bộ lớp thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+ → tạo thành "hàng rào" ngăn tác động của pepsin-HCl. -ở người bình thường, sự tiết chất nhày cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, => Nên protêin trong dạ dày không bị phân huỷ (dạ dày được bảo vệ). 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 13. Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là vì A = T, G= X nên ta có Trên mạch bổ sung còn lại có => Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 14. a, Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường: - Số nuclêôtit của từng gen là: NA = Na = = 2400 - Xét gen A: - Xét gen a: b, Số nuclêôtit từng loại trong mỗi loại giao tử được hình thành sau đột biến là: - Số loại giao tử sau đột biến là: + giao tử đột biến chứa Aa + giao tử đột biến không chứa alen nào của cặp gen. - Số lượng từng loại nuclêôtit trong giao tử sau đột biến: + giao tử đột biến chứa Aa: + giao tử đột biến không chứa alen nào của cặp gen. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 15. a. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 23 = 56 tế bào. Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào. b. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 16. + Quy luật Di truyền độc lập.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt. + Quy luật Di truyền liên cả 2 bên đều hoán vị với tần số hoán vị = 50%.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt. + Quy luật Di truyền tương tác bổ trợ.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt. + Quy luật Di truyền liên kết,một bên có tần số HV gen= 12,5%,bên còn lại không hoán vị.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 17. Ở ruồi giấm P. XDXd x XDY F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng XdY chiếm tỉ lệ 4,375% = 0,04375 => = 0,175= 0.35 x 0.5 ( vì ở ruồi giấm HVG chỉ xảy ra ở giới cái) F= (0,5 - 0,35) x 2 = 0.3 = 30% 0.25 0.5 0.25 1.0 18. Thể ba nhiễm: Thể tam bội hoặc hoặc 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 19. Nếu rối loạn phân bào I, hoặc II sẽ cho các giao tử có thành phần gen gồm 1 alen, hoặc 2 alen, hoặc 3 alen, hoặc 4 alen trên. HS viết chi tiết các loại giao tử 0.5 0.5 1.0 20. Thí nghiệm để chứng minh hô hấp ở thực vật nhả CO2 -Thí nghiệm theo hình 12.1A – SGK SH 11 THPT -Nhận xét vì sao nước vôi trong ống nghiệm bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động -Nhận xét khí tạo ra trong thí nghiệm hô hấp.Rút ra kết luận chung và kết quả của quá trình hô hấp có tạo ra khí CO2 5.0 0.25 0.25 1.0 II. Hướng dẫn chấm: 1. Thí sinh có thể giải theo cách khác mà cho kết quả đúng vẫn được điểm tối đa. 2. Nếu thí sinh làm đúng phần cách giải nhưng kết quả sai thì cho 50% số điểm của phần đó. Nếu cách giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm phần đó. .Hết.
File đính kèm:
- HDC HSG SINH HOC.doc