Kiểm tra trắc nghiệm THPT môn thi: Sinh học - Không phân ban - Mã đề thi 531

Câu 1:Chiều hướng tiến hoá cơbản nhất của sinh giới là

A. ngày càng hoàn thiện. B. thích nghi ngày càng hợp lý.

C. ngày càng đa dạng. D. tổchức ngày càng cao.

Câu 2: Đểkích thích tếbào lai phát triển thành cây lai người ta dùng

A. các xung điện cao áp. B. môi trường nuôi dưỡng chọn lọc.

C. vi rút xenđê. D. hoóc môn thích hợp.

Câu 3:Cơchếphát sinh đột biến sốlượng nhiễm sắc thểlà:

A. Quá trìnhtựnhân đôi nhiễm sắc thểbịrối loạn.

B. Cấu trúc nhiễm sắc thểbịphá vỡ.

C. Quá trìnhtiếp hợp vàtrao đổi chéocủa nhiễm sắc thểbịrối loạn.

D. Sựphân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ởkỳsau của quá trình phân bào.

pdf4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kiểm tra trắc nghiệm THPT môn thi: Sinh học - Không phân ban - Mã đề thi 531, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
(Đề thi có 04 trang) 
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM THPT 
Môn thi: Sinh học - Không Phân ban 
Thời gian làm bài: 60 phút 
Số câu trắc nghiệm: 40 
 Mã đề thi 531 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................. 
Câu 1: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là 
A. ngày càng hoàn thiện. B. thích nghi ngày càng hợp lý. 
C. ngày càng đa dạng. D. tổ chức ngày càng cao. 
Câu 2: Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta dùng 
A. các xung điện cao áp. B. môi trường nuôi dưỡng chọn lọc. 
C. vi rút xenđê. D. hoóc môn thích hợp. 
Câu 3: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: 
A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
B. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ. 
C. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
D. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. 
Câu 4: Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hoá 
học vì 
A. các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ. 
B. thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị 
các vi khuẩn phân huỷ ngay. 
C. không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. 
D. không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp. 
Câu 5: Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là: 
A. 36. B. 25. C. 48. D. 27. 
Câu 6: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 
chiếc được gọi là 
A. thể đa nhiễm. B. thể đa bội. C. thể tam nhiễm. D. thể tam bội. 
Câu 7: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? 
A. Kiểu gen của cơ thể. B. Thời kỳ sinh trưởng. 
C. Thời kỳ phát triển. D. Điều kiện môi trường. 
Câu 8: Đột biến gen là những biến đổi 
A. kiểu gen của cơ thể do lai giống. 
B. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. 
C. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. 
D. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. 
Câu 9: Mỗi tổ chức sống là một "hệ mở" vì 
A. có sự tích lũy ngày càng nhiều các hợp chất phức tạp. 
B. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất vô cơ. 
C. thường xuyên có sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường. 
D. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất hữu cơ. 
Câu 10: Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh 
bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là: 
A. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. 
B. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA. 
C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. 
D. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA. 
Trang 1/ - Mã đề thi 531 4
Câu 11: Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người ta sử dụng enzim 
A. restrictaza. B. reparaza. C. ligaza. D. pôlymeraza. 
Câu 12: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là 
A. ADN và ARN. B. ARN và prôtêin. 
C. ADN và prôtêin. D. axit nuclêic và prôtêin. 
Câu 13: Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách 
A. lai xa kèm theo đa bội hoá. B. gây đột biến nhân tạo bằng 5-brôm uraxin. 
C. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ. D. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin. 
Câu 14: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên kết 
hyđrô so với gen ban đầu? 
A. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô. 
B. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. 
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit. 
D. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. 
Câu 15: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả 
A. tăng cường độ biểu hiện tính trạng. B. giảm cường độ biểu hiện tính trạng. 
C. mất khả năng sinh sản của sinh vật. D. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật. 
Câu 16: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng 
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. 
B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. 
C. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. 
D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly. 
Câu 17: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do 
A. lai khác loài, khác chi. B. lai khác dòng. 
C. tự thụ phấn, giao phối cận huyết. D. lai khác giống, lai khác thứ. 
Câu 18: Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng 
A. hạt khô và bào tử. B. hạt nẩy mầm và vi sinh vật. 
C. vi sinh vật, hạt phấn, bào tử. D. hạt phấn và hạt nảy mầm. 
Câu 19: Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây 
A. kích thích nhưng không ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. 
B. ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. 
C. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. 
D. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. 
Câu 20: Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin thứ 350 bị 
thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là: 
A. Mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. 
B. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350. 
C. Thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. 
D. Đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. 
Câu 21: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm mục đích xác định tác động của 
môi trường 
A. đối với các kiểu gen giống nhau. B. lên sự hình thành tính trạng. 
C. đối với các kiểu gen khác nhau. D. đối với một kiểu gen. 
Câu 22: Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỷ 
lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là: 
A. 0,5% ; 0,5%. B. 50%; 25%. C. 0,75%; 0,25%. D. 75%; 25%. 
Câu 23: Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 nhiễm sắc thể là 
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn trên 1 nhiễm sắc thể. 
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể. 
C. mất đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
D. đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. 
Câu 24: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là 
A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. thực khuẩn thể và plasmit. 
C. plasmit và nấm men. D. plasmit và vi khuẩn. 
Trang 2/ - Mã đề thi 531 4
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là thường biến? 
A. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng. 
B. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. 
C. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài. 
D. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng. 
Câu 26: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây 
nên là bệnh 
A. Đao. B. hồng cầu hình liềm. 
C. tiểu đường. D. máu khó đông. 
Câu 27: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy 
tổng hợp là 
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối. 
B. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. 
C. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. 
D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối. 
Câu 28: Thể đa bội thường gặp ở 
A. thực vật và động vật. B. thực vật. 
C. vi sinh vật. D. động vật bậc cao. 
Câu 29: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người? 
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Gây đột biến và lai tạo. 
C. Nghiên cứu tế bào. D. Nghiên cứu phả hệ. 
Câu 30: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận 
huyết nhằm mục đích 
A. tạo ưu thế lai. B. tạo dòng thuần. C. cải tiến giống. D. tạo giống mới. 
Câu 31: Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến 
A. gen. B. tiền phôi. C. xôma. D. giao tử. 
Câu 32: Ở người, một số đột biến trội gây nên 
A. tay 6 ngón, ngón tay ngắn. B. mù màu, bạch tạng, hồng cầu hình liềm. 
C. máu khó đông, mù màu, bạch tạng. D. bạch tạng, máu khó đông, câm điếc. 
Câu 33: Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là 
A. tạo ưu thế lai. 
B. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. 
C. tạo các giống cây ăn quả không hạt. 
D. tạo thể song nhị bội. 
Câu 34: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là 
A. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú. 
B. phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát. 
C. chinh phục đất liền của thực vật và động vật. 
D. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người. 
Câu 35: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền 
không thay đổi là 
A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. mất đoạn. D. chuyển đoạn. 
Câu 36: Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X 
gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ 
A. bố. B. ông nội. C. mẹ. D. bà nội. 
Câu 37: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến 
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit. B. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. 
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit. 
Câu 38: Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai 
hữu tính không thể thực hiện được là lai 
A. tế bào sinh dưỡng B. khác loài. C. khác dòng. D. khác thứ. 
Trang 3/ - Mã đề thi 531 4
Câu 39: Một trong những đặc điểm của thường biến là 
A. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. 
B. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình. 
C. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. 
D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. 
Câu 40: Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai 
A. cùng dòng. B. khác dòng. C. khác loài. D. khác thứ. 
----------------------------------------------- 
----------------------------------------------------- HẾT ---------- 
Trang 4/ - Mã đề thi 531 4

File đính kèm:

  • pdfSinhKpb531.pdf
Bài giảng liên quan