Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc

- Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ.

 Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo

nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ,

phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa saicho trẻ.

-Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học.

Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh

nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay

một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có

các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa

thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.

Tuổi Mẫu giao là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng

nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập

trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động

theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một sốgiờ học khác hoặc tích hợp

các môn học khác vào vận động.

Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đội

cô có thể tích hợp môn Hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm số chú bộ

đội lên biểu diễn, đếm số dụng cụ âm nhạc

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình. Sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, Cô

có thể cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài hát

pdf25 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
uan tâm chu đáo tới con em và 
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình. 
1.2 Khó khăn : 
1.2.1: Về phía trẻ : 
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên tới trường nên chưa có nề nếp học tập . Tuy 
cùng độ tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đều. Một số trẻ nhút nhát và 
không đi học đều: Ngọc Hà, Khánh Chi, Xuân Khánh An, Hồng Minh, Đức 
Minh, Đức Khiêm. Một số trẻ tăng động : Khoa Nam, Nhật Nam cũng làm ảnh 
hưởng đến quá trình học 
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua 
“Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu 
muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính 
ích kỉ càng có dịp phát triển. trẻ không chịu phái hợp các hoạt động với các bạn 
trong lớp 
Nhiều trẻ chưa hát rõ lời, hát đúng giai điệu. 
Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về kả năng âm nhạc của trẻ, kết quả 
thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm : 
3 
 3
Nội dung Số 
cháu 
Đầu năm 
(Tháng 9) 
Trẻ hứng thú trong giờ học 
44 
45% 
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát 
30% 
Khả năng vận động theo nhạc 
35% 
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ 
40% 
 (Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9) 
1.2.2: Về phía giáo viên: 
Trong thực tế ở trường mầm non và tại các nhóm lớp trình độ của mối giáo viên 
là khác nhau mặt khác môn giáo dục âm nhạc còn tuỳ thuộc vào năng khiếu và 
sở trường của mỗi người vì vậy khi truyền đạt kiên thức về âm nhạc cho trẻ còn 
gặp hạn chế khi giáo viên không có hoặc khả năng còn kém trong môn âm nhạc 
Giáo viên còn chưa chú trọng kĩ năng ca hát cho trẻ, ép trẻ học hát theo kiểu 
học thuộc lòng, giáo viên chưa thực sự đầu tư chó trẻ hát về nghệ thuật 
Cô giáo còn chưa lựa chọn và cập nhật những tác phẩm hay và mới lạ cho trẻ 
để trẻ có hứng thú hơn khi học hát. 
 Bên cạnh đó giáo viên không phải là người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng 
dạy âm nhạc nên không có sự đầu tư và lĩnh hỗi những kiến thức và cách sử 
dụhang các dụng cụ âm nhạc một cách thành thạo đó cũng là một hạn chế khi cô 
cần truyền đạt cho trẻ làn điệu: dân ca Băc Bộ, Nam Bộ, hát đối, hát sẩm ….. hay 
giai điệu nào cần sự dụng kết hợp với cả những đạo cụ âm nhạc khó như: Đàn ghi 
ta, trống, kèn.... 
1.2.3 Về phía phụ huynh: 
Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học hanh của con em 
mình chỉ nghĩ đến trường là chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đên 
việc học hành của con lại còn xem nhẹ các môn học phu nhất là âm nhạc 
không bao giờ giup trẻ ôn lại bài hay bồi dượng thêm khi ở nhà 
Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới 
góc độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu 
giáo bé 3-4 tuổi học tốt giáo dục âm nhạc. 
2. BiÖn ph¸p: 
4 
 4
2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt 
động âm nhạc 
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. 
Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục 
một cách hiệu quả ở trường Mâm non. 
Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo bé, các cháu tuy còn nhỏ tuổi 
nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc 
cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo 
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện 
để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và 
vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng 
tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụngdiện tích 
phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, 
đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. 
Sắp xếp đồ dung tạo môi trường âm nhạc cho trẻ 
- Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy 
chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. 
Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho 
trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng các nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa 
trang, nhảy múa tự do. 
5 
 5
- Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm 
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng 
đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. 
Một số loại băng nhạc thiếu nhi 
- Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động 
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê 
bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi 
trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. 
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc 
không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. 
Một số loại nhạc cụ âm nhạc 
- ĐÓ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi 
luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo 
điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. 
- Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, 
mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với 
nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay 
cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây 
hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình 
trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng 
đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 
6 
 6
2. 2. Biện pháp 2 : Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, 
linh hoạt 
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ rẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) khả năng 
chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường 
dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, 
mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập 
trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan 
trọng. Vì vậy tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và 
hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt 
hiệu quả cao trong giờ dạy. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các 
hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét 
mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của 
trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. 
Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể lam một số loại 
hoa tươi để thu hút trẻ. 
7 
 7
Trẻ biểu diễn bài hát màu hoa cùng đồ dùng mà cô và trẻ cùng chuẩn bị 
- Ở chủ đề động vật dạy bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các con vật… 
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. 
 Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát 
 to - nhỏ, hát nối tiếp nhau…. 
- Tæ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát đối. 
8 
 8
Trẻ tham gia biểu diễn trong giờ học 
VD: Chủ đề Bản Thân : Cái Mũi 
Cô thay đổi hình thưc vào bài một cách đơn thuần cô sử dụng hình ảnh chú 
Hề từ Rạp Xiếc vốn được các bạn nhỏ rât yêu thích để lấy sự hứng thú của trẻ và 
váo bài một cách tự nhiên 
9 
 9
 Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ cùng chú hề 
Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp: Bài hát “Anh tý sún” Sử dụng video về hình ảnh Tý 
Sún lười đánh răng đến thăm các bạn nhỏ để dặn dò và khuyên các bạn đánh 
rănng thường xuyên mỗi ngày giống lời bài hát 
10 
 10
2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng 
thú cho trẻ: 
Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy 
việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất 
cần thiết. Vai trò của cô giaó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say 
mê hoạt động nghệ thuật. 
 Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ kết hợp 
với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ 
hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên 
có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, 
sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ nghe một 
bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. 
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài Cháu vẽ ông mặt trời của tác giả Tân Huyền. 
Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ông mặt trời từ từ nhô lên 
khỏi dãy núi. Cô trò chuyện cùng trẻ về mặt trời, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời 
nắng to cần đội mũ, nón. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào kể về mặt 
trời? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc 
Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính 
chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác 
dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ. 
Trẻ hát đồng thời sử dụng nhạc cụ gõ đệm 
 Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với 
tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, 
11 
 11
có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách 
trẻ thơ. Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các 
trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu…Cô và trẻ 
cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được 
mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn 
với hoạt động âm nhạc. 
 Trẻ hứng thú biểu diễn khi mặc các trang phục 
12 
 12
 Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài Em thích làm chú bộ đội. Tôi cho cả lớp 
đội mũ chú bộ đội, khi cho trẻ lên biểu diễn cho trẻ mặc trang phục của chú bộ 
đội. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ 
mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của 
mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực 
tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn. 
Trẻ vận động bài cháu tập làm 
13 
 13
2 4. Biện pháp 4: Kết hợp âm nhạc vào trong các hoạt động. 
 - Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. 
 Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo 
nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, 
phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. 
-Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học. 
Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh 
nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay 
một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có 
các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa 
thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. 
Tuổi Mẫu giao là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng 
nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập 
trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động 
theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp 
các môn học khác vào vận động. 
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đội 
 cô có thể tích hợp môn Hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm số chú bộ 
đội lên biểu diễn, đếm số dụng cụ âm nhạc… 
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình. Sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, Cô 
có thể cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài hát 
- Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: 
14 
 14
trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ vận động theo nhạc 
nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc 
sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. 
Trò chơi vận động thả cá vào ao, trẻ nghe nhạc bài cá vàng bơi 
Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng 
đội hình vòng tròn để múa hát bài Thật là hay. 
- Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo: Có thể cho trẻ 
vận động theo nhạc trong khi trẻ chơi trò chơi sáng tạo. 
Ví dụ: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai 
cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ 
đệm, vận động minh hoạ tuỳ theo ý thích. 
 - Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ 
hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát…cô khuyến 
khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc 
và cùng hợp tác biểu diễn. 
Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm 
nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu 
múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm 
nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, 
tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. 
15 
 15
Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ cùng cô giáo 
2. 5. Biện pháp 5: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội, ngày 
lễ: 
 Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các 
ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, 
giúp trẻ được hứng thú, tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ. Thông qua đó tạo 
cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm 
thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và 
trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ 
nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ 
có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. 
. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với các cô giáo và ban phụ huynh lớp 
từ đầu năm học lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú 
ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, 
ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ.... với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng 
một hình thức tổ chức riêng như tổ chức trong lớp, dưới sân trường hay ngoài 
công viên nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động biểu diễn văn 
nghệ 
Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi 
luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc Khi nhà trường 
có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị 
trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức 
trong khi biểu diễn. 
16 
 16
Biểu diễn văn nghệ vui tết trung thu 
17 
 17
Biểu diễn văn nghệ chúc mừng ngày 20/10 
Biểu diễn văn nghệ ngày Noel 
18 
 18
Biểu diễn văn nghệ chúc mừng ngày 8/3 
2.6. Biện pháp 6: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc: 
 Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một 
biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ 
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại 
đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái. 
 Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động 
theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng 
19 
 19
giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển 
năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc, nhất 
là ở lứa tuổi mẫu giáo bé học mà chơi , chơi mà học. 
 Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có 
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội 
dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông 
qua tai nghe âm nhạc. 
 Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm 
tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. 
a. Trò chơi: “Tai ai thính” 
 Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ 
khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. 
- Chuẩn bị : Một số loại hạt như : Hạt lạc, hạt đâu xanh, hạt gạo 
- Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các loại hạt. Cô giới thiệu cho 
trẻ biết từng loại hạt và cho trẻ nghe âm thanh của các loại hạt trước khi chơi: 
Chia trẻ theo 4 nhóm, các nhóm nhắm mắt sau đó cô lắc 1 loại hạt bất kỳ cho 
trẻ nghe sau 5 giây tích tắc cho trẻ suy nghĩ rồi đưa ra tin hiệu trả lời. 
Trò chơi: Tai ai thính 
b. Trò chơi: “Giai điệu thân quen” 
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai 
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh 
nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. 
20 
 20
- Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, 
casset 
- Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung 
chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng 
mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội 
bạn. 
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Trông kia đàn gà con lông vàng, đi theo mẹ tìm 
ăn trong vường...” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Đàn gà trong sân” 
c. Trò chơi “Ô cửa bí mật” 
 Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu 
diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa 
 - Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau 
những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để 
tặng cho trẻ. 
- Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào 
chơi trước. Có từ 4-6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi 
trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có hình 
ảnh gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó. 
Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai 
cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo”... 
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô 
cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu 
đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô 
cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. 
Trò chơi : Ô cửa bí mật 
21 
 21
d. Trò chơi “nghe thấu hát tài” : 
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng 
- Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã 
thuộc. 
- Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai 
từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm 
chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm 
vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ 
cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng 
cuộc. 
 Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Tóc bà trắng màu trắng 
như mây”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội 
mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát 
trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. 
e. Trò chơi “Thi xem ai nhanh” 
Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác 
nhau và ghi nhớ có chủ định. 
- Chuẩn bị: Phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lắc. 
- Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với 
số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo 
thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi 
tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng. N

File đính kèm:

  • pdfMot so bp giup tre 3-4 tuoi tich cuc trong gio hoc an mnha.pdf
Bài giảng liên quan