Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non Hoa Hồng

a) Nguyên liệu chuẩn bị:

- Thịt lợn.

- Cá ba sa.

- Cà chua, hành lá, thì là, tỏi.

- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ.

b) Sơchế:

- Thịt lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại đó mới xay nhỏ ướp gia vị.

- Cá ba sa trần qua nước sôi rửa lại và cà chua rửa sạch thái hạt lựu.

- Hành lá, thì là rửa sạch thái nhỏ, tỏi bóc vỏrửa sạch đập dập.

c) Kỹthuật chếbiến:

- Phi thơm hành tỏi cho thịt cá vào xào sau đó cho vào nồi.

- Cà chua cho vào xào chín.

- Tất cảcho vào nồi cho nước dùng vào nêm gia vịvừa đủ đun cho đến khi

chín tới cho hành lá, thì là vào và bắc ra.

d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan:

Thịt và cá chín mềm, cá không bịtanh và màu sắc vàng đặc trưng của cà

chua, vịthơm ngon.

pdf12 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 6143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non Hoa Hồng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 0 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CÂU GIẤY 
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ 
 Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 
 Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng 
 Tên tác giả: Vũ Văn Hồi 
 Nhân viên: Nấu ăn 
NĂM HỌC 2011 - 2012 
 1 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi 
gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, 
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ 
em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. 
Ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. 
Trong đó bữa ăn trưa là bữa chính và quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa, 
trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham 
gia và các hoạt động mới. Việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là 
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn cho trẻ. 
Vậy làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng, hết xuất? Đó là vấn đề mà tôi và 
nhiều bạn đồng nghiệp luôn luôn quan tâm, trăn trở trong suốt quá trình tham 
gia nấu ăn tại trường mầm non Hoa Hồng. 
Để đảm bảo cho các cháu có một bữa ăn thật ngon miệng người đầu bếp 
phải biết một số kỹ thuật chế biến các món ăn làm sao cho các món ăn vừa đảm 
bảo các chất dinh dưỡng, thức ăn phải mềm nhừ, đảm bảo cho các cháu ăn được 
hết suất, màu sắc của món ăn phải đặc trưng của từng món ăn. Vừa phải hấp dẫn 
mà không bị khô sác. 
Trường mầm non Hoa Hồng thành lập năm 1988, trải qua 24 năm hoạt 
động và phát triển trường đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. 
Năm học 2011 - 2012 trường có 19 lớp, trên 900 học sinh; 85 cán bộ, giáo 
viên, nhân viên, trong đó có 9 nhân viên bếp. 100% nhân viên bếp đều có trình 
độ từ 3/7 trở lên. 
Trường tổ chức cho 100% trẻ ăn bán trú, với thực đơn phong phú 2 tuần 
chẵn, lẻ và theo mùa. Bếp ăn mặc dù đã xuống cấp song vẫn đảm bảo quy trình 
bếp 1 chiều với đầy đủ trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng hiện đại, hợp vệ sinh 
và đảm bảo an toàn. 
Các bữa ăn tại trường được chế biến đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm và được nhân viên kế toán xây dựng thực đơn cân đối 
các chất hợp lý, khoa học. 
Tuy nhiên, nếu theo cách chế biến thông thường thì hình thức món ăn chưa 
đẹp mắt, mùi vị thức ăn chưa thơm nên chưa kích thích sự thèm ăn cho trẻ khiến 
nhiều trẻ ăn còn chưa hết xuất. Mặt khác kỹ thuật chế biến hiện tại đôi khi gây 
khó khăn cho người trực tiếp đứng nấu. 
Thực tiễn công tác tại trường 24 năm, tôi đã học hỏi, tìm tòi và tự rút ra 
một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn. 
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số kinh nghiệm chế biến món 
ăn cho trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng" với mong muốn cải thiện chất 
lượng bữa ăn cho trẻ, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm nâng cao 
nghiệp vụ, tay nghề góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. 
 2 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận 
Chế độ ăn uống trong trường mầm non gồm 3 bữa: Bữa phụ sáng; Bữa 
trưa và Bữa phụ chiều (đối với mẫu giáo) / Bữa chính chiều (đối với nhà trẻ). 
Trẻ được ăn theo thực đơn đã xây dựng theo mùa, tuần chẵn lẻ, thực phẩm 
phong phú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các món ăn 100% được chế 
biến tại trường. 
Trong chế biến món ăn, kỹ thuật làm chín là khâu cuối cùng của kỹ thuật 
chế biến. Nó kết hợp với khâu phối hợp nguyên liệu và gia vị để tạo nên món ăn 
hoàn chỉnh. 
Kỹ thuật làm chín thực phẩm là làm cho những nguyên liệu tươi sống trở 
thành những món ăn chín, bổ, hợp vệ sinh, có mùi thơm ngon, tạo điều kiện 
thuận lợi cho cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa. 
 Qua làm chín những thực phẩm, nguyên liệu vốn nhạt nhẽo trở thành 
những món ăn đậm đà, thơm ngon, hợp khẩu vị. 
Món ăn sau khi làm xong phải đạt độ chín thích hợp. Độ chín của món ăn 
phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Làm cho cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. 
 - Hợp khẩu vị người ăn. Đối với thịt động vật: thường làm chín mềm, nhừ. 
Đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật: các loại rau, hoa, quả cần chín tới, các 
loại củ có bột phải chín bở. 
 Do đó khi chế biến món ăn cần nắm vững yêu cầu về độ chín của các 
loại món ăn đó để sử dụng nhiệt độ và thời gian thích hợp. 
 Mỗi loại món ăn đều có mùi vị riêng biệt, mùi vị của món ăn là do cách 
làm chín kết hợp với nguyên liệu và gia vị trong món ăn tạo nên. 
 Ví dụ: món canh có vị ngọt của thịt, xương. Món nướng có vị ngọt đậm 
đà của thịt và mùi thơm của gia vị tẩm ướp. 
 Sau khi làm chín thực phẩm, các món ăn tạo nên những màu sắc riêng, 
nó phụ thuộc vào sự biến đổi của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dưới tác 
dụng của nhiệt. Tùy vào mỗi phương pháp làm chín mà tạo ra những màu sắc 
khác nhau: 
- Làm chín bằng nước và hơi nước màu sắc của thực phẩm ít thay đổi. 
 - Làm chín bằng chất béo và chất trung gian, món ăn thường có màu vàng 
nâu, nâu sẫm. 
 Ví dụ: rau luộc phải xanh, cá chiên phải có màu vàng đều… 
 Trên cơ sở đó, ta vận dụng chặt chẽ việc sử dụng nhiệt kết hợp với thời 
gian làm chín để đảm bảo đúng màu sắc cho từng món ăn. 
 3 
 Muốn đảm bảo yêu cầu trên, đòi hỏi người nấu phải hiểu biết đầy đủ và 
nắm vững kỹ thuật chế biến món ăn như biết vận dụng cá yếu tố ảnh hưởng trực 
tiếp đến quá trình chế biến món ăn như: 
- Tính chất của nguyên liệu, gia vị. 
- Sự toả nhiệt của chất đốt. 
- Sự dẫn nhiệt của dụng cụ. 
- Yêu cầu thành phẩm của từng loại món ăn. 
 - Khẩu vị của người ăn. 
Với trẻ mầm non khi chế biến cần mềm hơn người lớn. Từ đó lựa chọn 
được phương pháp chế biến thích hợp cho từng loại món ăn. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Hiện tại tôi được Ban giám hiệu phân công làm bếp trưởng, phụ trách 8 
nhân viên nuôi dưỡng. 
 2.1. Thuận lợi: 
 100% nhân viên được đào tạo từ bằng nghề 3/7 trở lên. 
 Một số nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong chế biến các món ăn cho trẻ. 
 Nhà trường quan tâm đầu tư đầy đủ trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng 
theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh và an toàn. 
 Bản thân công tác tại trường trên 20 năm, có nhiều kinh nghiệm, đã từng 
đạt giải nhất hội thi nhân viên nấu ăn giỏi cấp Thành phố. 
 2.2. Khó khăn: 
 Một số nhân viên trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm nên phần nào 
ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động của bếp. 
 Bếp ăn được xây dựng và cải tạo đã lâu, một số khu vực bố trí chưa hợp 
lý nên phần nào ảnh hưởng đến cường độ lao động của nhân viên. 
3. Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ 
3.1. Món ăn chính: 
Tất cả những thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, bò, cá sau khi sơ chế phải trần 
qua nước sôi, rửa lại sau đó mới xay nhỏ. Khi nguyên liệu đã được xay nhỏ ta 
cho ướp gia vị, muối, mắm đun khoảng 15 phút sau đó mới tiến hành chế biến. 
3.1.1. Đậu phụ sốt cà chua: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Thịt lợn. 
- Đậu phụ tươi. 
- Cà chua, hành lá, rau mùi. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
 4 
b) Sơ chế: 
- Thịt lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại sau đó xay nhỏ ướp gia vị. 
- Đậu phụ tươi và cà chua rửa sạch thái hạt lựu. 
- Hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Phi thơm hành cho thịt vào xào chín qua. 
- Cho dầu vào chảo xào cà chua cho lên màu. Sau đó đổ thịt vào đảo 
khoảng 15 phút khi thịt đã lên màu và chín mềm, cho đậu phụ vào và nêm 
gia vị vừa đủ rồi đun tiếp đến khi sôi bắc ra cho hành mùi vào. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Thịt mềm không bị khô sác, màu sắc vàng đều đặc trưng của món đậu phụ 
sốt cà chua, vị thơm ngon. 
3.1.2. Trứng thịt sốt cà chua đảo bông: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Thịt lợn. 
- Đậu phụ tươi. 
- Trứng vịt hoặc gà. 
- Cà chua, hành lá, rau mùi. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Thịt lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại đó mới xay nhỏ ướp gia vị. 
- Trứng rửa sạch đập cho vào nồi đánh tan cho hành và nước mắm đánh đều. 
- Cà chua rửa sạch thái hạt lựu. 
- Hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Phi thơm hành cho thịt đã được xay nhỏ xào với cà chua khi thịt với cà 
chua đã được chín tới bắc xuống. 
- Cho dầu vào chảo cho trứng vào đảo đều khi trứng đã chín tới, cho hỗn 
hợp thịt cà chua nêm gia vị vừa đủ đảo đều khoảng 2 phút cho hành, mùi vào 
rồi bắc ra. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Thịt và trứng vừa chín tới, trứng không bị khô mà màu sắc của trứng thịt 
vàng đều, vị thơm ngon. 
 5 
Món: Trứng, thịt sốt cà chua, đảo bông 
3.1.3. Cá ba sa sốt thịt cà chua: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Thịt lợn. 
- Cá ba sa. 
- Cà chua, hành lá, thì là, tỏi. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Thịt lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại đó mới xay nhỏ ướp gia vị. 
- Cá ba sa trần qua nước sôi rửa lại và cà chua rửa sạch thái hạt lựu. 
- Hành lá, thì là rửa sạch thái nhỏ, tỏi bóc vỏ rửa sạch đập dập. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Phi thơm hành tỏi cho thịt cá vào xào sau đó cho vào nồi. 
- Cà chua cho vào xào chín. 
- Tất cả cho vào nồi cho nước dùng vào nêm gia vị vừa đủ đun cho đến khi 
chín tới cho hành lá, thì là vào và bắc ra. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Thịt và cá chín mềm, cá không bị tanh và màu sắc vàng đặc trưng của cà 
chua, vị thơm ngon. 
 6 
Món: Cá basa sốt thịt cà chua 
3.1.4. Thịt gà sốt nấm: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Thịt gà. 
- Thịt lợn. 
- Nấm hương, hành., mùi. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Thịt lợn, thịt gà rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại đó mới xay nhỏ ướp gia vị. 
- Nấm hương ngâm cho nở rửa sạch cho vào xay nhỏ. 
- Hành, mùi rửa sạch thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Phi thơm hành cho thịt gà và thịt lợn xào qua. 
- Sau đó cho hỗn hợp vào nồi và cho nấm hương vào nêm gia vị vừa đủ. 
Thêm một ít nước dùng vào hầm tiếp cho đến khi thịt chín nhừ bắc ra cho rau 
mùi vào. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Thịt gà và thịt lợn chín mềm, màu sắc mùi vị đặc trưng của nấm hương. 
 7 
3.1.5. Ruốc tôm, thịt lạc vừng: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Thịt lợn lạc. 
- Tôm tươi. 
- Lạc, vừng. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Lạc và vừng trước khi rang rửa sạch để khô. 
- Thịt lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại mới thái miếng bỏ gân sơ. 
- Tôm đã được bóc vỏ rửa sạch. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Lạc vừng rang chín tới, lạc được bóc sạch vỏ cho vào cối trộn cùng vừng 
xay nhỏ. 
- Thịt thái miếng nêm gia vị, mì chính, mắm vừa đủ cho vào đun cho đến 
khi thịt chín. 
- Tôm đã được bóc vỏ cho nêm gia vị, mì chính, mắm vừa đủ cho vào đun 
chín tới . Khi tôm đã chín tới ta cho vào cối xay sinh tố xay cùng thịt cho 
tơi thành ruốc tôm, thịt. Sau khi ruốc tôm, thịt đã được xay tơi ta cho vào 
chảo xào qua. Sau đó cho lạc vừng vào trộn đều cho thêm gia vị. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Món ruốc tôm, thịt rất ngon, màu sắc bắt mắt. Vị bùi của lạc vừng vị thơm 
của tôm và thịt. 
 Món: Ruốc tôm, thịt lạc vừng 
 8 
3.2. Món ăn phụ và món canh: 
Với những món ăn phụ hoặc món canh, trước khi ninh xương ta phải luộc 
qua bỏ nước sau đó mới cho vào ninh. Khi ninh phải vớt bọt. 
3.2.1. Bún mọc sườn lợn: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Xương lợn. 
- Giò sống. 
- Cà chua, hành, rau mùi, mọc nhĩ, nấm hương. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Xương lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại. 
- Cà chua thái hạt lựu. 
- Mọc nhĩ, nấm hương ngâm cho nở rửa sạch xay nhỏ. 
- Hành, rau mùi thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Với món bún mọc sườn khi ninh ta cho một ít nước vào cho nhanh dừ 
trong khi ninh vớt bọt. Xào cà chua cho vào nồi nước dùng. 
- Mọc gồm giò sống trộn mọc nhĩ, nấm hương nặn từng viên nhỏ cho vào 
nồi nước sôi cho mọc thành khuôn sau đó nêm gia vị vừa đủ và đun chín tới. 
- Bún được trần để ráo nước chia đều vào bát sau đó cho mọc vào. Trước 
khi chan nước dùng ta cho hành, mùi vào nước dùng cho chín tới rồi mới bắc 
ra chan. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Bát bún mọc sườn lợn đặc trưng của màu cà chua, nước ngọt của xương 
lợn, mọc mềm và thơm mùi nấm hương. 
 3.2.2. Món cháo lươn: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Xương lợn. 
- Lươn. 
- Hành, thì là. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Xương lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại. 
- Lươn được làm sạch hết nhớt lọc bỏ xương. 
- Hành, thì là thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
- Nước dùng ta ninh xương lợn làm nước dùng sau đó cho gạo vào ninh. 
- Xương lươn cho vào nồi ninh rồi lọc bỏ xương lấy nước dùng đổ vào nồi cháo. 
- Thịt lươn được xay nhỏ ướp gia vị muối, mắm. 
 9 
- Phi thơm hành cho thịt lươn vào xào cho đến khi thịt lươn đã chín, bắc ra. 
- Khi cháo đã nhừ ta cho thịt lươn vào đun thêm khoảng 10 phút bắc ra cho 
hành và thì là đã được thái nhỏ vào nồi. 
d) Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan: 
Yêu cầu cháo nhừ, sánh ăn vừa ngon không bị tanh. 
Món: Cháo lươn 
3.2.3. Món phở gà: 
a) Nguyên liệu chuẩn bị: 
- Xương lợn. 
- Thịt gà. 
- Hoa hồi, thảo quả, quế, hành khô và gừng, hành và rau mùi. 
- Gia vị, mì chính, mắm, muối vừa đủ. 
b) Sơ chế: 
- Xương lợn rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại. 
- Thịt gà rửa sạch trần qua nước sôi rửa lại. 
- Hoa hồi, thảo quả, quế, hành khô và gừng, hành nướng cho chín thơm mùi. 
- Hành, rau mùi thái nhỏ. 
c) Kỹ thuật chế biến: 
 10
- Xương lợn cho vào ninh hớt bỏ bọt. 
- Thịt gà cho vào luộc. Thịt gà sau khi luộc chín bắc ra băm nhỏ. 
- Cách làm nước dùng phở: làm nước dùng phải có hoa hồi, thảo quả, quế, 
hành khô và gừng. Tất cả các nguyên liệu trên phải được nướng cho chín 
thơm mùi. Sau đó dã dập cho vào nồi ninh nhừ tạo mùi vị hấp dẫn rồi chế 
vào nồi nước dùng. 
- Phở được trần để ráo nước chia đều vào bát sau đó cho thịt gà vào. Trước 
khi chan nước dùng ta cho hành, mùi vào nước dùng cho chín tới rồi mới bắc 
ra chan. 
Món: Phở gà 
Cải tiến cách chế biến: 
Một số trường mầm non người khi tráng trứng thường trộn trứng với thịt 
vào với nhau rồi đánh đều lên, cho vào rán. Hoặc khi thịt cho vào nồi đun 
chín nhừ rồi từ từ đổ trứng vào quấy đều. 
Hai cách trên tôi thấy đều không hợp lý vì: 
Cách thứ nhất: Thịt trộn với trứng rồi đánh đều sau đó cho vào rán thì khi 
thịt chín tới thì trứng sẽ bị khô mà màu sắc của trứng không được vàng đẹp. 
Cách thứ hai: khi thịt đã chín trứng cho vào nồi quấy đều thì trứng sẽ không 
có màu vàng đẹp, trứng hay vón cục và nước dưới đáy nồi nhiều. 
Theo cách của tôi: Khi xào thịt với cà chua đã chín tới, ta bắc ra sau đó cho 
dầu vào chảo cho trứng vào đảo đều đến khi trứng bắt đầu chín, mới cho hỗn 
hợp thịt cà chua vào đảo đều. Lúc đó màu sắc của trứng rất vàng, trứng 
không bị khô sác và thịt chín mềm. Các cháu rất thích ăn. 
 11
4. Kết quả đạt được: 
- Các món ăn chế biến đảm bảo kỹ thuật, vị thơm ngon, màu sắc đẹp, hấp 
dẫn, vừa miệng trẻ. 
- Trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. 
- Góp phần giảm 1% tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm. 
- Đạt giải Nhì hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Quận. 
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
1. Kết luận 
 Kỹ thuật chế biến món ăn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức nuôi 
dưỡng trẻ tại trường mầm non, giúp các cháu phát triển thể chất, tăng cường sức 
khỏe, góp phần phát triển toàn diện và nhân cách cho trẻ. 
2. Bài học kinh nghiệm 
 Để chế biến được các món ăn ngon, hợp khẩu vị với trẻ cần phải: 
 - Không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ lý truyết, đặc biệt là thực 
tiễn công tác. 
 - Thường xuyên nắm bắt tình hình ăn, uống của trẻ trên lớp để điều chỉnh 
cách chế biến hoặc góp ý với kế toán thay đổi thực phẩm, thực đơn cho phù hợp. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mầm non tôi đã 
đúc kết được trong suốt 24 năm công tác tại trường mầm non Hoa Hồng. Rất 
mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp thêm ý kiến để kinh nghiệm 
chế biến của tôi ngày một hoàn thiện hơn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi 
dưỡng các cháu trong trường mầm non./. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Cầu Giấy, ngày 10 tháng 4 năm 2012 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
Vũ Văn Hồi 

File đính kèm:

  • pdfCSND_Hoi_mnhoahong.pdf
Bài giảng liên quan