Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh giải các bài tập di truyền

Ở ruồi giấm: hai tính trạng thân xám, lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, lông dài. Mỗi gen nằm trên một NST riêng rẽ.

 Cho giao phối giữa ruồi giấm thuần chủng có thân xám, lông ngắn với ruồi giấm thân đen, lông dài; thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2.

 Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2.

Giải:

- Bước 1: Theo đề bài, qui ước:

 Gen A: thân xám; gen a: thân đen

 Gen B: lông ngắn; gen b: lông dài

- Bước 2: Xác định kiểu gen của P

 Ruồi giấm P thuần chủng có thân xám, lông ngắn mang kiểu gen AABB.

 Ruồi giấm P có thân đen, lông dài mang kiểu gen aabb.

 

doc17 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 14485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh giải các bài tập di truyền, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
n kiểm tra, dự giờ giáo viên để giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác ôn thi học sinh giỏi.
2.2. Khó khăn:
 Xã Tam Lư là xã biên giới, điều kiện kinh tế, giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh chưa có sự quan tâm đến việc học tập của học sinh.
 Kiến thức di truyền là nội dung kiến thưc mới và rất trừu tượng dẫn đến học sinh khó tiếp thu trong quá trình học. Bên cạnh đó, nội dung kiến thức SGK chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết về các quy luật di truyền, không cung cấp phương pháp cũng như cách áp dụng các quy luật di truyền vào giải các bài tập liên quan. 
3: Giải pháp thực hiện:
 Để thực hiện có hiệu quả công tác rèn luyện kĩ năng làm bài tập di truyền cho học sinh, Giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh nắm vững kiến thức lý thuyết về 2 phép lai của MenĐen để từ đó làm cơ sở để làm các bài tập liên quan. Cụ thể như sau:
3.1. Lai một cặp tính trạng:
 Trong phép lai một cặp tính trạng, yêu cầu học sinh phải nắm vững những kiến thức sau:
3.1.1. Thí nghiệm:
 Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản:
 	Pt/c: Hoa đỏ x hoa trắng
 	F1: Hoa đỏ
 	F2: 3hoa đỏ : 1 hoa trắng
3.1.2. MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm:
* Sơ đồ lai:
 Gọi A là gen quy định tính trạng màu hoa đỏ -> cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA.
 Gen a quy định tính trạng màu hoa trắng -> cây hoa trắng có kiểu gen: aa.
 Sơ đồ lai:
Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng 
 AA aa
Gp : A a
F1 : Aa
 100% hoa đỏ
F1xF1: Aa x Aa
GF1: A ; a A; a
F2: 1AA 2Aa 1aa
Kiểu hình: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
* Giải thích:
 - Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định
 - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền
 - Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
3.1.3. Nội dung quy luật phân li:
 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
3.1.4. Phép lai phân tích:
 Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp.
 Sơ đồ lai minh họa:
	P: Hoa đỏ x hoa trắng P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa Aa aa 
 G. A a G. A, a a 
F1. Aa F1. 1 Aa : 1aa
KH. 100% hoa đỏ KH. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
3.1.5. Hướng dẫn HS nhận dạng và cách giải các bài tập:
 Trong phần bài tập di truyền liên quan đến phép lai một cặp tính trạng của MenĐen ta thường gặp hai dạng bài tập: Bài toán thuận và bài toán nghịch.
3.1.5.1: Bài toán thuận: Đây là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ. Từ đó xác đinh kiểu gen, kiểu hình của con và lập sơ đồ lai.
* Cách giải: Gồm 3 bước:
 - Bước 1: Dựa vào đề bài à quy ước gen.
 - Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ à biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ.
 - Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể:
Ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ nh thế nào?
Giải
Bước 1: Quy ước gen:
 + Gen A quy định lông đen
 + Gen a quy định lông trắng
Bước 2:
Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa
Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
Bước 3: 
	Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra
* Trường hợp 1:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A , a
F1 Aa
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% lông đen
* Trường hợp 2:
P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A: a , a
F1 Aa: aa
Kiểu gen 50% Aa: 50% aa
Kiểu hình 50% lông đen: 50% lông trắng
3.1.5.2: Bài toán nghich: Đây là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
a. Trường hợp 1: Đề bài đã xác định đầy đủ kết quả tỉ lệ kiểu hình ở con lai.
* Cách giải: Gồm 3 bước:
 - Bước 1: Dựa vào đề bài à Xác định tỉ lệ kiểu hình ở con lai à Xác định kiểu gen của P.
Chú ý: Các tỉ lệ cần nhớ:
	+ 3:1 à Kết quả của quy luật phân li.
	+ 100% hoặc 1:1 à Kết quả của phép lai phân tích.
	+ 1 : 2: 1 à Kết quả của quy luật phân li có hiện tượng trội không hoàn toàn.
 - Bước 2: Quy ước gen.
 - Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở P.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể: Trong quá trình lấy các ví dụ cụ thể để hướng dẫn học sinh làm cần lấy đầy đủ tất cả các tỉ lệ để củng cố khả năng vận dụng kết quả phép lai một cặp tính trạng. Sau đây tôi xin đưa ra một số bài tập cụ thể minh họa.
 Ví dụ 1: Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được 92 cây cho quả ngọt và 31 cây cho quả chua. Hãy biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Giải
- Bước 1: Xét tỉ lệ kiểu hình ở cơ thể F1:
 Quả ngọt : quả chua = 92 : 31 =3:1
Tỉ lệ 3:1 tuân theo quy luật phân li của MenĐen è Tính trạng quả ngọt trội hoàn toàn so với tính trạng quả chua.
- Bước 2: Quy ước gen:
	+ Gen A: Quả ngọt.
	+ Gen a: Quả chua.
 F1 có tỉ lệ 3:1 è P đều mang kiểu gen dị hợp Aa (quả ngọt).
- Bước 3: Lập sơ đồ lai:
P:	Aa (quả ngọt)	x	Aa (quả ngọt)
Gp: A, a	 A, a 
F1: 1AA : 2Aa : 1 aa
KH: 3 quả ngọt : 1 quả chua
 Ví dụ 2: Ở hoa dạ lan, màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với màu hoa trắng.
Giao phấn giữa hai cây P người ta thu được 73 cây hoa đỏ và 72 cây hoa trắng. Hãy biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Giải
Bước 1: Xét tỉ lệ kiểu hình ở cơ thể F1:
 Hoa đỏ : Hoa trắng = 73 : 72 = 1 : 1.
Tỉ lệ 1 : 1 tuân theo kết quả của phép lai phân tích.
Bước 2: Quy ước gen:
	+ Gen A: Hoa đỏ.
	+ Gen a: Hoa đỏ.
 F1 có tỉ lệ 1 : 1 è P có kiểu gen: Aa và aa.
Bước 3: Sơ đồ lai:
P: 	Aa (hoa đỏ) 	x 	aa (hoa trắng)
Gp: A, a a
F1: 1 Aa : 1 aa
KH: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
 Ví dụ 3: Ở hoa dạ lan, màu hoa đỏ là tính trạng trội so với màu hoa trắng.
Giao phấn giữa hai cây P thuần chủng thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Ở F2 có tỉ lệ 25% Hoa đỏ : 50% hoa hồng : 25 % hoa trắng. Hãy biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải
- Xét tỉ lệ KH ở F2:
 Hoa đỏ : Hoa hồng : Hoa trắng = 25% : 50% : 25% = 1 : 2 : 1 à Đây là tỉ lệ của quy luật phân li có hiện tượng trội không hoàn toàn.
- Quy ước gen:
 + Gen A: Hoa đỏ.
 + Gen a: Hoa trắng.
- Theo quy luật phân li à P có KG: AA và aa.
- Sơ đồ lai:
 P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
 GP: A a
 F1: Aa (hoa hồng)
 F1xF1: Aa x Aa
 GF1 A, a A, a
 F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
 KH: 1 Hoa đỏ : 2 Hoa hồng : 1 Hoa trắng
b. Trường hợp 2: Bài toán nghịch mà đề bài không cho biết đầy đủ các kiểu hình ở con lai.
* Cách giải: Do đề bài không nêu đủ điều kiện kiểu hình của tất cả con lai mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó nên để giải dạng bài toán này cần dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của kiểu hình con lai đã được biết để suy ra loại giao tử mà con đã nhận từ bố mẹ. Từ đó xác định kiểu gen của bố mẹ. Nếu có yêu cầu thì lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể: Ở ruồi giấm, gen quy định màu sắc thân nằm trên NST thường và thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen.
 Giao phối giữa các ruồi P đều có thân xám, trong số ruồi F1 xuất hiện, có con mang thân đen.
 Hãy xác định kiểu gen của các ruồi P và lập sơ đồ lai.
Giải
Theo đề bài, quy ước gen:
 + Gen A: Thân xám.
 + Gen a: Thân đen
è Ruồi thân đen F1 có kiều gen aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử mang gen a của bố và 1 giao tử mang gen a của mẹ à Ruồi bố và mẹ đều tạo ra giao tử mang gen a à P có kiểu gen: -a. 
Theo đề ra P đều có thân xám à có kiểu gen: Aa.
Sơ đồ lai:
 P: Aa (thân xám) x Aa (thân xám)
 Gp: A, a A, a
 F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
 KH: 3 thân xám : 1 thân đen
3.1.5.3: Bài toán về sự di truyền nhóm máu: 
* Cách giải: Ở người tính trạng nhóm máu do một gen quy định và biểu hiện bằng 4 kiểu hình có thể tìm thấy là: Máu A, máu B, máu AB, máu O.
 Cách giải bài toán thuận và bài toán nghịch cũng giống như những hướng dẫn như cách giải bài toán thuận và bài toán nghịch thông thường.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể: 
 Ví dụ 1: Ở người, biết rằng:
 Gen IA quy định nhóm máu A.
 Gen IB quy định nhóm máu B.
 Gen IO quy định nhóm máu O.
 Gen IA và gen IB trội hoàn toàn so với gen IO.
a. Hãy viết kiểu gen quy định mỗi nhóm máu A, B, AB, O.
b. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của con cho mỗi gia đình sau:
 - Bô máu A, mẹ máu B.
 - Bố máu AB, mẹ máu O.
GIẢI
a. Kiểu gen quy định mỗi nhóm máu:
 - Máu A: Kiểu gen là IAIA hoặc IAIO.
 - Máu B: Kiểu gen là IBIB hoặc IBIO
 - Máu AB: Kiểu gen là IAIB
 - Máu O: Kiểu gen là IOIO.
b. Kiểu gen, kiểu hình của con:
* Gia đình 1:
 - Bố máu A: kiểu gen IAIA hoặc IAIO.
 - Mẹ máu B: Kiểu gen IBIB hoặc IBIO.
Có 4 khả năng có thể xảy ra:
 P: IAIA x IBIB, P: IAIA x IBIO
 P: IAIO x IBIB, P: IAIO x IBIO.
- Trường hợp 1:
 P: IAIA (máu A) x IBIB (máu B)
 Gp: IA, IA IB, IB
 F1: IAIB
 KH: 100% máu AB.
- Trường hợp 2: 
 P: IAIA (máu A) x IBIO (máu B)
 Gp: IA, IA IB, IO
 F1: IAIB : IAIO
 KH: 1máu AB : 1 máu A
- Trường hợp 3: 
 P: IAIO (máu A) x IBIB (máu B)
 Gp: IA, IO IB, IB
 F1: IAIB : IBIO
 KH: 1máu AB : 1 máu B
- Trường hợp 4: 
 P: IAIO (máu A) x IBIO (máu B)
 Gp: IA, IO IB, IO
 F1: IAIB : IAIO :IBIO : IOIO
 KH: 1máu AB : 1 máu A : 1 máu B : 1 máu O
* Gia đình 2:
 - Bố máu AB: Kiểu gen là: IAIB
 - Mẹ máu O: Kiểu gen là: IOIO
Sơ đồ lai:
 P: IAIB (máu AB) x IOIO (máu O)
 GP: IA, IB IO, IO
 F1: IAIO : IBIO
 KH: 1 máu A : 1 máu B
 Ví dụ 2: Ở người:
 - Máu A có kiểu gen: IAIA hoặc IAIO
 - Máu B có kiểu gen: IBIB hoặc IBIO
 - Máu AB có kiểu gen: IAIB
 - Máu O có kiểu gen: IOIO
a. Một người phụ nữ có máu O, muốn chắc chắn sinh được những đứa con đều có máu B thì nên kết hôn với người có kiểu gen, kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ minh họa.
b. Bố mẹ đều có máu AB có thể sinh con máu O được không? Vì sao?
c. Mẹ có máu A sinh đứa con máu O. Hãy xác định kiểu gen của mẹ.
GIẢI
a. Để chắc chắn sinh con máu B:
 - Người phụ nữ có máu O, kiểu gen IOIO chỉ tạo 1 loại giao tử là IO.
 - Để chắc chắn sinh con đều có máu B thì người phụ nữ này phải kết hôn với người luôn tạo ra 1 loại giao IB, tức là có kiểu gen IBIB, kiểu hình IB.
Sơ đồ minh họa:
 P: IBIB (máu B) x IOIO (máu O)
 GP: IB IO
 F1: IBIO
 KH: 100% máu B.
b. Bố mẹ đều có máu AB:
 Để sinh con máu O mang kiểu gen IOIO thì bố mẹ đều phải tạo được giao tử IO. Vậy bố mẹ đều có máu AB (IAIB) thì không thể sinh được con máu O vì cả bố và mẹ đều không thể tạo được giao tử IO.
c. Xác định KG của mẹ:
 Đứa con máu O mang kiểu gen IOIO à người mẹ đã tạo được giao tử IO cho đứa con. Vậy mẹ máu A lại tạo được giao tử IO phải có kiểu gen IAIO.
3.2. Lai hai cặp tính trạng:
 Trong phép lai hai cặp tính trạng, yêu cầu học sinh phải nắm vững những kiến thức sau:
3.2.1. Thí nghiệm:
 - Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản:
 	Pt/c: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
 	F1: 100% Hạt vàng, vỏ trơn
	Cho F1tự thụ phấn:
	F2: có tỉ lệ kiểu hình:
	9 Hạt vàng, vỏ trơn.
	3 Hạt vàng, vỏ nhăn.
	3 Hạt xanh, vỏ trơn.
	1 Hạt xanh, vỏ nhăn.
 	F2: 3hoa đỏ : 1 hoa trắng
3.2.2. MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm:
Sơ đồ lai:
 - Quy ước gen:
	+ Gen A: Hạt vàng.
	+ Gen a: Hạt xanh.
	+ Gen B: Vỏ trơn.
	+ Gen b: Vỏ nhăn.
 - Xác định kiểu gen của P: P thuần chủng có kiểu gen:
	+ Hạt vàng, vỏ trơn: AABB
	+ Hạt xanh, vỏ nhăn: aabb.
 Sơ đồ lai:
Pt/c: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
 AABB aabb
Gp : AB ab
F1 : AaBb
 100% Hạt vàng, vỏ trơn
F1xF1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2: 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
Vàng, trơn
AABb
Vàng, trơn
AaBB
Vàng, trơn
AaBb
Vàng, trơn
Ab
AABb
Vàng, trơn
AAbb
Vàng, nhăn
AaBb
Vàng, trơn
Aabb
Vàng, nhăn
aB
AaBB
Vàng, trơn
AABb
Vàng, trơn
aaBB
Xanh, trơn
aaBb
Xanh, trơn
ab
AaBb
Vàng, trơn
Aabb
Vàng, nhăn
aaBb
Xanh, trơn
aabb
Xanh, nhăn
Ở F2 có:
Kiểu gen Kiểu hình
1AABB 
2AABb 9 A-B- 9 hạt vàng, vỏ trơn
2AaBB
4AaBb
1AAbb
2Aabb 3 A-bb 3 Hạt vàng, vỏ nhăn 
1aaBB
2aaBb 3 aaB- 3 Hạt xanh, vỏ trơn
1aabb à 1 aabb 1 Hạt xanh, vỏ nhăn
3.2.3. Nội dung quy luật phân li độc lập:
 - Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
3.2.4. Phép lai phân tích:
 - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
Sơ đồ lai minh họa:
	P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn 
 AABB aabb 
 G. AB ab 
F1. AaBb 
KH. 100% Hạt vàng, vỏ trơn 
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ (1 : 1)(1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp.
 Sơ đồ lai minh họa:
	P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn 
 AaBb aabb 
 G. AB, Ab, aB, ab ab 
F1. 1 AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 
KH. 1 Vàng, trơn : 1 Vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn. 
3.2.5. Hướng dẫn HS nhận dạng và cách giải các bài tập:
 - Tương tự như trong lai một cặp tính trạng, trong phần bài tập di truyền liên quan đến phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen ta thường gặp hai dạng bài tập: Bài toán thuận và bài toán nghịch.
3.2.5.1: Bài toán thuận: Đây là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ. Từ đó xác đinh kiểu gen, kiểu hình của con và lập sơ đồ lai.
* Cách giải: Gồm 3 bước:
 - Bước 1: Dựa vào đề bài à quy ước gen.
 - Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ à biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ.
 - Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể:
Ở ruồi giấm: hai tính trạng thân xám, lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, lông dài. Mỗi gen nằm trên một NST riêng rẽ.
 Cho giao phối giữa ruồi giấm thuần chủng có thân xám, lông ngắn với ruồi giấm thân đen, lông dài; thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2.
 Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2.
Giải:
- Bước 1: Theo đề bài, qui ước:
 Gen A: thân xám; gen a: thân đen
 Gen B: lông ngắn; gen b: lông dài
- Bước 2: Xác định kiểu gen của P
 Ruồi giấm P thuần chủng có thân xám, lông ngắn mang kiểu gen AABB.
 Ruồi giấm P có thân đen, lông dài mang kiểu gen aabb.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai
 P: AABB (thân xám, lông ngắn) x aabb (thân đen, lông dài)
 Gp: AB ab
 F1 : Kiểu gen: AaBb
 Kiểu hình: 100% thân xám, lông ngắn
 F1 giao phối với nhau: 
 F1: AaBb x AaBb
 GF1 : AB, Ab, aB, ab
 F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
Xám, ngắn
AABb
Xám, ngắn
AaBB
Xám, ngắn
AaBb
Xám, ngắn
Ab
AABb
Xám, ngắn
AAbb
Xám, dài.
AaBb
Xám, ngắn
Aabb
Xám, dài.
aB
AaBB
Xám, ngắn
AaBb
Xám, ngắn
aaBB
đen, ngắn
aaBb
đen, ngắn
ab
AaBb
Xám, ngắn
Aabb
Xám, dài.
aaBb
đen, ngắn
aabb
Đen, dài
Ở F2 có:
Kiểu gen Kiểu hình
1AABB 
2AABb 9 A-B- 9 Thân xám, cánh ngắn
2AaBB
4AaBb
1AAbb
2Aabb 3 A-bb 3 Thân xám, cánh dài.
1aaBB
2aaBb 3 aaB- 3 Thân đen, cánh ngắn
1aabb à 1 aabb 1 Thân đen, cánh dài.
3.2.5.2: Bài toán nghich: Đây là dạng bài toán dựa cho biết kết quả kiểu hình ở con lai. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai..
* Cách giải: Gồm 3 bước:
 - Bước 1: Dựa vào đề bài à Xác định tỉ lệ kiểu hình ở con lai à Xác định kiểu gen của P.
Chú ý: Các tỉ lệ cần nhớ:
	+ (3:1)(3:1) = 9:3:3:1 à Kết quả của quy luật phân li độc lập.
	+ 100% hoặc (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 à Kết quả của phép lai phân tích.
	+ (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 à cặp tính trạng có tỉ lệ (3:1) tuân theo quy luật phân li, cặp tính trạng có tỉ lệ (1:1) tuân theo kết quả của phép lai phân tích.
	+ 6,25%, 18,75%, 56,25% à Đây là tỉ lệ từng cặp tính trạng trong lai hai căp tính trạng của menđen à Đây là kết quả của quy luật phân li độc lập.
 - Bước 2: Quy ước gen.
 - Bước 3: Xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở P và lập sơ đồ lai.
* Vận dụng vào bài tập cụ thể: Trong quá trình lấy các ví dụ cụ thể để hướng dẫn học sinh làm cần lấy đầy đủ tất cả các tỉ lệ để củng cố khả năng vận dụng kết quả phép lai hai cặp tính trạng. Sau đây tôi xin đưa ra một số bài tập cụ thể minh họa.
 Ví dụ 1: Cho biết gen R: Quả đỏ, r: Quả vàng.
 D: Lá dài, d: lá ngắn.
Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho P tự thụ phấn, F1 có kết quả:
	360 cây quả đỏ, lá dài.
	120 cây quả đỏ, lá ngắn.
	119 cây quả vàng, lá dài
	40 cây quả vàng, lá ngắn.
Biện luận và lập sơ đồ lai.
Giải
- Xét tỉ lệ kiểu hình ở cơ thể F1:
Quả đỏ, lá dài : Quả đỏ, lá ngắn : quả vàng, lá dài : quả vàng, lá ngắn = 360 : 120 : 119 : 40 = 9 : 3: 3 : 1 à Đây là tỉ lệ của quy luật phân li độc lập à P có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen: RrDd, Kiểu hình: Quả đỏ, lá dài.
- Lập sơ đồ lai:
 P: RrDd (Quả đỏ, lá dài) x RrDd (Quả đỏ, lá dài)
 Gp: RD, Rd, rD, rd
 F1:
RD
Rd
rD
rd
RD
RRDD
Đỏ, dài
RRDd
Đỏ, dài
RrDD
Đỏ, dài
RrDd
Đỏ, dài
Rd
RRDd
Đỏ, dài
RRdd
Đỏ, ngắn
RrDd
Đỏ, dài
Rrdd
Đỏ, ngắn
rD
RrDD
Đỏ, dài
RrDd
Đỏ, dài
rrDD
Vàng, dài
rrDd
Vàng, dài
rd
RrDd
Đỏ, dài
Rrdd
Đỏ, ngắn
rrDD
Vàng, dài
rrdd
Vàng, ngắn
 KG: 9R-D- : 3R-dd : 3rrDd : 1rrdd
 KH: 9 đỏ, dài : 3 đỏ, ngắn : 3 vàng, dài : 1 vàng, ngắn
 Ví dụ 2: Từ một phép lai giữa hai thứ cà chua, người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 37,5% thân cao, quả đỏ, 37,5% thân cao, quả vàng : 12,5% thân thấp, quả đỏ : 12,5% thân thấp, quả vàng. Biết hai cặp tính trạng chiều cao thân và màu sắc quả di truyền độc lập với nhau. Thân cao, quả đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, quả vàng. Biện luận xác định P và lập sơ đồ lai
Giải
- Theo đề ra, quy ước gen:
 + Gen A: Thân cao, gen a: Thân thấp.
 + Gen B: Quả đỏ, gen b: Quả vàng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở cơ thể F1:
 Thân cao : Thân thấp = (37,5% + 37,5%) : (12,5% + 12,5%) = 3 : 1 à Đây là kết quả của quy luật phân li à P có kiểu gen dị hợp: Aa (1)
 Qủa đỏ : Quả vàng = (37,5% + 12,5%) : (37,5% + 12,5%) = 1 : 1 à Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích à P có kiểu gen: 1 cây có KG dị hợp Bb và 1 cây mang tính trạng lặn có kiểu gen bb (2).
- Từ (1) và (2) à P có KG:
 + Một cây có KG: AaBb (Thân cao, quả đỏ).
 + Một cây có KG: Aabb (Thân cao, quả vàng).
- Sơ đồ lai:
 P: 	 AaBb (Thân cao, quả đỏ) 	 x 	Aabb (thân thấp, quả vàng)
 Gp: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
 F1: 
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
Thân cao, quả đỏ
AAbb
Thân cao, quả vàng
AaBb
Thân cao, quả đỏ
Aabb
Thân cao, quả vàng
ab
AaBb
Thân cao, quả đỏ
Aabb
Thân cao, quả vàng
aaBb
Thân thấp, quả đỏ
aabb
Thân thấp, quả vàng
KH: 3 Thân cao, quả đỏ.
 3 Thân cao, quả vàng.
 1 thân thấp, quả đỏ.
 Ví dụ 3: Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được:
 - 120 cây thân cao, hạt dài.
 - 119 cây thân cao, hạt tròn.
 - 121 cây thân thấp, hạt dài.
 - 120 cây thân thấp, hạt tròn. 
Biết tính trạng chiều cao thân, hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao, hạt dài là hai tính trạng trội.
Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.
Giải
- Theo đề bài ra, quy ước gen:
 + Gen A: Thân cao, Gen a: Thân thấp.
 + Gen B: Hạt dài, Gen b: Hạt tròn.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F1:
 + Thân cao : thân thấp = (120+119) : (121+120) = 1: 1 à Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích à P có kiểu gen: Aa và aa. (1)
 + Hạt dài : Hạt tròn = (120+121) : (119+120) = 1 : 1 à Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích à P có kiểu gen: Bb và bb. (2)
- Từ (1) và (2) à P có kiểu gen: 
	P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn).
Hoặc: P: Aabb (thân cao, hạt tròn) x aaBb (thân thấp. Hạt dài).
- Sơ đồ lai:
 + Trường hợp 1:
 P: AaBb (thân cao, hạt dài) x aabb (thân thấp, hạt tròn).
 GP: AB, Ab, aB, ab ab
 F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
 KH: 1cây thân cao, hạt dài : 1cây thân cao, hạt tròn : cây thân thấp, hạt dài : cây thân thấp, 

File đính kèm:

  • docSinh THCS - Le Van Cuong - THCS Tam Lu - Quan Son.doc