Nâng cao hiệu quả dạy thí nghiệm thực hành môn sinh 8

. Sau tiết dạy này ở lớp 8B, C,D tôi có nhận xét sau: Đây là bài học có nội

dung kiến thức không khó nhưng lại hết sức cần thiết - nó củng cố kiến thức về hô hấp đã học trong bài trước nhưng quan trong hơn là giúp học sinh có kỹ năng tiến hành các thao tác hô hấp nhân tạo phục vụ cuộc sống. Nhưng khi thực hiện bài này tôi gặp phải khó khăn là:

 + Đối tượng học sinh đang ở độ tuổi 13 - 14 đang bước vào giai đoạn dậy thì giai đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên . Cơ thể phát triển mạnh đồng thời cũng chuyển biến mạnh về mặt tâm sinh lý.

 + Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có mô hình người cho thực hành.

 

doc35 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy thí nghiệm thực hành môn sinh 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 ....... 
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên còn ngại dạy thực hành và do đời sống khó khăn nên giáo viên chưa có nhiều thời gian để đầu tư cho tiết dạy có hiệu quả cao.
 Trong quá trình dạy gặp phải nhiều khó khăn như trên tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm ra một số giải pháp mà theo tôi nó giúp tiết thực hành thí nghiệm có hiệu quả hơn.
 III - giải pháp nâng cao hiệu quả trong dạy thí nghiệm thực hành môn sinh 8.
 1 -Một số nguyên tắc chung khi dạy thí nghiệm thực hành: 
 Cùng với một số môn khoa học khác như : Hoá học, vật lý......thì môn sinh học là một trong những môn mà lượng kiến thức mà học sinh thu nhận và tích luỹ từ thí nghiệm thực hành là tương đối lớn. Đối với giáo viên thì giờ dạy thực 
hành là rất khó khăn về mọi phương diện: Quản lý lớp, chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm, tổ chức học sinh làm thí nghiệm và rút ra kết luận.... Làm thế nào khắc phục những khó khăn trên để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được điều này thì mỗi giáo viên đều có những giải pháp riêng tuỳ thuộc vào khả năng của mình, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Nhưng dù chọn giải pháp nào thì người giáo viên cũng phải xuất phát từ:
 + Mục tiêu của bài dạy.
 + Mục đích lý luận dạy học nhằm gây ý thức động cơ học tập.
 + Nội dung bài học thuộc phần kiến thức nào là kiến thức giải phẫu, 
 sinh lý- sinh thái hay kiến thức vệ sinh.
 + Đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
 + Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có tiêu bản mô hình, mẫu
 ngâm, dụng cụ mổ, kính hiển vi.... hay không và chất lượng của chúng 
 ra sao.
 Căn cứ vào những cơ sở nói trên giáo viên lựa chọn cách tiến hành sao cho học sinh hứng thú học tập nhất và có hiệu quả nhất. Người giáo viên dù có chọn cách nào thì cũng phải đảm bảo tính khoa học là hàng đầu.
 Dạy thí nghiệm thực hành cũng phải đảm bảo tính khoa học vì hầu hết các tiết thực hành thí nghiệm được tiến hành không chỉ minh hoạ cho kiến thức SGK hoặc do giáo viên cung cấp mà chủ yếu là nguồn tri thức và phương tiện để học sinh khai thác tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Khoa học là đặc tính cơ bản quyết định chất lượng và nội dung kiến thức. Cùng với tính khoa học, tính vừa sức là yêu cầu đầu tiên về nội dung và phương pháp dạy học nói chungvà dạy học sinh học nói riêng. Những kiến thức kỹ năng giáo viên cung cấp cho học sinh phải là kiến thức kỹ năng căn bản của môn sinh học có như vậy nội dung tri thức mới trở thành cơ sở của thế giới quan khoa học và phẩm chất tư tưởng đạo đức của con người. Dạy sinh học nói chung và thực hành thí nghiệm ở môn sinh học nói riêng chỉ có thể đạt kêt quả cao nếu 
tiến hành trên cơ sở kiến thức khoa học có hệ thống, hiện đại, căn bản, mang
 đầy đủ tính sư phạm và đặc trưng của bộ môn sinh học là phương pháp thuộc nhóm trực quan và thực hành. Vì vậy một nguyên tắc cơ bản trong việc thực hành thí nghiệm là đảm bảo tính khoa học. Đây là cơ sở vững chắc để thực hiện giáo dục, giáo dưỡng phát triển năng lực của học sinh. Nhiệm vụ này thể hiện trước hết về độ chính xác của các kiến thức và kỹ năng.
 Ngoài việc đảm bảo tính khoa học thì tính chính xác và tính hình ảnh cũng vô cùng quan trọng. Tính hình ảnh có giá trị truyền cảm mạnh mẽ, có sức hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Song để việc giảng dạy có hiệu quả cao và học sinh tiếp thu được thông tin chuẩn xác yêu cầu chuẩn bị, thao tác thực hành phải chính xác. Do đó việc chuẩn bị thực hành là vô cùng quan trọng nó quyết định 50% sự thành công của thí nghiệm. Đặc biệt giáo viên phải tiến hành làm thử trước khi hướng dẫn học sinh để giải quyết những khó khăn nảy sinh trong khi thực hành giúp giờ dạy có hiệu quả cao. Việc chuẩn bị không chu đáo của giáo viên có thể dẫn tới việc học sinh lĩnh hội sai kiến thức hoặc không hoàn thành giờ dạy. Bên cạnh những yêu cầu của bài giáo viên có thể chuẩn bị thêm tranh, ảnh, mô hình, hoặc những dụng cụ cần thiết khác để việc thực hành để học sinh giải thích hiện tượng rễ ràng hơn.
 Ngoài ra dạy học thực hành - thí nghiệm còn phải đạt được mục đích giáo dục và phát triển nhân cách học sinh nhằm nâng cao chất lượng bài học và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
 Trên đây là những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học.
 2 - Những biện pháp sư phạm cụ thể khi dạy thí nghiệm thực hành môn sinh học 8.
 - Dạy thí nghiệm thực hành giúp học sinh tiếp thu kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau như: 
 + Kiểm chứng, khẳng định kiến thức đã học.
 + Tìm tòi lĩnh hội kiến thức mới.
 + Lĩnh hội những kiến thức nâng cao.
 Tuỳ nội dung thực hành, đối tượng học sinh mà giáo viên dừng lại ở mức độ nào: Kiểm chứng, tìm tòi kiến thức hay nâng cao nội dung kiến thức. Giáo viên có thể thực hiện cả 3 yêu cầu này trong cùng một nội dung thí nghiệm thực hành. Nhưng dừng lại ở mức độ nào, ở trên đối tượng học sinh nào đòi hỏi người giáo viên phải cân nhắc và chuẩn bị chu đáo.
 Chương trình sinh học 8 giúp học sinh nghiên cứu chính cơ thể mình thông qua môn: Cơ thể người và vệ sinh . Mục đích của môn học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt đông sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các bịên pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể, nâng cao hiệu quả học tập góp phần đào tạo con người năng động sáng tạo. để có thể đạt được mục tiêu đề ra trên.
 Dựa trên mục tiêu của môn học nói chung và của nội dung kiến thức nói riêng tôi đã nghiên cứu và thực hiện giảng dạy theo 2 phương pháp khác nhau:
+ Một phương pháp theo như hướng dẫn sách giáo khoa, sách giáo viên ở lớp 8B, C,D.
+ Một phương pháp theo nghiên cứu của tôi để khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy ở lớp 8A .
 Trong 2 năm học 2005 - 2006, 2006 - 2007 tôi đã nghiên cứu và thực hiện đổi mới trong một số giờ dạy thí nghiệm thực hành sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh của trường tôi đã thu được một số kết quả nhất định.
 Sau đây là một số ví dụ cụ thể về việc nâng cao hiệu quả dạy thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học lớp 8 trong từng phần nội dung kiến thức hay từng bài..
a - Tiết 24 - bài 23: Thực hành : Hô hấp nhân tạo
 * Mục tiêu của bài học cần đạt được: 
 - Mục tiêu về kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
 + Hiểu rõ cơ sở của hô hấp nhân tạo.
 + Nắm được trình tự các bước hô hấp nhân tạo.
 + Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
 + Nêu được cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo.
Mục tiêu về kỹ năng: Học sinh rèn luyện được các kỹ năng
 + Hoạt động nhóm.
 + Vận dụng kiến thức liên quan để giải thích hiện tượng khi tiến hành hô hấp nhân tạo.
 + Thao tác hà hơi thổi ngạt, ấn lồng ngực.
+ Quan sát hiện tượng và áp dụng kiến thức đã học để giải thích
 - Mục tiêu về thái độ:
 + Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể, ý thức học tập để ứng dụng các kiến thức các kiến thức đã học vào thực tế và có ý thức giúp đỡ người gặp nạn.
 *Chuẩn bị
 - Chuẩn bị của học sinh: Giáo viên yêu cầu:
+ Mỗi học sinh đọc trước thông tin trong bài để nắm được các bước tiến hành thao hô hấp nhân tạo.
+Mỗi nhóm 3 học sinh chuẩn bị:
1chiếu cá nhân để tiến hành thực hành.
1 gối bông cá nhân.
1 hộp gạc( cứu thương) hoặc 1 mảnh vải màu 40 x 40 cm
 - Chuẩn bị của giáo viên:
 + Có thể chuẩn bị đĩa CD về thao tác của 2 phương pháp hô hấp nhân
 tạo.
 + Mô hình người bằng cao su (nếu có)
 * Nội dung bài giảng
 Dựa trên mục tiêu của bài, tôi đã tiến hành giảng dạy như sau:
ở lớp 8 B,C,D: 
 Tôi đã tiến hành dạy đổi mới theo như yêu cầu SGK và hướng dẫn ở sách giáo viên khi dạy phương pháp hô hấp nhân tạo như sau:
Các hoạt động dạy học
I - Mục tiêu của bài:
Hoạt động1: Tìm hiểu mục tiêu của bài:
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I trang 75 và trình bày mục tiêu của bài.
Giáo viên bổ sung 2 mục tiêu kỹ năng và thái độ.
( Mục tiêu đã trình bày ở phần trên)
II- Nội dung và cách tiến hành.
Khi gặp nạn nhân cần hô hấp nhân tạo thì chúng ta cần làm gì?
Cần tiến hành theo trình tự: ( Học sinh đọc thông tin SGK và trả lời)
+ Loại bỏ các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.
+ Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
1 - Các phương pháp loại bỏ nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và phương pháp loại bỏ :
 Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp và phương pháp loại bỏ các nguyên nhân đó.
 Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong bước 1 trang 175 SGK nêu các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.
KL: Các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp và các phương pháp loại bỏ các nguyên nhân này:
Trường hợp
Các nguyên nhân
Phương pháp loại bỏ
- Chết đuối
- Nước vào phổi
- Loại nước ra khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy
- Điện giật
- Dòng điện
-Ngắt dòng điện bằmg cách ngắt cầu dao hoặc dùng vật cách điện tách dây điện ra khỏi người nạn nhân.
-Thiếu khí hay có nhiều khí độc
- Thiếu khí ôxi hay có nhiều khí độc
- Khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
 2- Tiến hành hô hấp nhân tạo
Hoạt động 3: Các bước tiến hành hô hấp nhân tạo:
*Mục tiêu: - Kiến thức :
 + Học sinh phải nắm được các bước phương pháp hà hơi thổi ngạt,
 phương pháp ấn lồng ngực.
Kỹ năng: +Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
Thái độ: 
+Giáo dục lòng yêu khoa học và có ý thức bảo vệ cơ thể và giúp đỡ người gặp nạn.
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 trang 75- 76 SGK và trả lời câu hỏi:
- Phương pháp hà thơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào?
- Học sinh đọc thông tin mục1 trang 75- 76 SGK.
 - 1 học sinh trình bày các bước theo hướng dẫn SGK.
- Học sinh khác bổ sung.
a- phương pháp hà hơi thổi ngạt:
( SGK)
-Giáo viên chốt kiến thức theo nội dung SGK rồi làm thao tác mẫu cho học sinh. 
Học sinh quan sát các thao tác của giáo viên
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục trang 76 SGK và trả lời câu hỏi:
- Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành như thế nào?
Học sinh đọc thông tin mục 1 trang 75- 76 SGK.
- 1 học sinh trình bày theo nội dung SGK.
 b- Phương pháp ấn lồng ngực
(SGK)
 Giáo viên chốt lại các bước rồi làm thao tác mẫu cho học sinh.
- Học sinh quan sát các thao tác của giáo viên
Giáo viên có thể cho học sinh xem đĩa CD về các thao tác hô hấp nhân tạo.
- Học sinh theo dõi và nêu các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực
 Hoạt động 4: Thực hành hô hấp nhân tạo: 
Mục tiêu: - Kiến thức: + Giải thích được cơ sở khoa học của phương pháp hô 
 hấp nhân tạo.
 - Kỹ năng: 
 +Rèn luyện được các thao tác hà hơi thổi ngạt, ấn lồng ngực để học sinh có thể ứng dụng trong thực tế.
+ Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng.
Thái độ: 
+Giáo dục lòng yêu khoa học và có ý thức bảo vệ cơ thể và giúp đỡ người gặp nạn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Kiểm tra chuẩn bị của các nhóm học sinh.( 3 học sinh nam hoặc học sinh nữ 1 nhóm do giáo viên hay học sinh tự chỉ định từ tiết trước.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thao tác hà hơi thổi ngạt, ấn lồng ngực. Rồi nêu cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo.
- Giáo viên theo dõi các nhóm, yêu cầu nhóm làm tốt lên biểu diễn rồi rút kinh nghiệm của các nhóm để nêu ra những điểm thành công và chưa thành công của các nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức
- Các nhóm đặt đồ dùng đã chuẩn bị lên bàn
- Mỗi nhóm học sinh thay phiên nhau thực hành: 1 học sinh tiến hành các bước hô hấp nhân tạo trên 1 học sinh khác ( Nạn nhân) học sinh còn lại quan sát các thao tác của bạn xem đã chính xác chưa và quan sát hiên tượng.
- Thảo luận nhóm giải thích cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo
- Các nhóm nhận xét chung rồi nhận xét trong lớp.
- Nêu cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo.
c - Thực hành:
Cơ sở khoa học;
- Tạo các cử động hô hấp cho nạn nhân:
+ Khi thổi vào miện nạn nhân 
( dừng không ấn lồng ngực) tạo động tác hít vào.
+ Khi dừng không thổi vào miệng nạn nhân ( ấn vào lồng ngực) tạo động tác thở ra.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
 - Làm bản tường trình theo mục IV trang 77 SGK 
Thu dọn các đồ dùng gọn gàng.
Đọc trước bài 24 SGK.
. Sau tiết dạy này ở lớp 8B, C,D tôi có nhận xét sau: Đây là bài học có nội 
dung kiến thức không khó nhưng lại hết sức cần thiết - nó củng cố kiến thức về hô hấp đã học trong bài trước nhưng quan trong hơn là giúp học sinh có kỹ năng tiến hành các thao tác hô hấp nhân tạo phục vụ cuộc sống. Nhưng khi thực hiện bài này tôi gặp phải khó khăn là:
 + Đối tượng học sinh đang ở độ tuổi 13 - 14 đang bước vào giai đoạn dậy thì giai đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên . Cơ thể phát triển mạnh đồng thời cũng chuyển biến mạnh về mặt tâm sinh lý. 
 + Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có mô hình người cho thực hành.
 Chính những lý do này đã làm cho giờ dạy chưa có hiệu quả. Mặc dù có đổi mới phương pháp nhưng tôi nhận thấy còn một số hạn chế:
+ Học sinh còn ngại ngùng, chưa hứng thú học tập đặc biệt là khi thực hành phương pháp hà hơi thổi ngạt , hầu như học sinh không tự nguyện thực hành nên chưa rèn cho học sinh được kỹ năng thực hành theo yêu cầu của bài.
+ Học sinh rất khó khăn khi trình bày cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo đặc biệt là phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Với phương pháp này học sinh chưa đạt được hết các yêu cầu của bài.
B: ở lớp 8A
 Để khắc phục những hạn chế trên tôi đã nghiên cứu tìm ra một số giải pháp theo tôi là có hiệu quả hơn và phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của trường. Cũng căn cứ vào mục tiêu của bài như đã nêu ở trên tôi đã tiến hành dạy trên lớp 8A như sau:
Chuẩn bị:
 * Chuẩn bị của học sinh:
Tôi không yêu cầu học sinh mang chiếu như yêu cầu SGK.
Mỗi nhóm học sinh 3 người chuẩn bị:
 + 1 gối bông .
 + 1 hộp gạc( cứu thương) hoặc 1 mảnh vải màu 40 x 40 cm
 +Đặc biệt tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn dụng cụ cho tiết thực hành mà sách giáo khoa không yêu cầu đó là: Học sinh chuẩn bị một mặt nạ có đục thủng lỗ ở miệng có cắm một ốnghình chữ L gắn với 1 quả bóng bay ( tượng trưng cho phổi của nạn nhân), khoảng trống trong lòng mặt nạ cho các loại giấy cũ hoặc bông để mặt nạ cứng hơn thực hành rễ ràng hơn. Yêu cầu học sinh phải buộc thật chặt quả bóng bay vào mặt nạ sao cho thổi được quả bóng bay qua lỗ thủng ở miệng của mặt nạ( quả bóng bay tượng trưng cho phổi của nạn nhân). Giáo viên có thể mang mẫu đã làm cho học sinh xem.
Quả bóng bay
ống hình chữ L
Miệng 
Mặt nạ 
 Hình vẽ: Dụng cụ giáo viên yêu cầu học sinh làm như hướng dẫn ở trên
*Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn một số mặt nạ như đã nói ở trên. 
+ Đĩa CD về các thao tác hô hấp nhân tạo
@ Nội dung bài giảng:
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh khi vào tiết học. 
 Các bước tiến hành thực hành đều giống như các lớp 8B, C, D đã trình bày
 ở trên. Nhưng riêng hoạt động 4 đặc biệt là nội dung thực hành hà hơi thổi ngạt tiến hành như sau:
 Hoạt động 4: Thực hành hô hấp nhân tạo: 
 Mục tiêu của hoạt động này như đã trình bày ở trên
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu học sinh lấy đồ dùng đã chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên lên bàn.
- Cả lớp theo dõi giáo viên làm mẫu: Đặt chiếc mặt nạ
 ( đầu của nạn nhân) lên gối trên bàn học sao cho chiếc mặt nạ ngửa ra phía sau theo hướng dẫn sách giáo khoa rồi tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt theo các bước.
 - Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành rồi rút kinh nghiệm trong nhóm.
- Giáo viên quan sát các nhóm học sinh tiến hành thao tác tiếp tục hướng dẫn học sinh chưa thao tác chính xác.
- Yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm trước toàn lớp vễ những thao tác đã thực hiện đúng và chưa thực hiện đúng.
- Đại diện nhóm thực hiện chính xác nhất lên biểu diễn cho các bạn.
- Yêu cầu học sinh nêu trạng thái của quả bóng bay khi tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt.
- Dựa trên hiện tượng em quan sát được trên hãy trình bày cơ sở khoa học của biện pháp hô hấp nhân tạo?
- Để dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
-Theo dõi giáo viên làm mẫu .
- Từng học sinh trong các nhóm tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt theo từng bước đã nêu ở hoạt động trước.
-Các học sinh còn lại trong nhóm quan sát các thao tác của bạn để rút kinh nghiệm cho bạn đặc biệt là chú ý tới trạng thái của quả bóng bay khi thực hiện các động tác hô hấp để giải thích cơ sở khoa học của phương pháp hô hấp nhân tạo.
- Các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm cho nhau.
-Nhóm rút kinh nghiệm.
- Học sinh toàn lớp quan sát.
Học sinh nêu được:
+ Khi thổi vào miệng mặt nạ thì quả bóng bay phồng to.
+ Khi ngừng không thổi vào miệng của mặt nạ thì quả bóng bay xẹp xuống.
- Nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
- Cơ sở khoa học như đã nêu ở trên.
Sau khi dạy tiết học này ở lớp 8A tôi thấy đã khắc phục được một số hạn chế đã nêu ở phương pháp dạy học trên đối tượng học sinh của lớp 8 B,C,D là:
 + Học sinh rất hứng thú khi học tập.
 + Học sinh được tiến hành các thao tác hô hấp nhân tạo mà không e ngại. Từ đó học sinh có kỹ năng để có thể giải quyết được các tình huống trong thực tế có liên quan đến kiến thức của bài.
+ Học sinh có thể dễ dàng nêu được cơ sở khoa học của phương pháp hà hơi thổi ngạt nhờ quan sát trạng thái của quả bóng bay ( phổi) : phồng to khi tiến hành thao tác thổi vào miệng nạn nhân ( tạo động tác hít vào cho nạn nhân), xẹp xuống khi chúng ta ngừng thổi ( tạo động tác thở ra cho nạn nhân) .
 Như vậy với những nghiên cứu này tôi đã khắc phục được những khó khăn và học sinh đã lĩnh hội đượckiến thức nhất định theo mục tiêu của bài.
 Nghiên cứu này của tôi còn gặp phải một số khó khăn nhỏ: Mặt nạ mua ở ngoài thị trường mềm, yếu, nhanh hỏng nên khi tiến hành các thao tác chưa được thuận tiện lắm. Theo tôi nghĩ thì các nhà trường, các công ty sản xuất thiết bị trường học nên đầu tư làm chiếc mặt nạ có chất lượng tốt hơn có thể sử dụng được nhiều năm.
b - Tiết 27- bài 26: Thực hành - Tìm hiểu hoạt động của enzim
 * Mục tiêu:
- Mục tiêu về kiến thức: Sau khi học song bài này học sinh có thể:
+ Biết cách đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động.
+ Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm và đối chứng.
- Mục tiêu về kỹ năng: Sau khi học song bài này học sinh có thể nắm được các kỹ năng:
+ Nghiên cứu thông tin.
+ Thao tác thực hành.
+ Hoạt động nhóm.
+ Quan ssát hiện tượng và giải thích các hiện tượng.
- Mục tiêu về thái độ:
 + Giáo dục lồng yêu khoa học và nghiên cứu khoa học để tìm hiểu cơ thể người và biện pháp bảo vệ cơ thể.
 *Phương tiện dạy học:
_ - Chuẩn bị của học sinh:
 + Nứơc bọt hoà loãng ( 25%) lọc qua bông.( học sinh có thể lấy và lọc trước)
 + Hồ tinh bột (1%) ( học sinh chuẩn bị ở nhà mang đến )
- Chuẩn bị của giáo viên:
 + Dụng cụ cho mỗi đơn vị nhóm 8 học sinh: (Tuỳ số lượng học sinh mà giáo viên có số dụng cụ cho phù hợp)
 12 ống nghiệm nhỏ (10ml)
 2 giá để ống nghiệm
 2 đèn cồn và giá đun
 2 ống đong chia độ
 1 cuộn giấy đo PH
 2 phễu nhỏ và bông lọc
1 bình thuỷ tinh 4- 5 lít, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm may so đun nước.
 + Vật liệu
 Dung dịch HCl ( 2%)
 Dung dịch Iốt(1%)
 Thuốc thử Strôme
Nội dung bài giảng:
 Căn cứ vào mục tiêu bài đã nêu ở trên tôi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Tôi đã dạy tiết này theo hướng dẫn của SGK và sách giáo viên trên lớp 8 B, C, D như sau:
A - ở lớp 8 B, C, D
 Mục tiêu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu của bài học:
yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK nêu mục tiêu của bài học.
Giáo viên bổ sung mục tiêu vềkỹ năng và thái độ.
Chốt kiến thức như mục tiêu đã nêu ở trên.
 II - Nội dụng và cách tiến hành:
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí
 nghiệm.
Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Trình bày được các bước tiến hành thí nghịêm và chuẩn bị thí nghiệm
+ Kỹ năng: Học sinh rèn luyện được các kỹ năng nghiên cứu thông tin, nhận dụng cụ thí nghiệm, chuẩn bị thí nghiệm.
+ Thái độ: Giáo dục lòng yêu khoa học và tìm hiểu cơ thể người.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu học sinh tr

File đính kèm:

  • docSKKN 2006-2007.doc