Ngữ văn 12 - Phân tích tâm trạng Quang Dũng khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và đồng đội trong khổ 1 bài thơ: Tây tiến

 . Hình ảnh “súng ngửi trời” là một thi ảnh đẹp, táo bạo, hóm hỉnh, tinh nghịch mang đậm chất lính người lính TT trước thiên nhiên khắc nghiệt không bị chìm đi mà nổi lên đầy thách thức, kiêu hùng.

. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” với dấu phẩy ở giữa câu như bị bẻ đôi diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên : cao chót vót, nhìn xuống : sâu thăm thẳm , những thanh trắc liên tục đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn.

. Địa danh “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch ” ? ấn tượng xa lạ, hoang sơ.

. Sau câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc, QD hạ một câu thơ lơ lửng thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” như tiếng thở phào nhẹ nhỏm sau khi vượt qua bao đèo cao, suối sâu, tạm dừng chân bên mộ dốc núi, phóng tầm mắt ra xa, qua một không gian mịt mù sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biên khơi, rừng núi một “đêm hơi” mơ hồ, huyền ảo gợi một niềm đầm ấm, thân mật trong lòng người.

. “Mường Lát đêm hơi”: câu thơ như một gam màu lạnh giữa những gam màu nóng trong hội hoạ, làm dịu lại, xoa mát cả đoạn thơ.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ngữ văn 12 - Phân tích tâm trạng Quang Dũng khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và đồng đội trong khổ 1 bài thơ: Tây tiến, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
tây tiếnLàm văn : Phân tích tâm trạng Quang Dũng khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và đồng đội trong khổ 1 bài thơ :a. Mở bài :+ Giới thiệu : - Quang Dũng : nhà thơ lãng mạn, nghệ sỹ tài hoa. - “Tây Tiến” : . Hoàn cảnh sáng tác. . Yù nghĩa khái quát bài thơ. - Đoạn trích : nội dung (thiên nhiên Tây Bắc, đoạn đường hành quân gian khổ).+ Trích thơ (trong ngoặc kép). “Chúng tôi đi chẳng tiếc đời xanh, (tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi,Thì còn chi Tổ quốc”.Đó là ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những chàng trai thời chiến. Và nhà thơ QD với “TT” – một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp – đã trở thành một trong những nhà thơ trẻ đầy tài năng của những năm tháng không thể nào quên. 1948, khi từ biệt đoàn quân TT thân yêu, lúc ngồi ở Phù Lưu Chanh, người đại đội trưởng ấy viết bài thơ này trong nỗi nhớ cồn cào về đơn vị cũ, về một đoạn đời chinh chiến đã qua, về những miền đất mà mình đã đặt chân đến, về những đồng đội từng sống chết có nhau và về cả những kỷ niệm khó quên của mình : “”B. THÂN BÀI :1. Giới thiệu một vài nét về đoàn quân TT:+ Đơn vị bộ đội thành lập mùa xuân 1947, với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào.+ Địa bàn hoạt động TT rất lớn : từ TB đến Sầm Nưa rồi vòng về Tây Thanh Hoá.+ Chiến sỹ TT phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó có nhiều học sinh, trí thức.+ Sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan và dũng cảm.2. KN về đoàn quân TT : “Sông Mã  chơi vơi”+ Nhớ TT là nhớ ngay về “rừng núi”. Đây là nỗi nhớ “chơi vơi” dâng sóng ngay từ những câu mở đầu, làm cho bài thơ ăm ắp nỗi nhớ.+ Cảm giác trống vắng, nuối tiếc lửng lơ, không định vị, định hình  tâm trạng một người đang nhớ về những gì đã qua, đã tuột khỏi tay mình nên nó cồn cào, ám ảnh tâm trí và da diết nhớ thương đến vô cùng.+ Trong dòng hoài niệm đã xuất hiện một cái tên lịch sử “TT”, mà gắn liền là dòng sông Mã hùng vỹ đã chứng kiến biết bao vui buồn của cuộc đời người chiến binh. Bây giờ “sông Mã” và “TT” đã “xa rồi”, đã cuộn tròn thành nỗi nhớ.+ Từ láy “chơi vơi” và thán từ “ơi” + điệp từ “nhớ”  lan toả, ngân dài như tiếng vọng vào vách đa ùmà phản âm lại, như dao động của những con sóng kế tiếp nhau vỗ vào bờ, như tiếng vang bất chợt bật ra từ cõi nhớ.3. Nhớ bước chân kiêu hùng của người lính TT :a. Hành quân xuyên rừng, bạt núi trong thiên nhiên khắc nghiệt : núi cao, dốc thẳm, sương dày, thác gầm, cọp dữ, mưa mịt mù trời đất.+ QD vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở-dữ dội, hoang vu-heo hút của núi rừng TB – địa bàn hoạt động của TT – một đoạn thơ đầy âm điệu :. Dựng thành dốc : “khúc khuỷu, thăm thẳm, lên – xuống” hun hút đến ghê người  đường hành quân gian lao vất vả : “Dốc lên Ngàn thước ”. Sương thì dày che “lấp” cả “đoàn quân mỏi”, dốc núi gập ghềnh tựa như vách đá, hai lối đi hẹp và dựng đứng, phía ngoài mịt mờ xa lạngười lính leo lên những ngọn núi cao như đang đi trong những đám mây, mũi súng chạm đến đỉnh trời . Hình ảnh “súng ngửi trời” là một thi ảnh đẹp, táo bạo, hóm hỉnh, tinh nghịch mang đậm chất lính  người lính TT trước thiên nhiên khắc nghiệt không bị chìm đi mà nổi lên đầy thách thức, kiêu hùng.. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” với dấu phẩy ở giữa câu như bị bẻ đôi diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên : cao chót vót, nhìn xuống : sâu thăm thẳm, những thanh trắc liên tục đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn.. Địa danh “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch”  ấn tượng xa lạ, hoang sơ.. Sau câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc, QD hạ một câu thơ lơ lửng thanh bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” như tiếng thở phào nhẹ nhỏm sau khi vượt qua bao đèo cao, suối sâu, tạm dừng chân bên mộ dốc núi, phóng tầm mắt ra xa, qua một không gian mịt mù sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biên khơi, rừng núi một “đêm hơi” mơ hồ, huyền ảogợi một niềm đầm ấm, thân mật trong lòng người.. “Mường Látđêm hơi”: câu thơ như một gam màu lạnh giữa những gam màu nóng trong hội hoạ, làm dịu lại, xoa mát cả đoạn thơ.. Miền Tây ngày ấy là nơi ngự trị của vẻ âm u, hoang dã, là thử thách ghê gớm dặt ra cho người lính. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở chiều thời gian bằng hình thức điệp và láy “chiều chiều, đêm đêm”  những đe doạ khủng khiếp luôn rình rập con người : “Chiều chiều  Đêm đêm ” Núi rừng miền Tây luôn có những âm thanh ghê gợn, luôn cất lên để khẳng định cái uy lực đe doạ từ ngàn đời của nó. Nói đến cái hùng vỹ, khắc nghiệt của Tây Bắc cũng chính là làm nổi bật sự hào hùng của người chiến sỹ TT.b. Hình ảnh người lính TT trên đường hành quân :+ TT là một cuộc hành quân vô cùng gian khổ, gian khổ đến nỗi : “Anh bạn  bỏ quên đời”. Người chiến sỹ ấy đã “gục” xuống khi chân không còn bước được nữa, “gục” xuống ngay trên đường đi, trong tư thế của một người đang hành quân, ngay trên quân trang của mình và họ thật sự đã “bỏ quên đời”  một cái chết nhẹ như lông hồng, hy sinh thanh thản mà đáng quý.. Hai câu thơ của QD dẫu có buồn vì nói đến sự hy sinh, mất mát nhưng không bi đát bởi thái độ của người ra đi. Thái độ vì nước quên thân ấy của người lính TT nói riêng và của người chiến sỹ Việt Nam nói chung cứ sáng lên rạng rỡ trong cả hồn người. Rạng rỡ để mà bất diệt.+ Tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời :. Cảm nhận hương hoa về đêm, mùi thơm nếp xôi.. Phát hiện những sợi khói mong manh như sương.. Bông đùa trong gian khổ, chết chóc bởi “súng ngửi trời” và “bỏ quên đời”.c. KN những ngày ở miền Tây ấm áp : + Một thoáng thanh bình dọc đường hành quân  KN ngọt ngào – là nguồn động viên tíêp sức cho những người lính băng qua những năm tháng chiến đấu gian khổ trong đời mình.+ Hai chữ “mùa em” là sự sáng tạo ngôn từ độc đáo thật bạo – lạ, thật đa tình và cũng thật  QD  sự hoà hợp giữa cảnh và người TB tạo nên sự say đắm lòng người đến bâng khuâng.4. Nhận xét : Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết của QD về thiên nhiên núi rừng TB, về những người lính TT giàu ý chí, vững niềm tin, nghị lực phi thường, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.c. Kết bài : Bằng cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng, bài thơ thể hiện tình đồng đội, đồng chí cao cả, tình yêu quê hương đất nước chân tình, sâu nặng.Có thể nói đây là bài thơ hay của thơ ca thời chống Pháp. Tóm gọn nội dung, nghệ thuật đã phân tích. Đánh giá giá trị tác giả, tác phẩm.

File đính kèm:

  • pptphan_tich_kho_1_bai_tho_Tay_Tien.ppt
Bài giảng liên quan