Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945

I. Tình hình thế giới và Đông Dương

* Thế giới:

 - Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới bùng nổ. Phát xít Đức tấn công Pháp, Pháp thua cuộc.

* Đông Dương:

 - Quân phiệt Nhật tấn công Trung Quốc và tiến sát tới biên giới Việt-Trung.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỜI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
BÀI 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Tình hình thế giới và Đông Dương
* Thế giới:
   - Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới bùng nổ. Phát xít Đức tấn công Pháp, Pháp thua cuộc.
* Đông Dương:
   - Quân phiệt Nhật tấn công Trung Quốc và tiến sát tới biên giới Việt-Trung.
→Pháp đứng trước 2 nguy cơ: một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương bùng cháy, hai là bị Nhật hất cẳng.
   -Pháp câu kết với Nhật cùng bóc lột nhân dân Việt Nam, khiến cho nhân dân them khổ cực, điêu đứng.
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên:
 Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
   -Bối cảnh: Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tấn công thực dân Pháp.
   - Diễn biến:
      + Dưới sự chỉ huy của Đảng bộ Bắc Sơn nhân dân đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lung bắt và trừng trị bọn tay sai.
      + Thành lập đội du kích Bắc Sơn, sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân.
   -Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng chính quyền cách mạng đã được hình thành.
Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn
 Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
   - Bối cảnh:
            + Để chống lại bọn quân phiệt Xiêm (Thái Lan), thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam chết trận thay cho chúng.
   - Diễn biến:
      + Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa (23/11/1940), một số chiến sĩ bị bắt trước ngày khởi sự do bị lộ. Pháp tăng cường thiết quân luật, săn lung các chiến sĩ cách mạng.
      + Nghĩa quân đã triệt hạ một số đồn bốt giặc, triệt phá nhiều đường giao thong, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở nhiều vùng. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.
   - Kết quả: Do Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số nghĩa quân rút vào hoạt động bí mật.
NỘI DUNG
NHẬN XÉT
Nguyên nhân thất bại
- Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị kĩ càng, mới chỉ nổ ra ở một phạm vi nhỏ, thời cơ chưa đến, thực dân Pháp còn mạnh. 
Ý nghĩa lịch sử
- Các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. 
- Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp
- Nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật khi mới bước chân vào Việt Nam
Bài học kinh nghiệm
- Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng cách mạng, khởi nghĩa vũ trang, và chiến tranh du kích.
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Nam Kì
Binh biến Đô Lương (13/1/1941): giảm tải
SƠ KẾT : Nhận xét về các cuộc nổi dậy đầu tiên trong cuộc vận động tiến tới 
cách mạng tháng tám năm 1945 theo các nội dung sau
   BÀI TẬP
Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đối với nhân dân ta thời kì này
.
Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ?
Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì ?
Trong thời gian hòa bình các em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các anh hung đã hi sinh cho cuộc sống chúng ta hôm nay?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài cũ.
 - Chuẩn bị trước bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 
- Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao Nhật phải đảo chính Pháp?
- Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao?

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_9_bai_21_viet_nam_trong_nhun.docx
Bài giảng liên quan