Nội dung ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 1+2 - Học kì II

Câu 1: Làm thế nào để tạo ra vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng gì?

- Tạo ra vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật đó với vật khác.

-Vật nhiễm điện (vật mang điện) có khả năng hút các vật nhẹ khác và tạo ra tia lửa điện.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Tuần 1+2 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP TUẦN 1 VÀ 2 HK2 MÔN VẬT LÍ 7
LẦN 1
I/ LÝ THUYẾT:
Câu 1: Làm thế nào để tạo ra vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng gì?
- Tạo ra vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật đó với vật khác.
-Vật nhiễm điện (vật mang điện) có khả năng hút các vật nhẹ khác và tạo ra tia lửa điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Kể tên và nêu kí hiệu. Nêu tương tác của các loại điện tích.
-Có hai loại điện tích, được gọi là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
-Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Kể tên và nêu đặc điểm.
- Mỗi nguyên tử có:
+ Ở tâm có 1 hạt nhân mang điện tích dương + .
+Các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ.
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện dương hoặc âm.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
II/ BÀI TẬP:
Câu 1: Sau khi quạt điện hoạt động một thời gian, cánh quạt bám rất nhiều bụi bẩn. Em hãy giải thích vì sao?.
Câu 2: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, ta thấy có bụi vải từ khăn bám vào các vật đó. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 3: Cho thanh nhựa cọ xát với tờ giấy khô. 
a. Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt electron? 
b. Hỏi sau khi cọ xát, giấy khô có nhiễm điện hay không? Nếu có giấy mang điện tích âm hay điện tích dương, vì sao?
Câu 4: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần quả cầu kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã nhiễm điện âm được không? Giải thích?
Mảnh vải
Thước nhựa
Êlectrôn
Trước khi cọ xát Sau khi cọ xát
Câu 5: Vì sao xe bồn chở xăng khi di chuyển trên đường luôn có sợi xích sắt nối từ bồn xăng thả chạm xuống mặt đất?
Câu 6: Dùng mảnh vải khô cọ xát thước nhựa như hình vẽ.
a- Sau khi cọ xát thước nhựa nhiễm điện gì? Vì sao?
b- Để thước nhựa đã nhiễm điện lại gần vật nhẹ mang điện tích âm sẽ quan sát được hiện tượng gì? Để thước nhựa lại gần vật nhẹ mang điện tích dương sẽ quan sát được hiện tượng gì? Vì sao?
Câu 7: Cho 1 thanh thước nhựa, 1 mảnh giấy khô (hoặc vải), ít vụn giấy. Em hãy đề xuất:
- Cách làm cho thước nhựa nhiễm điện.
- Cách kiểm chứng thước nhựa có nhiễm điện hay không?
Câu 8: 
Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Một vật đang trung hòa về điện, nếu vật nhận thêm 2 electron thì vật nhiễm điện loại gì?
Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau? 
Câu 9:
Thế nào là vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm? 
Một học sinh đã làm với quả bóng cao su. Bạn ấy cọ xát quả bóng cao su trên tóc trong khoảng thời gian 10 giây. Sau khi cọ xát thì bạn thấy rằng quả bóng hút các vụn giấy. Em hãy cho biết:
- Tại sao quả bóng có thể hút được các vụn giấy? 
- Biết rằng sau khi cọ xát thì quả bóng nhiễm điện âm. Vật nào đã mất bớt electron, vật nào đã nhận thêm electron? 
Câu 10: Sét là hiện tượng thiên nhiên do việc hình thành các đám mây giông mang điện tích trái dấu và khi các đám mây này tương tác với nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng sét khiến các dòng điện sét phát triển xuống mặt đất. Đặc điểm các dòng điện sét khi phát triển sẽ hướng đến các vật nhọn, các vật bằng kim loại và cả con người. Hiện tượng bị sét đánh xảy ra nhiều ở các đồng trống hoặc những tán cây cao, cột điện. Trong cơn mưa hạn chế sử dụng điện thoại, không lại gần các khu vực có lưới điện, không chạy xe dưới trời mưa, không mang các vật dụng bằng kim loại. 
	Em hãy đọc thông tin trên, cho biết: 
Vì sao những đám mây trong cơn dông lại mang điện tích? Sấm và sét khác nhau ở điểm nào? 
Nêu cách để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân, khi gặp trời giông sét mà em đang ở ngoài đường hoặc khi ở ngoài đồng ruộng.
Câu 11: Có 4 vật A, B, C, D được nhiễm điện do cọ xát. Biết vật A hút vật B, vật B đẩy vật C, vật C hút vật D. Vật B nhiễm điện dương. Hỏi vật A, C, D nhiễm điện gì? Tại sao?
Câu 12: Hình 1
Hiện nay, công nghệ sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp tân tiến và có vai trò quan trọng trong việc chế tạo máy móc, và các thiết bị điện tửPhương pháp này sử dụng một loại bột sơn tĩnh điện rất thân thiện với môi trường, khi sử dụng thì bột sơn sẽ được làm nhiễm điện để mang điện tích dương thông qua một thiết bị có tên là súng phun sơn tĩnh điện, đồng thời thì vật cần sơn cũng sẽ được làm nhiễm điện để mang điện tích âm, nhờ đó tiết kiệm và nâng cao chất lượng sơn (Hình 1).
 Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao người ta phải làm cho bột sơn và vật cần sơn mang điện tích khác loại với nhau?
LẦN 2
Câu 1: Điền từ thích hợp:
Vật sau khi bị cọ xát nó có khả năng(1)vật khác. Ta bảo vật đó đã bị(2).. hay vật đó đã được(3)
	b. Vật bị nhiễm điện, có khả năng (4) các vật khác hoặc (5) qua vật khác.
	c. Nếu lấy thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa, sau khi cọ xát với nhau cả hai đều bị (6) Nguời ta có thể kiểm nghiệm bằng cách cho cả hai đến gần (7)chúng đều (8) những mảnh giấy vụn.
Câu 2: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau, có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hoà điện không? Tại sao?
Câu 3: Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện, electron dịch chuyển như thế nào?. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu sẽ nhiễm điện ra sao?
Câu 4: Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu, được treo bằng sợi dây tơ.
a) Ban đầu hai quả cầu bị lệch về phía gần nhau, rồi chạm nhau. Hãy giải thích.
b) Sau đó chúng lại lệch về phía ngược lại. Hãy giải thích.
Câu 5: Khi nói về hiện tượng nhiễm điện của các vật, Lân và Quang đã tranh luận với nhau. Lan cho rằng: Khi vật A đã nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác.
Còn Quang thì lại cho rằng: Khi vật A hút được vật B, thì vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện.
Theo em bạn nào đúng? Bạn nào sai? Vì sao?
Câu 6: Xác định dấu của các điện tích sau:
LẦN 3
Trắc nghiệm Vật lí 7
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT + HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Câu 1. Có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách nào ?
Hơ nóng vật. 
Bỏ vật vào nước nóng .
Cọ xát. 
Làm cách khác.
Câu 2. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
A. Lực căng dây. 
B. Lực kéo.
C. Lực đẩy.
D. Lực hút.
Câu 3. Vật bị nhiễm điện là vật:
Có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Có khả năng hút các vật nhẹ khác.
Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.
Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
Câu 4. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
D. Áp thước nhựa vào một cực của nam châm.
Câu 5. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.
C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.
B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
Câu 6. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô.
Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau (như ở hình 1) thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau.               
C. Không hút cũng không đẩy nhau.
B. Đẩy nhau.              
D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
Câu 7. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. Vật b và c có điện tích cùng dấu.
B. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng
Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào
A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính
B. Vì cánh quạt có điện
C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện
Câu 10: Chọn câu giải thích đúng
Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi
A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước
B. Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi
C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
D. Cả ba đáp án đều sai
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
D. Cả A và B đều đúng
Câu 12: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch. Trường hợp nào sau đây là sai:
A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện
B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện
C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên
D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương
Câu 13: Chọn câu giải thích đúng
Ở xứ lạnh vào mùa đông , một người đi tất(vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao?
A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện
B. Do hiện tượng phóng tia lửa điện giữa người và tay nắm cửa
C. Chỉ có câu A đúng
D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
A. Màn hình đã bị nhiễm điện
B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
C. Cả hai câu A và B đều đúng
D. Cả hai câu A và B đều sai
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng
Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
A. Chúng luôn hút nhau
B. Chúng luôn đẩy nhau
C. Chúng không hút và không đẩy nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các vật nhiễm điện  thì đẩy nhau, .. thì hút nhau
A. Khác loại, cùng loại	B. Cùng loại, khác loại
C. Như nhau, khác nhau	D. Khác nhau, như nhau
Câu 17: Chọn câu sai
Các vật nhiễm.. thì đẩy nhau.
A. Cùng điện tích dương	B. Cùng điện tích âm
C. Điện tích cùng loại	D. Điện tích khác nhau

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_vat_ly_lop_7_tuan_12_hoc_ki_ii.docx