Ôn tập Hóa học Lớp 8 - Tuần 23 đến 25
Sự oxi hóa có thể có lợi hoặc có hại cho con người và các loại sinh vật.
*Có lợi: sự oxi hóa nhiên liệu (rắn, lỏng , khí) cung cấp năng lượng cho các loại máy móc hoạt động, cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, sự oxi hóa chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật tạo năng lượng.
*Có hại: Sự oxi hóa làm hỏng đồ dùng bằng kim loại, thiệt hại công trình công cộng .
Chú ý: Một số kim loại không bị oxi hóa như: vàng, bạc, bạch kim.
Tuần 23 – Bài Luyện Tập 5 Ôn tập kiểm tra KIẾN THỨC CẦN NHỚ A. Oxi I. Tính chất vật lý: Khí oxi là chất khí không màu , không mùi,nặng hơn không khí,ít tan trong nước. Hoá lỏng ở – 183o C có màu xanh nhạt. II. Tính chất hoá học: 1. Tác dụng với phi kim. a.Với lưu huỳnh. - Thí nghiệm: Đốt lưu huỳnh trong không khí và trong oxi + S cháy trong không khí ngọn lửa nhỏ, xanh nhạt. + S cháy trong oxi mãnh liệt hơn, ngọn lửa màu xanh tạo thành chất khí không màu có mùi hắc đó là SO2 PTTH : S + O2 SO2 Khí sunfuro b. Tác dụng với P. P cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói tạo khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột, đó là đi phốt pho pentaoxit P2O5 PTPƯ : 4P + 5 O2 2P2O5 Điphotpho pentaoxit 2. Tác dụng với kim loại: - Thí nghiệm: Đốt dây sắt nhỏ trong lọ chứa khí oxi. - Sắt cháy mạnh, sáng chói tạo ra các hạt nhỏ màu nâu, đó là oxit Sắt từ (Fe3O4) PTHH: 3Fe + 2 O2 Fe3O4 sắt từ oxit 3. Tác dụng với hợp chất: VD: khí metan, cồn khi cháy trong không khí tạo ra khí CO2. PTHH: CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O (Khí metan) Một số hợp chất: khí metan, cồn, xăng, dầu, xenlulozo... khi cháy trong không khí tạo ra khí CO2. III. Sự oxi hóa Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa S + O2 → SO2 3Fe + 2O2 → Fe3O4 CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O ? Sự oxi hóa có lợi hay có hại? Sự oxi hóa có thể có lợi hoặc có hại cho con người và các loại sinh vật. *Có lợi: sự oxi hóa nhiên liệu (rắn, lỏng , khí) cung cấp năng lượng cho các loại máy móc hoạt động, cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, sự oxi hóa chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật tạo năng lượng ... *Có hại: Sự oxi hóa làm hỏng đồ dùng bằng kim loại, thiệt hại công trình công cộng ... Chú ý: Một số kim loại không bị oxi hóa như: vàng, bạc, bạch kim. to IV. Phản ứng hóa hợp vd: 4P + 5O2 → 2P2O5 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 CaO + H2O → Ca(OH)2 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 Kết luận: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu Phương Trình Tổng Quát A + B à C A + B + C à D V. Ứng dụng của Oxi: -.Khí oxi cần thiết để duy trì sự hô hấp của người - động vật và cần cho sự đốt nhiên liệu 1.Sự hô hấp *Khí Oxi rất cần trong việc oxi hóa các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có Oxi, người và động vật không sống được. *Những phi công (phải bay cao, nơi thiếu oxi vì không khí quá loãng), thợ lặn (phải lặn xuống nước, nơi không có oxi), lính cứu hoả (phải làm việc ở nơi có nhiều khí độc, khói bụi) đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt. 2. Sự đốt nhiên liệu *Các chất đốt trong Oxi có nhiệt độ cao hơn trong không khí nên được sử dụng để làm nhiên liệu cho tên lửa, chế tạo mìn phá đá, dùng trong đèn xì Oxi-Axetilen để hàn cắt kim loại. B- OXIT I. Định nghĩa Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi Vd: Fe2O3, CaO, Na2O II. Công thức hóa học MxOy M: Ký hiệu hóa học x, y: chỉ số III. Phân loại 1. Oxit axit Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Ví dụ : CO2 có axit tương ứng là H2CO3 SO2 // // // // // H2SO3 SO3 // // // // // H2SO4 2. Oxit bazơ Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Ví dụ : Na2O có bazơ tương ứng : NaOH CaO // // // // Ca(OH)2 Fe2O3 // // // // Fe(OH)3 IV. Tên gọi Tên oxit = tên nguyên tố + oxit Na2O: Natri oxit Al2O3: nhôm oxit - Kim loại có nhiều hóa trị: Tên oxit = tên KL + hóa trị + oxit FeO: sắt (II) oxit Fe2O3: sắt (III) oxit - Phi kim nhiều hóa trị: Tên oxit = tiền tố - Tên PK + tiền tố - oxit (Tiền tố chỉ số nguyên tử PK và số nguyên tử oxi – chỉ số là 1 thì không cần đọc tiền tố P2O3: Đi photpho tri oxit P2O5: Đi photpho penta oxit C. Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm – Phản ứng phân hủy I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm 1. Thí nghiệm t0 - Thí nghiệm 1: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 á t0 - Thí nghiệm 2: 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 2. Kết luận Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao 3. Cách thu khí oxi: + Đẩy không khí. + Đẩy nước. II. Phản ứng phân hủy t0 -Ví dụ : t0 CaCO3 CaO + CO2 t0 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 - Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới Bài tập Tính khối lượng của KClO3 cần dùng để điều chế được 0,6 mol khí oxi. Những chất nào trong số những chất sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. a) Fe3O4 b) KClO3 c) KMnO4 d) CaCO3 e) Không khí f) H2O 3. Làm bài tập 4, 5, 6, 7, 8 trang 101 sách giáo khoa Tuần 24, 25 Chủ Đề Hiddro I. TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO: 1. Tính chất vật lý: + Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị. + Nhẹ nhất trong các chất khí (), tan rất ít trong nước. 2. Tính chất hóa học: a) Tác dụng với oxi: - Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ. - Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Kết luận: H2 tác dụng với oxi sinh ra H2O, phản ứng gây nổ 2H2 + O2 2H2O Tỉ lệ: := 2:1 + Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 theo tỉ lệ 2:1 sẽ gây nổ mạnh nhất. b) Tác dụng với đồng oxit: a) Thí nghiệm. Hiện tượng: - Ở nhiệt độ thường: không xảy ra hiện tượng gì. - Ở nhiệt độ cao: + Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch + Xuất hiện những giọt nước Phương trình hóa học: H2 (k) + CuO (r) Cu (r) + H2O (h) b) Nhận xét. Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử. 3.Kết luận: - ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. - Khí H2 có tính khử . - Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Ví dụ: Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O yêu cầu HS làm bài tập sau. Hoàn thành phương trình phản ứng. a. H2 + PbO . + .......... b. H2 + HgO . + .......... c. H2 + FeO . + .......... II. ỨNG DỤNG: - Bơm khinh khí cầu - Sản xuất nhiên liệu. - Hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim loại. - Sản xuất amoniac, axit, phân đạm.... yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài tập 1: ngươi ta điều chế 24 g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng (II) oxit. Tính khối lượng đồng (II) oxit bị khử ? Tính thể tích khí hiđro ( đktc) đã dùng? Bài tập 2: Khử oxit sất từ (Fe3O4) bằng khí hidro, người ta thu được 60,48 g sắt. a/Viết PTHH của phản ứng. b/Tính số gam oxit sắt từ đã dùng. Bài tập 3: Tính số gam nước sinh ra khi cho 8,4 lit hidro tác dụng với 2,8,lit khí oxi ( các thể tích đo ở đktc). Bài tập 4: Trong PTN có thề điều chế sắt bằng cách dùng chất khử là hidro để khử sắt (III) oxit (Fe2O3). Bắng phương pháp này người ta thu được 11,2 g sắt . a/ Viết PTHH của phản ứng. b/Tính khối lượng sắt (III) oxit đã tham gia phản ứng. c/Tính thể tích khí hidro đã dùng ở đktc. III. ĐIỀU CHẾ HIDRO. 1. Trong phòng thí nghiệm: - Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, ) - Phương trình hóa học: Zn + 2HClZnCl2 + H2 - Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy. - Thu khí H2 bằng cách: + Đẩy nước. + Đẩy không khí. 2. Trong công nghiệp: Điện phân nước: 2H2O 2H2 + O2. IV. PHẢN ỨNG THẾ: Ví dụ: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất) => Phản ứng này được gọi là phản ứng thế. Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ? Giải thích sự lựa chọn đó ? a. 2Mg + O2 2MgO b. KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2 c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2 MgO + H2O e. Fe2O3 + H2 Fe + H2O g. Cu + AgNO3 Ag + Cu(NO3)2 1/yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2 trang 117 2/ Cho 48g CuO tác dụng với khí hidro khi đun nóng. Hãy tính Thể tích khí hidro cần dùng cho phản ứng (đktc).
File đính kèm:
- on_tap_hoa_hoc_lop_8_tuan_23_den_25.docx