Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 49

GV thông báo: ở đk thích hợp có chất xúc tác, các phân tử C2H4 kết hợp với nhau tạo ra phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn (do liên kết kém bền trong phân tử đứt ra) gọi là polietilen (PE)_ nguyên liệu qua trọng để sản xuất chất dẻo.

docx9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 47 đến 49, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH
MÔN HÓA 9
TUẦN 24 (17/2 à22/2)
TIẾT 47 : METAN (CH4)
Hoạt động 1: I. Nghiên cứu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của metan
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (HS GHI BÀI)
GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để rút ra nhận xét về tính chất vật lý của metan
? Tính d CH4/ không khí và rút ra kết luận?
? Dựa vào TCVL hãy nêu cách thu CH4?
I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của metan
- Có trong mỏ than, dầu khí bùn ao, khí bioga.
- Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 2: II.Cấu tạo phân tử
GV: Cho học sinh qan sát mô hình phân tử metan.
? Em hãy nhận xét cấu tạo của nguyên tử metan?
? Trong phântử metan có những liên kết nào?
- Người ta gọi đó là những liên kết đơn.
II.Cấu tạo phân tử
Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.
 H
 H – C – H
 H
	Chuyển tiếp: Phân tử metan có cấu tạo như vậy thì sẽ có những tính chất hoá học gì?
Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học.
GV treo tranh vẽ thí nghiệm phản ứng cháy của metan.
? Quan sát và cho biết khí metan cháy cho sản phẩm gì?
? Vậy em hãy viết PTPƯ?
Chú ý: Phản ứng trên toả rất nhiều nhiệt. Nếu lấy tỉ lệ thể tích metan và oxi đúng như PTPƯ thì hỗn hợp nổ mạnh nhất. 
GV: Treo tranh vẽ thí nghiệm metan tác dụng với khí clo.
? Màu vàng nhạt của clo mất đi chứng tỏ điều gì?
? Tại sao giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
? Có thể là axit nào?
GV: Như vậy khi phản ứng với clo đã sinh ra khí hiđro clorua, khí này tan trong nước tạo ra axit clohiđric làm cho quỳ tím chuyển đỏ. Các em theo dõi cơ chế PƯ.
? Phân tử metyl clorua khác phân tử metan ở điểm nào?
- Vì vậy PƯ trên gọi là PƯ thế.
Chú ý PƯ thế là PƯ đặc trưng cho các phân tử chỉ có liên kết đơn như metan.
III. Tính chất hoá học
1.Metan tác dụng với oxi
 to
CH4 + 2O2 CO2 + H2O
2.Tác dụng với clo
 H
H– C–H + Cl- Cl 
 H
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Một trong 4H bị đứt ra kiên kết với 1Cl của Cl2 tạo HCl, Cl còn lại thay thế vào chỗ H tạo ra phân tử metyl clorua..
Hoạt động 5: Ứng dụng
? Dựa vào tính chất nào có thể kết luận metan được dùng làm nhiên liệu?
- Ngoài ra metan còn được dùng làm nguyên liệucho công nghiệp hoá học như đ/c H2, bột than và nhiều chất khác.
Củng cố	
BÀI TẬP
Bài1: Trong các khí sau: CH4, H2, Cl2, O2
A, Những khí nào tác dụng được với nhau từng đôi một?
B, Hai khí nào trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?
Bài 2: Trong các PTHH sau, PTHH nào viết đúng, PTHH nào viết sai?
a. CH4 + Cl2 CH2Cl2 + H2
b. CH4 + Cl2 CH2 + 2HCl
c. 2CH4 + Cl2 2CH3Cl + H2
d. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
TIẾT 48: ETILEN (C2H4)
Hoạt động1: I. Tính chất vật lý
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (GHI BÀI)
GV: Giới thiệu CTPT và yêu cầu học sinh tính PTK
- Hướng dẫn học sinh quan sát lọ đựng khí etilen và cho biết etilen có những TCVL gì?
ETILEN: C2H4 = 28
I. Tính chất vật lý
Chất khí không màu, không mùi,ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí vì (d= )
Hoạt động2: II. Cấu tạo phân tử của etilen
- Hướng dẫn học sinh lắp mô hình phân tử etilen
 II. Cấu tạo phân tử của etilen
 H H
 C = C
 H H
Viết gọn: C2H4
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.
Hoạt động3: III.Tính chất hoá học của etilen
? Theo em etilen có cháy không? Vì sao? Nếu etilen cháy cho ta những sản phẩm nào?
GV: Mô tả thí nghiệm brom tác dụng với etilen, hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm nhận xét và rút ra kết luận.
GV thông báo: ở đk thích hợp có chất xúc tác, các phân tử C2H4 kết hợp với nhau tạo ra phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn (do liên kết kém bền trong phân tử đứt ra) gọi là polietilen (PE)_ nguyên liệu qua trọng để sản xuất chất dẻo.
III.Tính chất hoá học của etilen
1. Etilen có cháy không?
C2H4+ 3O2 2CO2 + 2H2O + Q
2. Etilen có làm mất màu dd brom không? Br Br
H–C= C–H + Br – Br H-C=C-H
 H H H H
Viết gọn: C2H4 + Br2 C2H4Br2
 Đibrom etan
Phản ứng trên gọi là PƯ cộng
Các chất có liên kết đôi tương tự etilen dễ tham gia PƯ cộng.
3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
... + CH2-CH2 + CH2-CH2 + CH2-CH2 
...- CH2-CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 -...
Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp.
Hoạt động4: IV.ứng dụng của etilen.
GV: Theo sơ đồ SGK hướng dẫn HS quan sát, nêu các ứng dụng của etilen, sau đó bỏ sung.
IV.ứng dụng của etilen
- Điều chế chất dẻo, các chất hữu cơ như rượu etylic, axit axetic...
- Kích thích cho hoa quả mau chín.
Củng cố
Hoàn thành các PTHH sau
CH4 + ? " CH3Cl + ?
C2H4 + O2 à ? + ?
C2H4 + Br2 à ? 
nCH2 = CH2 à ?
Dẫn 4,48 lít hỗn hợp 2 khí metan và etilen vào 400g dd brom 4%
Viết PTHH
Tính %V mỗi khí
TUẦN 25 (24/2 à28/2)
TIẾT 49: AXETILEN (C2H2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (GHI BÀI)
Hoạt động1:
GV yêu cầu HS quan sát lọ chứa axetilen và H4.9 để rút ra TCVL của C2H4
I. Tính chất vật lý
- Thể khí
- Không màu, mùi.
- ít tan trong nước.
- Nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn các nhóm HS lắp ráp mô hình phân tử C2H2 dạng rỗng.
? Viết CTCT của C2H2 và cho biết đặc điểm CT của C2H2?
II. Cấu tạo phân tử
H – C – C – H 
Có một liên kết ba giữa hai nguyên tử C trong đó có một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các PƯHH.
Hoạt động 3:
? Từ CTCT hãy dự đoán TCHH của C2H2? 
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kiểm chứng bằng thực nghiệm.
GV hướng dẫn HS làm các thí nghiệm kiểm chứng.
TN C2H2 + dd Br2
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
GV giới thiệu bản chất của PƯ cộng brom.
? Hãy viết PTPƯ?
GV giới thiệu trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có thể PƯ cộng với H2 và một số chất khác.
III. Tính chất hoá học
1. Axetilen có cháy không?
C2H2+ 5/2O2 2CO2 + H2O + Q
2. Axetilen có làm mất màu nước brom không?
H – C – C – H + Br2 
CHBr – CHBr (không màu)
CHBr – CHBr + Br2 
CHBr2 – CHBr2 (không màu )
Hoạt động 4
? Tóm tắt ứng dụng của C2H2?
IV. Ứng dụng
- Làm nhiên liệu cho đèn hàn, xì.
- Làm nguyên liệu để điều chế PVC, cao su, CH3COOH và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Hoạt động 5
? Nêu nguyên liệu để điều chế C2H2?
? Viết PTPƯ?
GV giới thiệu hiện nay:
2CH4 C2H2 + 3H2
V. Điều chế
CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
Củng cố
Nhận biết 
CH4, C2H4, CO2
CH4, C2H2, CO2
Hoàn thành các PTHH sau
 a) CH4 + Cl2 Ò ? + ?
	 b) C2H4 + Br2 Ò ?
 c) C2H2 + ? Ò CO2 + ?
 d) C6H6 + Br2 Ò ? + ?
 e) nCH2 = CH2 Ò ? 
TIẾT 48: BENZEN (C6H6)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1:
GV yêu cầu HS quan sát lọ chứa benzen để rút ra TCVL của C6H6
GV làm thí nghiệm hoà benzen vào nước và hoà dầu ăn vào benzen. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng.
I. Tính chất vật lý
- Thể lỏng.
- Không màu, mùi.
- Không tan trong nước.
- Nhẹ hơn nước.
- Là dung môi hữu cơ có thể hoà tan một số chất khác như nến, cao su, iốt
- Rất độc.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát mô hình phân tử C6H6.
? Viết CTCT của C6H6 và cho biết đặc điểm CT của C6H6?
II. Cấu tạo phân tử
 H
 C
 H - C C - H
 H - C C - H
 C
 H
Có 3 liên kết C - H và 3 liên kết C= H . 6 liên kết này tạo thành một vòng khép kín 6 cạnh đều nhau, trong đó 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
Hoạt động 3:
? Từ CTCT hãy dự đoán TCHH của C6H6? 
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kiểm chứng bằng thực nghiệm.
GV hướng dẫn HS làm các thí nghiệm kiểm chứng.
TN C6H6 + O2
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
GV cho HS xem đĩa PƯ giữa benzen với brom lỏng.
? Nhận xét hiện tường xảy ra?
? Hãy viết PTPƯ?
? PƯ đó thuộc loại PƯ gì?
III. Tính chất hoá học
1. Benzen có cháy không?
C6H6+ 7/2O2 6CO2 + 3H2O 
2. Benzen có làm mất màu brom không?
 Bột Fe, to
C6H6 + Br2 C6H5Br
Hoạt động 4
? Nêu ứng dụng của C6H6 ?
IV.ứng dụng
- Là nguyên liệu để sx chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu.
Củng cố
 1. Hoàn thành các PTHH sau
 a) CH4 + ? Ò ? + HCl
	 b) C2H2 + Br2 Ò ?
 c) C3H6 + ? Ò CO2 + ?
 d) C6H6 + Br2 Ò ? + ?
 e) nCH2 = CH2 Ò ? 
 2. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp gồm khí metan (CH4) và etylen (C2H4) vào 400g dung dịch Br2 4%.
 a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
 b/ Tính phần trăm thể tích mỗi khí.
 c/ Tính khối lượng sản phẩm sinh ra.

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoa_hoc_lop_9_tiet_47_den_49.docx
Bài giảng liên quan