Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 51 đến 54

. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp gồm khí metan (CH4) và etylen (C2H4) vào 400g dung dịch Br2 4%.

a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.

b/ Tính phần trăm thể tích mỗi khí.

c/ Tính khối lượng sản phẩm sinh ra

pdf6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 51 đến 54, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH 
MÔN HÓA 9 
TUẦN 26 (2/3 6/3) 
TIẾT 51 : DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN 
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (HS GHI BÀI 
VÀO VỞ) 
Hoạt động1: 
GV cho HS quan sát mẫu dầu mỏ. 
? Nhận xét trạng thái, màu sắc, tính tan? 
GV treo tranh H4.16 thuyết trình về sự tập 
trung dầu mỏ trong tự nhiên. 
? Nêu cấu tạo của túi dầu? 
? Liên hệ thực tế nêu cách khai thác dầu mỏ? 
I. Dầu mỏ 
1. Tính chất vật lý. 
- Thể lỏng, sánh. 
- Màu nâu đen. 
- Không tan trong nước. 
- Nhẹ hơn nước. 
2. Trạng thái thiên nhiên, thành phần của dầu 
mỏ 
- Dầu mỏ tập trung thành vùng lớn ở sâu trong 
lòng đất tạo thành túi dầu. 
- Cấu tạo túi dầu: 
+ Lớp khí dầu thành phần chính là metan. 
+ Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp của những HĐC 
lỏng và một lượng nhỏ các hợp chất khác. 
+ Lớp nước mặn 
- Cách khai thác: 
+ Khoan các giếng dầu. 
+ Dầu tự phun lên, khi gần hết phải bơm nước 
hoặc khí xuống để đẩy dầu phun lên. 
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ 
 GV treo tranh H4.17. 
? Nêu tên các sản phẩm chế biến được từ dầu 
mỏ? 
GV bổ sung và giới thiệu PP chưng cất dầu 
mỏ là PP crackinh. 
- Xăng 
- Dầu thắp 
- Dầu điezen. 
- Dầu mazut. 
- Nhựa đường. 
PP: crackinh 
 Dầu nặng xăng+hỗn hợp khí 
)AHoạt động 2: 
GV thuyết trình theo SGK. 
II. Khí thiên nhiên 
- Có trong mỏ khí dưới lòng đất 
- Thành phần chủ yếu là CH4 (95%) 
- Dùng làm nhiên liệu, nguuyên liệu 
Hoạt động 3: GV cho HS đọc SGK và tóm 
tắt. 
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở VN. 
4: Củng cố 
? Hãy chọn câu trả lời đúng 
Câu 1 
a. Dầu mỏ là một đơn chất. 
b. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. 
c. Dầu mỏ là một HĐC. 
d. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều HĐC. 
Câu 2 
a. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ sôi nhất định. 
b. Dầu mỏ có nhiệt độ sôi khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần của dầu mỏ. 
c. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ tự nhiên là metan. 
d. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ tự nhiên là xăng và dầu mỏ. 
Câu 3, PP để tách riêng các sản phẩm từ dầu thô là: 
a. Khoan giếng dầu. 
b. Crackinh. 
c. Chưng cất dầu mỏ. 
d. Khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống. 
TIẾT 52 : NHIÊN LIỆU 
Bài mới 
Hoạt động1: 
? Hãy kể tên một vài nhiên liệu thường 
dùng? 
GV: Các chất trên khi cháy đều toả nhiệt và 
phát sáng. Người ta gọi đó là chất đốt hay 
nhiên liệu. 
? Vậy nhiên liệu là gì? 
GV: Các nhiên liệu đóng vai trò rất quan 
trọng trong đời sống và sản xuất. 
GV giới thiệu sự phân loại. 
HS GHI BÀI VÀO VỞ 
I . Nhiên liệu là gì? 
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy 
toả nhiệt và phát sáng. 
- Dựa vào nguồn gốc chia nhiên liệu làm hai 
nhóm 
+ Nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên: than, củi, 
dầu mỏ 
+ Nhiên liệu được điều chế: cồn, khí than. 
Hoạt động 2: 
? Dựa vào trạng thái hãy phân loại các nhiên 
liệu? 
Gv thuyết trình về quá trình hình thành than 
mỏ và đặc điểm của than mỡ, than gầy, than 
bùn. 
? Hãy lấy VD về nhiên liệu lỏng? 
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? 
1. Nhiên liệu rắn. 
VD: Than mỏ, gỗ 
2. Nhiên liệu lỏng 
Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ như 
xăng, dầu và cồn 
? Hãy lấy VD về nhiên liệu khí? 
? Nêu ứng dụng của các loại nhiên liệu rắn, 
lỏng và khí? 
3. Nhiên liệu khí 
Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí 
lò cốc, khí lò cao, khí than 
Hoạt động 3 
? Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu 
cho hiệu quả? 
? Muốn sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả 
chúng ta phải làm gì? 
? Yêu cầu HS nhắc lại các biện pháp vừa 
nêu trên? 
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu 
quả? 
- Cung cấp đủ oxi. 
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với 
oxi bằng cách: 
+ Trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí. 
+ Đập hoặc trẻ nhỏ nhiên liệu rắn. 
+ Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở 
mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu được sử 
dụng. 
BÀI TẬP ÔN TẬP 
1. Nhận biết 
a. CH4, C2H4, CO2 
b. CH4, C2H2, CO2 
2. Hoàn thành các PTHH sau 
 a) CH4 + Cl2  ? + ? 
 b) C2H4 + Br2  ? 
 c) C2H2 + ?  CO2 + ? 
 d) C6H6 + Br2  ? + ? 
 e) nCH2 = CH2  ? 
TUẦN 27 (9/3 13/3) 
TIẾT 53: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: HIĐRÔCACBON. NHIÊN LIỆU 
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (GHI BÀI VÀ LÀM 
BÀI TẬP) 
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ: 
? Nhớ lại cấu tạo, tính chất và ứng dụng 
của mêtan,etilen, axetilen, benzen rồi hoàn 
thành bảng tổng kết theo mẫu sau: 
Gv: Yêu cầu mỗi hs lên làm 1 chất, các hs 
còn laị tự làm vào vở. 
? Hãy viết PƯ đặc trưng cho mỗi chất. 
Hoạt động 2: Bài tập. 
BT1: Viết CTCT đầy đủ và thu gọn của 
các chất hữu cơ có CTPT sau: C3H8, C3H6, 
C3H4 
BT2: Nhận biết 
CH4, C2H4, CO2 
CH4, C2H2, CO2 
BT3: Biết 0,01 mol HĐC X có thể tác 
dụng tối đa với 100ml dung dịch Brôm 
0,1M. Vậy X là HĐC nào trong số các 
chất sau? 
A. CH4 B: C2H2 
C: C2H4 D: C6H6 
1 : Kiến thức cần nhớ: 
BT2: 
BT3: 
- Vì X tác dụng được với Br2 nên loại A. 
- Vì nX = nBr2 nên X có thể là B hoặc D. 
- Vì X tác dụng được với dung dịch brôm nên X 
là chất C2H2 
 Metan Etilen Axetilen Benzen 
CTCT 
Đ2CTPT 
PƯ dặc 
trưng 
ƯD 
chính 
GV hướng dẫn hs làm và yêu cầu 1 hs lên 
bảng trình bầy, các hs khác tự làm vào vở. 
TIẾT 54. LUYỆN TẬP 
 1. Hoàn thành các PTHH sau 
 a) CH4 + ?  ? + HCl 
 b) C2H2 + Br2  ? 
 c) C3H6 + ?  CO2 + ? 
 d) C6H6 + Br2  ? + ? 
 e) nCH2 = CH2  ? 
 2. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp gồm khí metan (CH4) và etylen (C2H4) vào 400g dung dịch Br2 4%. 
 a/ Viết phương trình hóa học xảy ra. 
 b/ Tính phần trăm thể tích mỗi khí. 
 c/ Tính khối lượng sản phẩm sinh ra. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_hoa_hoc_lop_9_tiet_51_den_54.pdf