Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 55 đến 59

 3. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp gồm khí metan (CH4) và etylen (C2H4) vào 400g dung dịch Br2 4%.

 a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.

 b/ Tính phần trăm thể tích mỗi khí.

 c/ Tính khối lượng sản phẩm sinh ra.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Hóa học Lớp 9 - Tiết 55 đến 59, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH
MÔN HÓA 9
TUẦN 28 (16/3 à20/3)
TIẾT 55. RƯỢU ETYLIC
Hoạt động1: I. Tính chất vật lý của rượu etylic. Độ rượu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (HS GHI BÀI VÀO VỞ)
GV: Phát phiếu học tập
GV: Trên các nhãn chai rượu đều có ghi 12o, 25o, 40o cách ghi đó là gì?
GV: Nhấn mạnh đây là tỉ lệ % về thể tích chứ không phải về khối lượng rượu. Để đo độ rượu một cách nhanh chóng người ta dùng một dụng cụ đơn giản gọi là rượu kế. Khi thả rượu kế vào dung dịch rượu, độ rượu càng cao, rượu kế càng chìm sâu.
I. Tính chất vật lý của rượu etylic. Độ rượu
- Chất lỏng, không màu, mùi thơm
- Sôi ở 78,3oC
- Hoà tan được nhiều chất
BT: Tính thể tích rượu etylic có trong 2 lit rượu 25o. Đưa ra công thức tính độ rượu.
Độ rượu = Vr/Vhhx 100
Hoạt động 2: II.Công thức cấu tạo của rượu etylic.
? Dựa vào kiến thức về cấu tạo HCHC em hãy viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của C2H6O?
GV: Cho học sinh biết trong số các công thức cấu tạo trên chỉ có một công thức cấu tạo là của rượu etylic, đó là công thức có nhóm OH. Người ta gọi nhóm – OH là nhóm chức của rượu, quyết định tính chất và làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
 II.Công thức cấu tạo của rượu etylic. 
 H H
H C C OH
 H H
Viết thu gọn: CH3- CH2 – OH
NX: Đặc điểm cấu tạo của rượu etylic:
Có nhóm –OH
Phần còn lại có gốc hidrocacbon
5 H liên kết với C còn 1H liên kết với O tạo nhóm - OH
Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt rượu etylic
? Quan sát và nhận xét hiện tượng?
? Em hãy viết PTPƯ?
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn. Cho 2ml rượu vào một ống nghiệm, thêm mẩu natri bằng nửa hạt đậu xanh vào. Lấy ngón tay bịt miệng ống nghiệm. Đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa và mở ngón tay ra.
? Quan sát và nhận xét hiện tượng?
? Các bàn thảo luận dự đoán sản phẩm của phản ứng và viết PTPƯ xảy ra?
 Tính chất nữa của rượu etylic là phản ứng với axit axetic chúng ta sẽ học ở bài axit axetic.
III. Tính chất hoá học
1. Rượu etylic có cháy không?
Rượu phản ứng với oxi trong không khí tạo thành nước và khí cacbonđioxit
C2H6O+ 3O2 2CO2 + 3H2O
 (l) (k) (k) (h)
2. Rượu etylic có phản ứng với natri không?
Natri phản ứng với rượu etylic giải phóng khí hiđro.
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
 Natri etylat
H liên kết với O trong nhóm –OH linh động hơn các H khác nên dễ bị đứt ra và bị thay thế bởi Na. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu
Hoạt động 4: IV. Ứng dụng của rượu etylic. SGK
Hoạt động 5: V. Điều chế rượu etylic
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Yêu cầu HS thảo luận về việc nấu rượu như thế nào và nguyên liệu là gì?
? Rút ra phương pháp điều chế rượu theo cách đó?
GV thông báo có 2 PP điều chế rượu etylic.
2 PP:
- PP lên men rượu: Tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn) lên men thành rượu
- PP cho khí etilen hợp nước có xúc tác
 axit
C2H4+ H2O C2H5OH
 Hướng dẫn về nhà
Học sinh về nhà làm bài tập sau:
- BT1: Viết PTPƯ của chất lác dụng được với Na:
CH3- CH3; C6H6; CH3- O- CH3; CH3- CH2 – OH; H2O; Hai chất cuối.
- BT2: Rượu etylic phản ứng được với Na vì :
	a. Trong phân tử có nguyên tử O.
	b. Trong phân tử có nguyên tử H và O.
	c. Trong phân tử có nguyên tử H và O, C.
	d. Trong phân tử có nhóm OH.
TIẾT 56. AXIT AXETIC
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (HS GHI BÀI VÀO VỞ)
Hoạt động 1
GV giới thiệu lọ đựng dd axit axetic. Axit axetic loãng là giấm ăn. Vậy vị và tính tan của axit ra sao?
I. Tính chất vật lý
CTPT: C2H4O2
PTK: 60
I.Tính chất vật lý. (SGK) 
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS lắp ráp mô hình phân tử axit axêtic theo hướng dẫn
? Axit axetic có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
? Em hãy viết CTCT của axit axetic dựa vào mô hình vừa lắp ráp.
- GV yêu cầu HS làm BT3 tr.143 SGK
II. Cấu tạo phân tử
 H O
H – C – C 
 H O – H 
Viết gọn: CH3COOH
Trong phân tử có nhóm – COOH làm cho phân tử có tính axit
Hoạt động3
? Nêu các tính chất hoá học của axit vô cơ mà em biết?
- Liệu axit axetic có tính chất của một axit không, chúng ta tiến hành một số thí nghiệm. GV hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm.
- Axit axetic là một axit yếu nhưng tính axit của nó mạnh hơn axit cacbonic. Vì vậy nó dễ dàng tác dụng với muối cacbonat giải phóng CO2.
GV: Làm thí nghiệm cho axit axetic tác dụng với rượu etylic với chất xt là H2SO4 và nhiệt độ.
? Em hãy ngửi mùi sản phẩm và nhận xét rồi rút ra kết luận.
III. Tính chất hoá học
Axit axetic có tính chất của một axit
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với dd bazơ:
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ:
2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O
- Tác dụng với kim loại:
2CH3COOH +Zn (CH3COO)2Zn + H2O
- Tác dụng với muối:
2CH3COOH +Na2CO3 CH3COONa + H2O + CO2
2. Axit axetic tác dụng với rượu etylic.
 H2SO4
CH3COOH+C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 
 Etyl axetat
Etyl axetat thuộc loại este có mùi thơm đặc trưng. Phản ứng giữa rượu và axit là phản ứng este hoá.
Hoạt động4: 
Bằng kiến thức thực tế và tham khảo SGK cho biết ứng dụng của axit axetic?
IV. Ứng dụng
Sản xuất tơ sợi nhân tạo, chất dẻo không cháy, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc diệt côn trùng, làm giấm ăn.
Hoạt động5: 
GV giới thiệu 2 PP điều chế axit axetic
V. Phương pháp điều chế
 xt
2C4H10 +5O2 4CH3COOH + 2H2O
 men giấm
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
TUẦN 29 (23/3 à27/3)
TIẾT 57. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (GHI BÀI)
Hoạt động1: 
GV giới thiệu giữa các HCHC có mối liên hệ với nhau. GV treo bảng phụ .
? Hãy hoàn thành sơ đồ biến hoá sau
? Hãy viết PTPƯ minh hoạ?
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic.
 1 2
Etilen Rượu etylic 
1: + O2 (men giấm)
2: + Rượu etylic (H2SO4 đặc, to)
PTPƯ: 
C2H4 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH+ H2O 
CH3COOH+C2H5OH CH3COOC2H5+ H2O
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS làm BT1b SGK tr.144
GV thu bài một số HS chấm.
? Chữa BT4 SGK tr.144
? BT này thuộc loại bài nào?
? Nêu các bước giải một bài tính theo PTHH?
? Tính nCO2 suy ra mC?
? Tính nH2O suy ra mH?
? Hãy tính mO từ mC và mH?
GV cung cấp cho HS: CTTQ là CxHyOz thì:
x:y:z=mC/12:mH/1:mO/16
Yêu cầu HS thay số tìm kết quả.
? Từ bài trên em hãy rút ra các bước giải một bài toán tìm CT của HCHC?
II. Bài tập luyện tập 
Bài 1(b- TR144 SGK)
C2H4+ Br2 C2H4Br2
n CH2= CH2 ( - CH2- CH2- )n
Bài 4 tr.144 SGK
nCO2= 1mol
mC = 1x 12=12g
nH2O =1,5mol
mH=1,5x2=3g
mO= 23- (12+3) =8g
Vậy trong A có C,H,O
Giả sử A có CT là CxHyOz (x,y,z thuộc Z*)
Ta có:
x:y:z=2:6:1
Vậy CTPT của A là (C2H6O)n n là số nguyên dương. Vì 
MA= 23.2=46 nên:
MA= (12.2+6+16.1)=46. Nên n=1. Vậy CTPT của A là C2H6O
TIẾT 58: CHẤT BÉO
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (HS GHI BÀI)
Hoạt động1:
ĐVĐ: Chất béo có ở đâu?
V bổ sung.
I. Chất béo có ở đâu? (SGK)
Hoạt động 2:
GV yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm.
Cho vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và đựng benzen rồi lắc nhẹ.
? Nhận xét hiện tượng và kết luận về TCVL của chất béo?
II.Tính chất vật lý của chất béo.
Chất béo không tan được trong nước.
Tan được trong benzen, dầu hoả, xăng... 
Hoạt động 3:
GV giới thiệu: Đun chất béo ở nhiệt độ cao và áp suất cao, người ta thu được glixerol và các axit béo.
 GV giới thiệu CTCT của glixerol và một số axit béo.
? Theo em chất béo sẽ gồm những thành phần nào?
GV viết CT cụ thể: 
 CH2 - CH - CH2
 O=C O=C O=C
 R R R
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo.
CTCT glixerol:
 CH2 - CH - CH2
 OH OH OH
CT chung của các axit béo là R – COOH. Trong đó R là C17H33, C17H35, C15H31...
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.
CT chung: (R-COO)3C3H5
Hoạt động 4:
GV giới thiệu: Đun nóng các chất béo với nước có axit xúc tác tạo ra các axit béo và glixerol.
? Viết PTPƯ minh hoạ?
GV giới thiệu tương tự PƯ của chất béo với dd kiềm. Đây là PƯ xà phòng hoá.
BTVD: Viết các PTPƯ khi cho chất béo tác dụng với NaOH, H2O, KOH
IV. Tính chất hoá học quan trọng của chất béo.
Thuỷ phân trong môi trường axit. 
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
2. Tác dụng với dd kiềm.
 axit 
(RCOO)3C3H5+3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Hoạt động 5
? Nêu ứng dụng của chất béo ?
? Hãy giải thích cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
IV.Ứng dụng
(SGK)
TUẦN 30 (30/3 à3/4)
TIẾT 59: LUYỆN TẬP: RƯỢU ETYLIC - AXIT AXETIC - CHẤT BÉO
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (GHI BÀI)
Hoạt động1: 
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng trên.
I. Kiến thức cần nhớ.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS làm BT2 SGK tr.148
GV gọi 2 HS lên bảng chữa.
? Chữa BT3 SGK tr.149 theo nhóm.
Nhóm 1: a,b,c
Nhóm 2: b,c,d
Nhóm 3: c,d,e
Nhóm 4: e,f, h
Nhóm 5: f,h,a
Nhóm 6: h,a,b
Nhóm 7: a,c,e
Nhóm 8: b,d,f
Nhóm 9: c,f,h
Nhóm 10: c,e,h
GV hướng dẫn HS cách làm BT4:
Dùng quỳ tím nhận ra axit.
Dùng quỳ tím + axit nhận ra C2H5OH làm quỳ tím từ màu đổ chuyển thành không màu.
Còn lại là dầu.
II. Bài tập luyện tập 
Bài 2( TR148 SGK)
 Dd HCl
CH3COOC2H5+H2O CH3COOH+ C2H5OH
 to
CH3COOC2H5+NaOH CH3COONa+ C2H5OH
Bài 3 (SGK tr.149)
a. ..... + Na C2H5ONa+ ......
b. ..... + O2 . ....+H2O
c. ..... + KOH .. ...+H2O
d. .....+Na2CO3 CH3COONa+ ......
e. ..... + C2H5OH ... ..+H2O
f. ..... + Na CH3COONa+ ......
h. .....+dd kiềm glixerol+ ......
Bài 4 (SGK tr149)
Bài 7 SGK tr.149
mCH3COOH = 12g
nCH3COOH =12/60 = 0,2mol
a.CH3COOH+NaHCO3 CH3COONa+ H2O + CO2
nNaHCO3 = nCH3COOH = 0,2.84=16,8g
mddNaHCO3=16,8.100/8,4=200g
b.mCH3COONa = 0,2.82 = 16,4g
mCO2=0,2.44=8,8g
mdd sau PƯ = 200+100-8,8=291,2g
C%CH3COONa=16,4/291,2 .100=5,6%
LUYỆN TẬP
Nhận biết 
CH4, C2H4, CO2
CH4, C2H2, CO2
2.Hoàn thành các PTHH sau
 a) CH4 + ? Ò ? + HCl
	 b) C2H2 + Br2 Ò ?
 c) C3H6 + ? Ò CO2 + ?
 d) C6H6 + Br2 Ò ? + ?
 e) nCH2 = CH2 Ò ? 
 3. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp gồm khí metan (CH4) và etylen (C2H4) vào 400g dung dịch Br2 4%.
 a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
 b/ Tính phần trăm thể tích mỗi khí.
 c/ Tính khối lượng sản phẩm sinh ra.

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoa_hoc_lop_9_tiet_55_den_59.docx