Ôn tập môn GDCD của HS Khối 12 - Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Câu 3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và trách nhiệm. B. quyền và nghĩa vụ .

C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm pháplí.

Câu 4. Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước

A. gia đình theo quy định của dòng họ.

B. tổ chức, đoàn thể theo quy định của Điều lệ.

C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường.

D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là

A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ . B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. công dân bình đẳng về kinh tế. D. công dân bình đẳng về chính trị.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập môn GDCD của HS Khối 12 - Chủ đề 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD CỦA HS KHỐI 12 ( KHXH) 
Chủ đề 3 : CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT.
( Học sinh ôn tập và làm hết phần trắc nghiệm của chủ đề 3 trong 2 tuần nghỉ sắp tới)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Công dân bình đẳng trước pháp luật: là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.(quy định tại điều 16 hiến pháp 2013)
1. Công dân BĐ về quyền và nghĩa vụ
- Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt CT, KT, VH không phân biệt nam nữ
- Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Biểu hiện:
+Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Caùc quyeàn ñöôïc höôûng nhö quyeàn baàu cöû, öùng cöû, quyeàn sôû höõu, quyeàn thöøa keá, caùc quyeàn töï do cô baûn vaø caùc quyeàn daân söï, chính trò khaùc 
Caùc nghóa vuï phaûi thöïc hieän nhö nghóa vuï baûo veä Toå quoác, nghóa vuï ñoùng thueá,
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị XH.
=>Trong một điều kiện như nhau, công dân hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đó đến dâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Bất kỳ công dân nào( dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì) vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không bị phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của NN trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhà nước còn xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, xã hội.
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
B. CÂU HỎI TNKQ:
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Nhận biết
Câu 1. Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là 
A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được hưởng đặc quyền theo quy định.
Câu 3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và trách nhiệm.	B. quyền và nghĩa vụ .	
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.	D. trách nhiệm pháplí.
Câu 4. Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước
A. gia đình theo quy định của dòng họ.
B. tổ chức, đoàn thể theo quy định của Điều lệ.
C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường.
D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là
A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ	.	B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. công dân bình đẳng về kinh tế.	D. công dân bình đẳng về chính trị.
Câu 6. Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là công dân
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị.
Câu 7. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là công dân
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị.
Câu 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi 
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.	B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.	
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.	D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 9. Một trong những quyền cơ bản của công dân là bình đẳng 
A. trước pháp luật	B. trước công dân	C. trước nhà nước	D. trước dân tộc
Câu 10. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ 
thuộc vào
A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.	
B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.	
D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử. 
Câu 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. bình đẳng về thành phần xã hội.	B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ .	
C. bình đẳng tôn giáo.	D. bình đẳng dân tộc.
Thông hiểu
Câu 13. Học tập là một trong những 
A. nghĩa vụ của công dân.	B. quyền của công dân.	
C. trách nhiệm của công dân.	D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 14. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những 
A. nghĩa vụ của công dân.	B. quyền của công dân.	
C. trách nhiệm của công dân.	D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 15. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định bảo vệ Tổ quốc là 
A. nghĩa vụ của công dân.	B. quyền của công dân.	
C. trách nhiệm của công dân.	D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 16. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là
A. nghĩa vụ của công dân.	B. quyền của công dân.	
C. trách nhiệm của công dân.	D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân do 
A. Hiến pháp quy định.	B. Luật quy định.
C. Luật công dân quy định.	D. Hiến pháp và luật quy định.
Vận dụng
Câu 18. Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện
A. nghĩa vụ của công dân.	B. quyền của công dân.
C. bổn phận của công dân.	D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 19. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không.
B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.
C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty.
D. A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên.
Vận dụng cao
Câu 20. Bố mẹ X sợ con vất vả nên đã nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự giúp con. Là em trai của X, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình.
B. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ.
C. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình.
D. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ công dân.
Câu 21. Khi tranh luận với các bạn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, A cho rằng các bạn nam phải có nhiều quyền hơn các bạn nữ. Nếu em là bạn của A, em sẽ xử sự như thế nào cho A hiểu về quyền bình đẳng của công dân?
A. Đồng tình với quan điểm của A vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn.
B. Không quan tâm đến vấn đề đang tranh luận mà để cho A muốn nói sao cũng được.
C. Khuyên các bạn bỏ đi nơi khác không tranh luận với A nữa.
D. Giải thích cho A hiểu về mọi công dân đều được bình đẳng như nhau về quyền và nghĩa vụ.
Câu 22. Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm bắt các bạn nam phải lao động dọn vệ sinh còn các bạn nữ thì được ngồi chơi. Nhiều bạn nam bất bình nhưng không dám có ý kiến gì. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quyền bình đẳng của công dân?
A. Đồng tình với giáo viên chủ nhiệm vì có nói cũng chẳng ích gì khi giáo viên chủ nhiệm đã quyết định như vậy.
B. Miễn cưỡng lao động nhưng ấm ức trong lòng và tìm cách chống đối với giáo viên chủ nhiệm.
C. Khuyên các bạn không lao động vì thầy quá bất công với các bạn nam và thiên vị cho các bạn nữ.
D. Trao đổi với giáo viên về việc mọi công dân đều được bình đẳng như nhau nên các bạn nữ cũng cần phải tham gia lao động.
2.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Nhận biết
Câu 1. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A.công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý nhưnhau. B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 2. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.	B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế.	D. bình đẳng về chính trị.
Thông hiểu
Câu 3. Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh. 	D. nghĩa vụ pháp lí 
Câu 4. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.	B. về trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm hành chính.	D. bình đẳng về chính trị.
Câu 5. Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.	B. về trách nhiệm pháp lí.
C. về thực hiện pháp luật.	D. về trách nhiệm trước tòa án.
Vận dụng
Câu 6. Vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn tham nhũng 9.000 tỉ của nhà nước đã bị xét xử. Điều này thể hiện
A. công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. công dân đều bình đằng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân đều có nghĩa vụ như nhau.
D. công dân đều bị xử lí như nhau.
Câu 7. Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. nặng hơn nhân viên.	B. như nhân viên.
C. nhẹ hơn nhân viên.	D. có thể khác nhau.
Câu 8. A và B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi B. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào
A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.	B. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B.
C. độ tuổi của A và B.	D. địa vị của A và B.
Câu 9. Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.Bạn N là con của trưởng công an huyện, còn bạn M là con của một người nông dân. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
Câu 10. Bốn học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau: Hai học sinh lớp 12A bị phạt tiền; hai học sinh lớp12B thì không bị phạt tiền mà chỉ bị cảnh cáo bằng văn bản. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là
A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.
D. công bằng vì lỗi như nhau nhưng có thể xử phạt khác nhau.
 Câu 11. Bạn An (19 tuổi) rủ Minh (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp dây chuyền của một phụ nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này là
A. bình đẳng về nghĩa vụ.	B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về nghĩa vụ.	D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 12. Bốn học sinh lớp 12 cùng đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như nhau. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là
A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.
D. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng lại xử phạt khác nhau.
Câu 13. A là nông dân đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. B là chủ tịch huyện cũng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cả hai bị CSGT xử phạt giống nhau. Vậy CSGT thực hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ kinh tế.	D. nghĩa vụ nộp phạt.
Câu 14. A là học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi. B là giáo viên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. CSGT bắt phạt A và tha cho B. Vậy CSGT không thực hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ kinh tế.	D. nghĩa vụ nộp phạt.
Vận dụng cao
Câu 15. Nghe bố mẹ bàn tính với nhau về việc cố tình chậm nộp thuế cho nhà nước vì việc buôn bán của gia đình đang gặp khó khăn, A băn khoăn không biết nên xử sự như thế nào. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Im lặng coi như không biết gì vì đó là chuyện của người lớn.
B. Ủng hộ cách làm của bố mẹ vì như vậy sẽ bớt khó khăn hơn.
C. Góp ý với bố mẹ nên nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vì đó là trách nhiệm của công dân.
D. Đưa chuyện này lên face book để xin ý kiến góp ý của các bạn rồi mới góp ý với bố mẹ.
Câu 16. Bạn A cho rằng người nào có chức quyền nếu vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì họ lo được hết. Nếu là bạn của A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Im lặng không quan tâm đến câu chuyện của A dù biết rằng quan điểm của A là không đúng.
B. Đồng ý với quan điểm của A vì xã hội có nhiều trường hợp như thế.
C. Không đồng ý với quan điểm của A vì mọi công dân đều bình đẳng như nhau về trách nhiệm pháp lí .
D. Đưa chuyện này lên face book để mọi người bình luận rồi mới nêu ra quan điểm của mình.
Câu 17. Bạn A cho rằng người nào không có chức quyền nếu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí cao nhất. Nếu là bạn của A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Im lặng không quan tâm đến câu chuyện của A dù biết rằng quan điểm của A là không đúng.
B. Đồng ý với quan điểm của A vì người không có chức quyền sẽ không được giảm án.
C. Không đồng ý với quan điểm của A vì mọi công dân đều bình đẳng như nhau về trách nhiệm pháp lí.
D. Đưa chuyện này lên face book để mọi người bình luận rồi mới nêu ra quan điểm của mình.
3.Trách nhiệm của NN
Câu 1. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước 
A. ngăn chặn, xử lí.	B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.	D. xử lí nghiêm khắc.
Câu 2. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc
A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. chỉ quy định nghĩa vụ của công dân.
C. chỉ quy định quyền của công dân.
D. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực quan trọng.
Câu 3. Việc bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của 
A. nhà nước.	B. nhà nước và xã hội.
C. nhà nước và pháp luật.	D. nhà nước và công dân.
Câu 4. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc
A. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
B. tạo điều kiện để số ít công dân được bình đẳng trước pháp luật.
C. tạo điều kiện để phần lớn công dân được bình đẳng trước pháp luật.
D. tạo điều kiện để những ai quan tâm được bình đẳng trước pháp luật.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_gdcd_cua_hs_khoi_12_chu_de_3_cong_dan_binh_dang_t.docx
Bài giảng liên quan