Ôn tập Sinh học Lớp 7 - Bài 46 đến 50

III. BỘ ĂN THỊT

Đặc điểm:

- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Sinh học Lớp 7 - Bài 46 đến 50, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 23 - SINH HỌC 7
 BÀI 46: THỎ
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. ĐỜI SỐNG
- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.
- Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
- Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn vào nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. 
II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
1. Cấu tạo ngoài
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống
Bộ lông mao
Dày, xốp
Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi trốn trong bụi rậm
Chi (có vuốt)
Chi trước
Ngắn
Đào hang và di chuyển
Chi sau
Dài khỏe
Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan
Mũi
thính
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường
Lông xúc giác
Cảm giác, xúc giác nhanh nhạy
Tai
thính
Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
Vành tai
Lớn, dài cử động được theo các phía
2. Di chuyển
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sauHuấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.
- Khi trốn chạy kẻ thù, thỏ chạy theo đường zíc zắc nên tăng khả năng trốn thoát.
B. BÀI TẬP (Trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
Câu 1: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?
Câu 2: Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám : 64km/h; chó săn: 68km/h ; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên.
Câu 3: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
—– J ˜™
BÀI 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ.BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. BỘ THÚ HUYỆT
Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
II. BỘ THÚ TÚI
Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m, có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con.
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa của con sơ sinh.
Câu 2: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.
Hết
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 24 - SINH HỌC 7
BÀI 49: ĐA DẠNG LỚP THÚ: BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
Bộ Dơi gồm những thú bay, còn bộ Cá voi gồm những thú bơi
1. Bộ dơi
- Nơi sống: trong hang động, kẽ đá, trên cây  
- Đời sống: bay lượn 
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Cơ thể thon nhọn: giảm bớt trọng lượng khi bay
+ Chi trước biến đổi thành cánh da.
+ Cánh da là 1 màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi.
+ Cánh bay của dơi: có màng cánh rộng, thân ngắn: có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều 1 cách linh hoạt
+ Đuôi ngắn
+ Chân yếu bám chặt vào cành cây. Khi bay chỉ cần rời vật bám, buông mình từ trên cao
+ Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
- Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả). Ngoài ra, 1 số loài dơi còn ăn muỗi, hút máu, bắt cá, hút mật hoa giúp cho sự thụ phấn 
- Đại diện: dơi ăn quả và dơi ăn sâu bọ
- Dơi kiếm ăn vào ban đêm vì:
+ Mắt dơi kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao.
+ Đồng thời dơi có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật, con mồi dội lại tai dơi: làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong 1s.
- Cách bay của dơi: không có đường bay rõ rệt
- Dơi có vai trò: tiêu diệt sâu bọ phá hại
2. Bộ cá voi
- Môi trường sống: sống ở biển
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Thân hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.
+ Có lớp mỡ dưới da rất dày
+ Cổ không phân biệt với thân.
+ Vây đuôi nằm ngang
+ Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
- Cấu tạo các chi:
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng mái chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống khác. 
- Cách lấy thức ăn của cá voi:
+ Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rủ xuống như cái sàng lọc nước
+ Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi
+ Khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước theo khe các tấm sừng ra ngoài
- Sinh sản: đẻ con, nuôi con bằng sữa
- Đại diện:
+ Cá voi xanh: dài 33m, nặng 160 tấn, loài động vật lớn nhất trong giới động vật
+ Cá heo: có răng, cơ thể dài khoảng 1.5m, có mõm kéo dài trông giống cái mỏ. Rất thông minh, thực hiện được những tiết mục xiếc một cách khéo léo.
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính ăn của dơi và cá voi ?
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước. Cá voi mang những đặc điểm nào của lớp thú ?
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay. Dơi mang những đặc điểm nào của lớp thú ?
Câu 4: Tại sao người ta lại xếp dơi vào lớp thú ?
—– J ˜™
BÀI 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, 
BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. BỘ ĂN SÂU BỌ
Đặc điểm:
- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.
- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.
- Đại diện: chuột chù, chuột chũi
II. BỘ GẶM NHẤM
- Đặc điểm: Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.
- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.
III. BỘ ĂN THỊT
Đặc điểm:
- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.
- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.
- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu.
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.
Câu 2: Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.
Hết

File đính kèm:

  • docxon_tap_sinh_hoc_lop_7_bai_46_den_50.docx
Bài giảng liên quan