Ôn tập Sinh học Lớp 7 - Bài 50 đến 52

BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)

Câu 1: Hãy trình bày về môi trường sống của thú?

Câu 2: Các hình thức di chuyển của Thú là gì ?

Câu 3: Hãy nêu các cách thức kiếm ăn và tập tính sinh sản ở Thú?

 

docx5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Sinh học Lớp 7 - Bài 50 đến 52, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 28
SINH HỌC 7:
BÀI 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
A. Lý thuyết (GHI NỘI DUNG LÝ THUYẾT VÀO VỞ BÀI HỌC)
I. BỘ ĂN SÂU BỌ
Đặc điểm:
- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.
- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.
- Đại diện: chuột chù, chuột chũi
II. BỘ GẶM NHẤM
- Đặc điểm: Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.
- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.
III. BỘ ĂN THỊT
Đặc điểm:
- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.
- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.
- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu.
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.
Câu 2: Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.
BÀI 51: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
A. Lý thuyết (GHI NỘI DUNG LÝ THUYẾT VÀO VỞ BÀI HỌC)
I. CÁC BỘ MÓNG GUỐC
Đặc điểm:
- Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
- Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
- Thú móng guốc gồm 3 bộ:
+ Bộ Guốc chẵn : gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
Đại diện: Lợn, bò, hươu
+ Bộ Guốc lẻ : gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa); có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).
Đại diện: Tê giác, ngựa
+ Bộ Voi : gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, có ngà, da dày, thiếu lông, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại.
II. BỘ LINH TRƯỞNG
Đặc điểm:
- Gồm những thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với cầm nắm, leo trèo : bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
- Đại diện : Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gôrila)
III. VAI TRÒ CỦA THÚ
Ở nước ta, các loài thú phong phú, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người:
- Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai), mật gấu.
- Cung cấp những nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị : da, lông (hổ, báo), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò), xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương).
- Làm vật liệu thí nghiệm : chuột nhắt, chuột lang, khỉ
- Tất cả các loài gia súc (trâu, bò, lợn) đều là nguồn thực phẩm và một số loài có vai trò sức kéo quan trọng.
- Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bắt, buôn bán. Số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, do đó cần có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.
IV. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÚ
Thú là lớp Động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Thú là động vật hằng nhiệt.
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng Guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
Câu 2: So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
Câu 3: Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú đối với con người.
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 29
SINH HỌC 7:
BÀI 52: THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ
BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Hãy trình bày về môi trường sống của thú?
Câu 2: Các hình thức di chuyển của Thú là gì ?
Câu 3: Hãy nêu các cách thức kiếm ăn và tập tính sinh sản ở Thú?
BÀI 54: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
A. Lý thuyết (GHI NỘI DUNG LÝ THUYẾT VÀO VỞ BÀI HỌC)
Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
Tên động vật
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
Động vật nguyên sinh
Chưa phân hóa
Chưa có
Chưa phân hóa
Chưa phân hóa
Thủy tức
Ruột khoang
Chưa phân hóa
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng và ngực)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Cá chép
Động vật có xương sống
Mang
Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Ếch đồng
Động vật có xương sống
Da và phổi
Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thằn lằn
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Chim bồ câu
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thỏ
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín
Hình ống (bộ não và tủy sống)
Tuyến sinh dục có ống dẫn
B. BÀI TẬP (TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG VỞ BÀI SOẠN)
Câu 1: Động vật nào có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?
a. San hô
b. Cá đuối
c. Trùng biến hình
d. Thủy tức
Câu 2: Đặc điểm hệ thần kinh của thủy tức là
a. Hình ống
b. Hình mạng lưới
c. Chưa phân hóa
d. Hình chuỗi hạch
Câu 3: Loài nào KHÔNG có hệ tuần hoàn kín
a. Châu chấu
b. Thằn lằn
c. Vượn
d. Chim
Câu 4: Cơ quan hô hấp của ếch đồng là
a. Da
b. Phổi
c. Mang
d. Da và phổi
Câu 5: Hệ thần kinh dạng ống (não và tủy sống) có ở loài
a. Cá chép, thằn lằn
b. Thằn lằn, chim
c. Chim, thỏ, thằn lằn
d. Cá chép, thằn lằn, chim, thỏ
Câu 6: Đặc điểm hệ sinh dục của thủy tức là
a. Chưa phân hóa
b. Tuyến sinh dục không có ống dẫn
c. Tuyến sinh dục có ống dẫn
d. Tiêu giảm
Câu 7: Loài nào chỉ hô hấp qua da
a. Trùng biến hình
b. Thủy tức
c. Giun đất
d. Ếch đồng
Câu 8: Những loài động vật có xương sống là
a. Giun đất, cá chép, thỏ
b. Châu chấu, thằn lằn, chim, thỏ
c. Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ
d. Cá chép, giun đất, châu chấu, thỏ
Câu 9: Động vật nào hô hấp bằng phổi và túi khí
a. Thằn lằn
b. Ếch đồng
c. Châu chấu
d. Chim
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là SAI?
a. Thủy tức thuộc ngành Ruột khoang
b. Thỏ là Động vật không có xương sống
c. Châu chấu hô hấp bằng hệ ống khí
d. Cá chép hô hấp bằng mang 
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 30 – SINH 7
Ôn lại kiến thức từ tuần 25 đến tuần 29
Hoàn tất các câu hỏi trong phần bài tập

File đính kèm:

  • docxon_tap_sinh_hoc_lop_7_bai_50_den_52.docx
Bài giảng liên quan