Ôn tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 6 - Bài 28: Cấu tạo và Chức năng của hoa (Có đáp án)
Câu 5. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu
hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
A. Đậu nhuỵ có chất dính
B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
Đáp án: A
Giải thích: Thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường
tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính.
Trong đó, đặc điểm đầu nhụy có chất dính không phải là dấu hiệu điển hình do
thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió đều có
nhuỵ. D. đài và nhuỵ. Đáp án: B Giải thích: Bao hoa gồm đài hoa và tràng hoa – SGK trang 95. Câu 3. Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ? A. Trong không bào của cánh hoa B. Trong bao phấn của nhị C. Trong noãn của nhuỵ D. Trong đài hoa Đáp án: B Giải thích: Tế bào sinh dục đực (hạt phấn) được chứa trong bao phấn của nhị - Hình 28.2 – SGK trang 94. Câu 4. Bộ phận nào của hoa thường có khả năng quang hợp ? A. Nhuỵ B. Nhị C. Tràng D. Đài Đáp án: D Giải thích: Quang hợp của cây nhờ các chất diệp lục có trong cây (màu xanh), mà đài hoa là bộ phận có chứa chất diệp lục và có khả năng quang hợp. Câu 5. Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây ? A. Nhị và nhuỵ B. Đài và tràng C. Đài và nhuỵ D. Nhị và tràng Đáp án: A Giải thích: Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. Câu 6. Nhị hoa gồm những thành phần nào ? A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị B. Bao phấn và noãn C. Bao phấn và chỉ nhị D. Noãn, bao phấn và chỉ nhị Đáp án: C Giải thích: Nhị gồm bao phấn và chỉ nhị - Hình 28.2 SGK trang 94 Câu 7. Hoa là cơ quan chuyên hoá với chức năng A. sinh sản. B. sinh dưỡng. C. cảm ứng. D. dự trữ. Đáp án: A Giải thích: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa chứa nhị và nhụy là 2 cơ quan sinh sản đực và cái của cây. Câu 8. Cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa đực là gì ? A. Tràng B. Nhuỵ C. Nhị D. Đài Đáp án: C Giải thích: Nhị chứa các hạt phấn là cơ quan sinh sản đực của cây – SGK trang 95. Câu 9. Cây nào dưới đây có cánh hoa màu tím ? A. Cà pháo B. Sim C. Bằng lăng D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án: D Giải thích: Một số loài có cánh hoa màu tím: sim, bằng lăng, cà pháo, râm bụt Câu 10. Chức năng chủ yếu của bao hoa là gì ? A. Sinh sản B. Tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cây C. Bảo vệ, che chở cho nhị và nhuỵ D. Dự trữ sắc tố cho cây Đáp án: C Giải thích: Bao hoa gồm đài và tràng giúp bảo vệ và che chở cho nhị và nhụy – SGK trang 95. Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 29: Các loại hoa Câu 1. Cây nào dưới đây có hoa đơn tính ? A. Cúc B. Chanh C. Mướp hương D. Cải Đáp án: C Giải thích: Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. VD: mướp, dưa chuột, bí đỏ Câu 2. Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa A. bưởi. B. liễu. C. ổi. D. táo tây. Đáp án: B Giải thích: Nhị và nhụy không cùng tồn tại trên 1 bông hoa gọi là hoa đơn tính. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. VD: dưa chuột, liễu Hình 29.1 SGK trang 96. Câu 3. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ? A. Chỉ có nhuỵ B. Chỉ có nhị C. Có đủ đài và tràng D. Có đủ nhị và nhuỵ Đáp án: D Giải thích: Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy – SGK trang 97 Câu 4. Hoa cái là A. hoa đơn tính chỉ có nhuỵ. B. hoa đơn tính chỉ có nhị. C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị. D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ. Đáp án: A Giải thích: Nhị và nhụy không cùng tồn tại trên 1 bông hoa gọi là hoa đơn tính. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ? A. Bưởi, tra làm chiếu B. Râm bụt, cau C. Cúc, cải D. Sen, cam Đáp án: C Giải thích: Hoa mọc thành cụm: Các hoa tập trung mọc tạo cụm hoa. VD: hoa cải, hoa cúc - SGK trang 97. Câu 6. Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại? A. Hoa súng B. Hoa tra làm chiếu C. Hoa khế D. Hoa râm bụt Đáp án: C Giải thích: Có 2 cách xếp hoa trên cây: Hoa mọc đơn độc: VD: hoa hồng, cây tra làm chiếu Hoa mọc thành cụm: VD: hoa cúc, hoa cải Câu 7. Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ? A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão. B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa. C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa. D. Tất cả các phương án đưa ra. Đáp án: D Giải thích: Hoa mọc thành cụm có ý nghĩa giúp hoa hạn chế sự gãy rụng khi mưa, gió; giúp tăng hiệu quả thụ phấn; tăng cơ hội thụ phấn cho hoa Câu 8. Nhị hoa thường có màu gì ? A. Màu xanh B. Màu đỏ C. Màu vàng D. Màu tím Đáp án: C Giải thích: Nhị hoa thường có màu vàng. Câu 9. Loài hoa nào dưới đây có lá đài và cánh hoa giống hệt nhau ? A. Hoa cà B. Hoa bí đỏ C. Hoa bưởi D. Hoa loa kèn Đáp án: D Giải thích: Một số loài hoa có lá đài và cánh hoa giống nhau: hoa loa kèn. Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Hoa khoai tây là hoa lưỡng tính. B. Hoa mướp đắng là hoa lưỡng tính. C. Hoa hồng là hoa đơn tính. D. Hoa sen là hoa đơn tính. Đáp án: A Giải thích: Hoa lưỡng tính là hoa có đủ cả nhị và nhụy: VD: hoa khoai tây, hoa hồng, hoa sen Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, hoa chỉ có nhụy gọi là hoa cái. VD: mướp, dưa chuột, bí đỏ Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 30: Thụ phấn Câu 1. Hoa tự thụ phấn là A. hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó. B. hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của một hoa khác cùng cây. C. hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau. D. hoa có hạt phấn từ nhuỵ rơi vào đầu nhị của chính nó. Đáp án: A Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó – Hình 30.1 – SGK trang 99. Câu 2. Hoa tự thụ phấn A. có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính. B. luôn là hoa lưỡng tính. C. luôn là hoa đơn tính. D. phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính. Đáp án: B Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó, hoa tự thụ phấn luôn là hoa lưỡng tính – SGK trang 99. Câu 3. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ? A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc Đáp án: D Giải thích: Hoa giao phấn là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa – SGK trang 99. Câu 4. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ? A. Hạt phấn to, có gai. B. Đầu nhuỵ có chất dính C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án: D Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính – SGK trang 100. Câu 5. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ? A. Đậu nhuỵ có chất dính B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng C. Bao hoa thường tiêu giảm D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ Đáp án: A Giải thích: Thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Trong đó, đặc điểm đầu nhụy có chất dính không phải là dấu hiệu điển hình do thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió đều có. Câu 6. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ Đáp án: A Giải thích: Những cây nở hoa vào ban đêm thường có các đặc điểm: hoa thường có màu trắng; có mùi hương thơm; có đĩa mật Câu 7. Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhuỵ ? A. 5 B. 3 C. 2 D. 1 Đáp án: D Giải thích: Hoa lưỡng tính chỉ có 1 nhụy. Câu 8. Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ? A. Phi lao B. Nhài C. Lúa D. Ngô Đáp án: B Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. VD: hoa nhài, hoa bưởi, hoa vải Câu 9. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ? A. Mướp B. Rong đuôi chó C. Dạ hương D. Quỳnh Đáp án: B Giải thích: Cây rong đuôi chó sinh sản vô tính. Thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, dạ hương, quỳnh Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ? A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na Đáp án: A Giải thích: Những loài hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh, hoa hồng, hoa sen, hoa cải, hoa râm bụt, hoa khế, hoa na Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 31: Thụ tinh kết quả và tạo hóa Câu 1. Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây ? A. Rau bợ B. Thông C. Mía D. Dương xỉ Đáp án: C Giải thích: Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, trong đó nhân thứ nhất hợp với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa). VD: mía Sinh sản bằng bào tử: rau bợ, dương xỉ Sinh sản bằng hạt trần: thông Câu 2. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông ? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Đáp án: B Giải thích: Hoa nhãn có 1 noãn trong mỗi bông, sau đó mỗi noãn phát triển thành 1 hạt. Câu 3. Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ? A. Hoa măng cụt B. Hoa vải C. Hoa lạc D. Hoa na Đáp án: D Giải thích: Hoa na có nhiều noãn nhất. mỗi một noãn phát triển thành 1 hạt tạo 1 mắt na. Câu 4. Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài ? A. Quả B. Quả thị C. Quả cà D. Quả bưởi Đáp án: D Giải thích: Quả không còn vết tích của đài: quả bưởi. Quả vẫn còn vết tích: quả hồng, quả thị, quả cà Câu 5. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh ? A. Bao phấn B. Noãn C. Bầu nhuỵ D. Vòi nhuỵ Đáp án: B Giải thích: Noãn sau khi thụ tinh sẽ có những biến đổi: tế bào hợp tử phân chia nhanh và phát triển thành phôi, vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt, các phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt. SGK trang 103. Câu 6. Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của A. đầu nhuỵ. B. lá đài. C. tràng. D. bao phấn. Đáp án: A Giải thích: Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của đầu nhuỵ. Câu 7. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành A. hạt chứa noãn. B. noãn chứa phôi. C. quả chứa hạt. D. phôi chứa hợp tử. Đáp án: C Giải thích: Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt – SGK trang 104. Câu 8. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là A. phôi. B. hợp tử. C. noãn. D. hạt. Đáp án: B Giải thích: Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử - SGK trang 103. Câu 9. Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành A. chỉ nhị. B. bao phấn. C. ống phấn. D. túi phôi. Đáp án: C Giải thích: Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành ống phấn – SGK trang 103. Câu 10. Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ? A. Thanh long B. Chuối C. Hồng xiêm D. Ớt chỉ thiên Đáp án: B Giải thích: Có một số loại cây không thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá hủy rất sớm nên quả của nó không có hạt. VD: chuối tiêu, hồng Em có biết? SGK trang 104 Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 32: Các loại quả Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ? A. Nho B. Cà chua C. Chanh D. Xoài Đáp án: D Giải thích: Quả mơ thuộc loại quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. VD: mơ, đào, xoài, SGK trang 106 Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ? A. Chò B. Lạc C. Bồ kết D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án: D Giải thích: Quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra. VD: chò, lạc, bồ kết, SGK trang 106 Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ? A. Quả bông B. Quả me C. Quả đậu đen D. Quả cải Đáp án: B Giải thích: Quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra. VD: chò, lạc, bồ kết, quả me SGK trang 106 Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch. B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng. C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng. D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng. Đáp án: C Giải thích: Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng – SGK trang 106. Câu 5. Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ? A. Quả khô không nẻ B. Quả khô nẻ C. Quả mọng D. Quả hạch Đáp án: A Giải thích: Quả thìa là thuộc loại quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra. Câu 6. Quả nào dưới đây không phải là quả mọng ? A. Quả đu đủ B. Quả đào C. Quả cam D. Quả chuối Đáp án: B Giải thích: Quả mọng: là loại quả thịt gồm toàn thịt. VD: quả chanh, cam, đu đủ, Còn quả đào là quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. – SGK trang 106 Câu 7. Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với A. quả đậu Hà Lan. B. quả hồng xiêm. C. quả xà cừ. D. quả mận. Đáp án: D Giải thích: Quả dừa thuộc loại quả thịt (quả hạch), vì vậy được xếp cùng với nhóm quả mận. Câu 8. Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Hạt lúa C. Hạt ngô D. Hạt sen Đáp án: A Giải thích: Một số loại hạt thực chất là quả. VD: + Mỗi hạt thóc là 1 quả thóc, nó thuộc loại quả khô dính. Vỏ cám là vỏ quả lúa, còn vỏ trấu do bao hoa biến đổi thành có chức năng bảo vệ quả. + Mỗi hạt ngô cũng là quả ngô, thuộc loại quả khô dính như lúa. + Mỗi hạt sen cũng là 1 quả sen. Câu 9. Củ nào dưới đây thực chất là quả ? A. Củ su hào B. Củ đậu C. Củ lạc D. Củ gừng Đáp án: C Giải thích: loại củ thực chất là quả: quả lạc. Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những quả hạch ? A. Chanh, hồng, cà chua B. Táo ta, xoài, bơ C. Cau, dừa, thìa là D. Cải, cà, khoai tây Đáp án: B Giải thích: Quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. VD: táo ta, xoài, bơ, mận, đào Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ? A. Cau B. Lúa C. Ngô D. Lạc Đáp án: D Giải thích: Hạt lạc không chứa phôi nhũ – hạt của cây 2 lá mầm. Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ? A. Lá mầm B. Phôi nhũ C. D. Chồi mầm Đáp án: A Giải thích: Hạt đậu xanh là hạt không có phôi nhũ, vì vậy chất dự trữ của hạt chứa trong lá mầm. Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ? A. R B. Lá mầm C. Phôi nhũ D. Chồi mầm Đáp án: C Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt. Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ? A. 4 B. 3 C. D. 5 Đáp án: A Giải thích: Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm – Hình 33.1 – SGK trang 108. Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Đáp án: C Giải thích: Bưởi là cây 2 lá mầm vì vậy hạt của chúng có 2 lá mầm. Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ? A. Thân mầm hoặc rễ mầm B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm C. Lá mầm hoặc rễ mầm D. Lá mầm hoặc phôi nhũ Đáp án: D Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109. Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ? A. Hạt đậu đen B. Hạt cọ C. Hạt bí D. Hạt cải Đáp án: B Giải thích: Phôi nhũ xuất hiện ở những hạt của cây 1 lá mầm. VD: cau, lúa, cọ Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ? A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta Đáp án: C Giải thích: Cây 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm: rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo. Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ? A. Tất cả các phương án đưa ra. B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài. C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh. D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Đáp án: C Giải thích: Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ? A. Hạt ngô B. Hạt lạc C. Hạt cau D. Hạt lúa Đáp án: B Giải thích: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, ta có thể tách đôi rất dễ dàng hạt lạc – có 2 lá mầm gắn với nhau. Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 34: Phát tán của quả và hạt Câu 1. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ? A. Trâm bầu B. Thông C. Ké đầu ngựa D. Chi chi Đáp án: D Giải thích: Hạt tự phát tán: Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài. VD: chi chi, đỗ đen, Câu 2. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ? A. Phát tán nhờ nước B. Phát tán nhờ gió C. Phát tán nhờ động vật D. Tự phát tán Đáp án: B Giải thích: Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa Câu 3. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây? A. Quả mọng B. Quả hạch C. Quả khô nẻ D. Quả khô không nẻ Đáp án: C Giải thích: Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm quả khô nẻ. VD: quả chi chi, quả đỗ đen Câu 4. Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây ? A. Quả ké đầu ngựa B. Quả cải C. Quả chi chi D. Quả đậu bắp Đáp án: A Giải thích: Quả cây xấu hổ phát tán nhờ động vật, tương tự với quả ké đầu ngựa. Câu 5. Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây ? A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi B. Tất cả các phương án đưa ra C. Khi chín có mùi thơm D. Có lông hoặc gai móc Đáp án: B Giải thích: Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm: Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám. Câu 6. Nhóm nào gồm những quả/hạt phát tán nhờ gió ? A. Quả bông, hạt cau, quả cam, quả táo B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết, quả dưa chuột C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò D. Quả chuối, quả sấu, quả nhãn, quả thìa là Đáp án: C Giải thích: Những quả/hạt phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa Câu 7. Quả dưa hấu phát tán chủ yếu nhờ hình thức nào ? A. Phát tán nhờ nước B. Phát tán nhờ động vật C. Phát tán nhờ gió D. Tự phát tán Đáp án: B Giải thích: Quả dưa hấu phát tán nhờ động vật - Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám. Câu 8. Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những quả còn lại ? A. Cải B. Đậu Hà Lan C. Hồng xiêm D. Chi chi Đáp án: C Giải thích: Hồng xiêm phát tán nhờ động vật - Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám. Cải, đậu Hà Lan, chi chi: tự phát tán - Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài. Câu 9. Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Có cánh hoặc có lông C. Nhẹ D. Kích thước nhỏ bé Đáp án: A Giải thích: Những quả và hạt phát tán nhờ
File đính kèm:
- on_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_6_bai_28_cau_tao_va_chuc.pdf