Phân loại học thực vật - Chương 5: Ngành hạt kín

 Tính chất chung nhất của phân lớp này là có hoa mẫu 5 với lối đính noãn trụ giữa. Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa luôn luôn có cánh rời. Ở những bộ cuối của phân lớp, hoa tiến tới giảm bớt một vòng nhị, giảm số lượng lá noãn và tiến tới bầu dưới

 

 

ppt42 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân loại học thực vật - Chương 5: Ngành hạt kín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÁO CÁOPhân Loại Học Thực VậtChương 5: Ngành Hạt Kín 	 Cao Thị Yến Nhi2.6. Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) Tính chất chung nhất của phân lớp này là có hoa mẫu 5 với lối đính noãn trụ giữa. Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa luôn luôn có cánh rời. Ở những bộ cuối của phân lớp, hoa tiến tới giảm bớt một vòng nhị, giảm số lượng lá noãn và tiến tới bầu dưới Cao Thị Yến NhiPhân lớp hoa hồng hình thành nhiều nhóm bộ với các nhánh tiến hoá khác nhau. Bộ Cỏ tai hổ (Saxifragales), bộ Hoa hồng (Rosales) là những bộ thấp nhất của phân lớp, ở chúng có khi nhị và lá noãn còn nhiều, rời, tiến tới lá noãn dính và giảm dần số lượng. Các nhánh tiến hoá chính của phân lớp có thể kể như sau: - Sự biến đổi đặc biệt của lá thích nghi với việc bắt mồi, hoa tiến tới đơn tính (bộ Nắp ấm – Nepenthales).∙ - Bộ nhụy với các lá noãn dính lại hoàn toàn, chỉ có 1 vòi và 1 đầu nhụy, tiến tới bầu dưới (bộ Sim – Myrtales).Cao Thị Yến NhiCao Thị Yến Nhi- Trong hoa xuất hiện đĩa mật với hình dạng khác nhau (đĩa mật là dấu hiệu thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ), bộ nhụy với các lá noãn tiến tới dính lại thành bầu nguyên, 1 vòi và 1 đầu nhụy, nhưng bầu trên là chủ yếu (bộ Cam – Rutales).      - Hoa tiến tới không đều, nhị dính nhau ở phần chỉ nhị, số lượng lá noãn giảm chỉ còn 1, kiểu quả mở đặc trưng (bộ Đậu – Fabales).      - Hoa tiến tới còn 4 vòng (giảm bớt 1 vòng nhị trong), số lá noãn và noãn đều giảm, xuất hiện đỉa mật ở trên đỉnh đầu (bộ Nhân sâm – Araliales). Bộ Hoa hồng (Rosales) Bộ hoa hồng là một trong những bộ đầu tiên của phân lớp, ở đó bộ nhụy có khi còn gồm nhiều lá noãn rời. Nhưng bộ Hoa hồng cũng sớm phân hóa, tiến tới ổn định thành phần hoa. Bộ gồm 3 họ, nhưng ở ta thường gặp đại diện của một họ, họ hoa hồng. Cao Thị Yến NhiHọ hoa hồng (Rosaceae)Gồm những cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi, cỏ nhiều năm, có nhiều hình dạng khác nhau. Lá đa dạng:Mọc cách hay mọc đối Đơn hoặc képCó lá kèm Đôi khi lá kèm dính với cuống lá Hoa mọc đơn độc hay thành cụm. Hoa đều, bao hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 3 – 4 hoặc nhiều hơn 5. Đế hoa lồi, hoặc lõm hình chén, phần trên dính với gốc đài và cánh hoa. Nhị thường nhiều hoặc tiêu giảm, xếp vòng. Bộ nhụy có lá noãn rời hoặc dính. Bầu trên hoặc dưới. Trong mỗi lá noãn hoặc mỗi ô của bầu chứa một vài noãn đảo hay cong. Quả gồm nhiều quả nhỏ rời nhau hoặc quả mọng kiểu táo hay quả hạch hạt thường không có nội nhũ.Họ hoa hồng có 115 chi và trên 3000 loài, chia làm 5 phân họ nhưng ta tìm hiểu đại diện của 3 phân họ.Cao Thị Yến NhiPhân họ Hoa hồng (Rosoideae)Cây bụi, leo, thường có gai, hoặc cây thân cỏ. Hoa mẫu 5 nhị nhiều, xếp vòng, lá noãn nhiều và rời nằm trên đế lồi hoặc lõm hình chén. Quả có khi là quả giả do đế hoa phát triển thành. Công thức hoa: *K5C5 A∞G∞Cao Thị Yến NhiCác đại diện thường gặp:Dâu tây (Fragaria vesca L.): Cây thảo sống lâu, thân bò lan trên mặt đất. Lá điển hình có 3 lá chét khía răng. Hoa trắng. Đài 5, màu trắng, hình hơi tròn. Quả bế, tập trung trên trục đế, hoa to và mọng nước, có mùi thơm đặc biệt, đề lấy quả ăn hoặc chế rượu.- Hoa hồng (Rosa chinensis Jacq.): Cây nhỏ cành có gai. Lá kép lông chim có lá kèm dính với cuống lá. Hoa thơm, đẹp, màu đỏ, hồng có nhiều cánh hoa do nhị biến thành. Cao Thị Yến Nhi- Tầm xuân (R. multiflora Thunb.): Cây bụi, cành mềm có gai. Hoa hơi nhỏ, màu hồng hay phớt hồng .- Mâm xôi (Rubus alcaefolius Poir.): Cây bụi leo cành có nhiều lông và gai cong. Quả kép gồm nhiều hạch con khi chín màu đỏ vị hơi chua ăn được. - Dum tuyết, Ngấy tuyết (Rubus niveus Thunb.) Cây dại ven rừng, thân cành cây này có 1 lớp phấn trắng, trái chín cũng giống cây Mâm xôi, ăn được. - Dum tim, Ngấy lá tim. Rubus obcordatus (Franch.) Thuan. : Cây dại ven rừng, lá có đầu tà lõm vào hình tim ngược Cao Thị Yến NhiTẦM XUÂNCao Thị Yến NhiPhân họ Táo(maloideae)Cây gỗ nhỏ hay nhỡ, lá đơn. Bao hoa mẫu 5. Nhị có số lượng là bội số của 5. Bộ nhụy thường gồm 2 – 5 lá noãn. Công thức hoa: *K5C5A20G(2 – 5)  Táo tây (Malus domestica Bork.):. Cây nhỡ, lá đơn, quả to, vỏ mỏng và bóng, thịt giòn, ăn thơm ngon, có một ít hạt cứng ở giữa ruột. Hoa to màu trắng, đài 5, tràng 5, nhị có số lượng và bội số của 5. Quả dính vào đế hoa làm thành một quả giả, phần ăn được do đế hoa phát triển thành. - Lê (Pirus communis L.): Lá đơn hình thuôn nhọn. Hoa màu trắng có 5 lá đài, 5 cánh hoa. Quả có nhiều nước, ăn ngọt và mát. Cao Thị Yến Nhi Táo tây	 Lê 	Phân họ Mận (Prunoideae)• Cây nhỏ hay nhỡ, lá đơn, có lá kèm. Quả hạch do 1 lá noãn làm thành.• Công thức hoa:*K5C5A∞ G1- Mơ (Prunus armeniaca L.): Hoa có 5 cánh màu trắng hoặc hồng nhạt, thơm. Quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh, có lông, nhiều nạc, chứa một hạt cứng. Quả mơ chính màu vàng nhạt, dùng để ăn tươi hoặc để sản xuất ô mai, chữa ho, trừ đờm. Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, thuốc bôi tóc, thuốc bôi trừ nẻ,- Đào (P.persica ( L.) Batch):. Cánh hoa màu hồng, nhị nhiều. Quả hạch, nhiều lông, có một rãnh bên, rõ. Hạt cứng, hơi dẹt, có nhiều rãnh sâu và không đều nhau. Ra hoa vào tháng 1 – 2. Có 2 loại đào: đào trồng lấy quả và đào cho hoa..   Cao Thị Yến Nhi- Mận (P.salicina Lindl.): Hoa màu trắng, thường mọc 3 bông trong một nhóm. Cánh hoa nhẵn, nguyên, tròn đầu, nhị nhiều. Quả hạch, nhẵn, có màu sắc thay đổi: tím, đỏ mận, vàng lục, vàng, thường có một rãnh bên, ăn có vị chua; thứ mận hậu ăn giòn và ngọt hơnCao Thị Yến Nhi Mận	 Mơ 	 Đào Bộ Đậu (Fabales)Bộ Đậu tiến hóa đặc biệt trong cấu tạo của hệ thống dẫn và của hạt (là mạch luôn có bản ngăn đơn và hạt không có nội nhũ hay rất nghèo nội nhũ). Noãn ở bộ đậu luôn luôn có một vỏ bọc đáng chú ý là ở lổ noãn hình thành ở tất cả phân họ vang, phân họ đậu và ở phân họ trinh nữ bằng cả 2 vỏ bọc.Cao Thị Yến NhiHọ Đậu (Fabaceae)Cây gỗ, cây bụi hoặc cây thân cỏ, cây leo gỗ hoặc dây leo. Lá mọc cách, kép lông chim, hoặc lá đơn thứ sinh, thường có lá kèm. Mạch gỗ có bản ngăn đơn.Cụm hoa hình bông, chùm, chùy hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5 (trừ bộ nhụy). Nhị thường 10, có khi giảm, màng hạt phấn có 3 rãnh - lỗ. Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hay cong. Quả đậu, phôi lớn và thẳng, hạt không nội nhủ hoặc nội nhũ kém phát triển.Cao Thị Yến NhiCông thức hoa chung:*,  ↑ K5C5A10 – 8 – 7 G1Cây gỗ, cây bụi hoặc cây thân cỏ, cây leo gỗ hoặc dây leo. Lá mọc cách, kép lông chim, hoặc lá đơn thứ sinh, thường có lá kèm. Mạch gỗ có bản ngăn đơn.Cụm hoa hình bông, chùm, chùy hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5 (trừ bộ nhụy). Nhị thường 10, có khi giảm, màng hạt phấn có 3 rãnh - lỗ. Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hay cong. Quả đậu, phôi lớn và thẳng, hạt không nội nhủ hoặc nội nhũ kém phát triển.Công thức hoa chung:*,  ↑K5C5A10 – 8 – 7 G1Họ Đậu được chia làm 3 phân họ:Phân họ trinh nữ (Mimosoideae)Phân họ vang (Caesalpinioideae)Phân họ đậu (Faboideae) hay phân họ Cánh bướm (Papilliodeae) Phân họ trinh nữ (Mimosoideae)Là phân họ thấp nhất trong họ Đậu. Phần lớn là cây gỗ hay cây bụi, đôi khi cây thân cỏ. Lá kép lông chim 1 - 2 – 3 lần, lá chét nhỏ, lá kèm hình sợi hay biến thành gai.Hoa thường nhỏ mọc thành cụm hoa hình cầu hay bông. Hoa đều, mẫu 5. Đài 5 mảnh rời nhau hoặc dính lại. Tràng 5 cánh rời, tiền khai hoa vang. Nhị có thể bằng số cánh hoa, gấp đôi hay nhiều. Lá noãn thường là 1.Quả khô, kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, đôi khi nứt thành từng đốt, mỗi đốt mang 1 hạt.Công thức hoa: *K5C5A5 + 5G1Phân họ trinh nữ có khoảng gần 60 chi và 2800 loài. Ở nước ta có 15 chi với 65 loài.Cao Thị Yến NhiCác đại diện:- Keo lưỡi liềm hay keo hoa vàng (Acacia aneura Muell.): Cây gỗ nhỡ, lá cong hình lưỡi liềm, hoa nhỏ màu vàng tươi, mọc thành bông dài. Cây trồng làm cảnh và lấy bóng mát.- Keo tai tượng (A.mangium Willd.): Cây gỗ cao, lá to và không cong. Trồng lấy bóng mát và cải tạo đất ở vùng đồi.- Keo dậu (Leucaena leucocephala (Lamk.) de Wit.): Cây nhỏ, cao 5-10 m, Còn được trồng để cải tạo đất, làm hàng rào, lấy gỗ làm bột giấy trắng. Cành và lá làm phân xanh, rễ và thân còn dùng làm thuốc chữa tê thấp và lợi tiểu, còn làm thức ăn cho gia súc,Cao Thị Yến NhiKeo tai tượng	 Keo dậu 	Các đại diện:- Xấu hổ hay trinh nữ, mắc cở (Mimosa pudica L.):  Cây mọc hoang ở ven đường. Lá và cành cây có khả năng cụp xuống khi có người hoặc động vật đụng vào, vì thế mà có tên là cây xấu hổ. Cây nhỏ, thân có gai hình móc, lá xẻ lông chim hai lần. Hoa màu đỏ, tụ thành hình cầu. Quả dài, tụ thành hình ngôi sao, quả hẹp ở phần giữa các hạt, có lông cứng ở mép. - Rau rút (Neptunia Oleracea Lour): Cây thảo, sống dưới nước. Quanh thân được bao bọc bởi lớp xốp màu trắng, nhờ đó mà cây nổi ngang mặt nước. Lá kép lông chim hai lần. Cụm hoa hình đầu, màu vàng. Quả giáp, chứa 6 hạt dẹt, nhẵn. Ở niềm Nam, cây thường có hoa vào mùa mưa. - Căm xe (Xylia dolabriformis Benth.): Cây gỗ lớn, quả hoá gỗ. Gỗ nặng và cứng nên thường được dùng làm nan hoa vành bánh xe bò, làm nhà cửaCao Thị Yến Nhi Căm xe	 Xấu hổ hay trinh nữCao Thị Yến NhiPhân họ vang (Caesalpinioideae)Gồm cây gỗ hoặc cây bụi. Lá kép lông chim 1-2 lần. Lá kèm thường sớm rụng, cụm hoa hình chùm hoặc ngù, hoa không đều. Đài 5 mảnh, tiền khai hoa thìa.Bộ nhị ít khi đủ 10 thường còn 8-7, xếp 2 vòng. Lá noãn 1, bầu trên, chứa 1 đến nhiều noãn đảo. Quả đậu.Công thức hoa: K5 C5 A7-8 G1Phân họ vang có khoảng 50 chi với 2800 loài, phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có 20 chi đến 120 loài.Cao Thị Yến NhiCác đại diện:- Ban trắng hay móng bò hoa trắng (Bauhinia acuminata L.): Cây nhỏ, cành mềm, lá gồm 2 lá chét dính liền nhau trông tựa móng chân trâu, bò. Hoa to, màu trắng. Cây thường được trồng ở các công viên làm cảnh.- Muồng đen hay muồng xiêm (C.siamea Lamk.): Cây thân gỗ, cao 10-15m. Cành nằm ngang. Lá kép lông chim, có 5-10 đôi lá chét. Hoa màu vàng, mọc thành ngù ở nách lá, tụ hợp thành chùy ở ngọn cành. Đài 5. tràng 5, nhị 10. Quả dài. Dẹt, màu nâu. Cao Thị Yến NhiMóng bò hoa trắng	Muồng đen hay muồng xiêm Cao Thị Yến NhiPhượng vĩ hay điệp (Delonix regia (Hook.) Raf.): Cây gỗ cao 10 – 20m. Lá kép 2 lần lông chim. Lá chét nhỏ. Hoa  màu đỏ rực mọc thành cụm, mỗi bông có 5 cánh, trong đó có một cánh môi là lớn nhất, có màu đỏ pha lẫn màu trắng. Quả có hai mảnh vỏ hóa gỗ. Hạt dài và hẹp, có vân nâu. Ra hoa vào màu hạ. Là loại cây trồng phổ biến ở nhiều nơi để lấy bóng mát.- Thảo quyết minh, đậu ma (Cassia tora): Cây thảo hay cây bụi nhỏ, cao 80 – 90cm Hạt dùng làm chè thanh nhiệt, làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, mát gan, chữa ho, chữa nhức đầu, hoa mắt.Cao Thị Yến Nhi- Ô môi (Cassia grandis L.f.): Hoa màu đỏ hay hồng đậm, quả dài, hình trụ, chứa nhiều hạt nằm trong lớp cơm quả mềm, ngọt, màu đen. Cây gặp nhiều ở miền Nam.- Lim (Erythrophloeum fordii Oliv.): Cây to, gỗ có thớ mịn, bền, chắc, dùng làm nhà, đóng giường tủ bàn ghế cao cấp. Vỏ chứa nhiều tanin, có thể dùng thuộc da và nhuộm lưới, cây mọc nhiều ở rừng mới phục hồi.Cao Thị Yến Nhi Ô MÔI 	 Lim Cao Thị Yến Nhi- Bồ kết (Gleditschia fera (Lour) Merr.): Cây thân gỗ, cao 6 – 8 m. Thân thẳng, có gai cứng to, dài và phân nhánh. lá kép lông chim 2 lần. Cây trồng để lấy quả gội đầu, quả cũng có tính chất trừ sâu.- Vàng anh (Saraca dives Pierre): Cây gỗ lớn, lá kép lông chim có lá chét lớn; cành và lá khi non màu tím hồng và rũ xuống. Hoa màu vàng nghệ, mọc thành ngù. Mọc ở rừng già và cũng được trồng để lấy bóng mát trong các công viên, ven đường.-Cao Thị Yến Nhi- Gụ mật = gõ mật (Sindora siamensis Teysm. Ex Miq.): Cây gỗ lớn, quả gần tròn dẹt, có gai nhọn, chứa một hạt. Gỗ quý, màu nâu thẫm, có vân đẹp, dễ đánh bóng và không bị mọt. Dùng đóng đồ gỗ cao cấp. Có danh sách trong “Sách Đỏ Viêt Nam”.- Me (Tamarindus indica L.): Cây cao, cao 15 – 30m. Lá kép lông chim mang 10 – 20 đôi lá chét. Lá kèm sớm rụng Vỏ quả màu gỉ sắt, cơm quả màu trắng xanh, vị chua, hơi có sợi. Khi quả chính cơm quả màu nâu, vị chua ngọt. Mỗi quả có 3 – 10 hạt. Cây phân bố khắp nước ta, được trồng để lấy quả nấu canh chua, làm mức, ô mai,Cao Thị Yến Nhi Me 	 Bồ kết Cao Thị Yến NhiPhân họ đậu (Faboideae) hay phân họ Cánh bướm (Papilliodeae) Là phân họ tiến hoá nhất trong phân họ đậu. Phần lớn là cây thân cỏ, cây bụi và cây gỗ ít hơn. Lá kép lông chim, lá kèm có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình chùm. Hoa không đều. Đài 5 mảnh thường dính nhau. Tràng 5 cánh không đều, tiền khai hoa cờ. Nhị 10, thường có 9 chiếc dính lại với nhau thành 1 bó bao quanh nhụy, còn 1 chiếc rời có khi 10 chiếc dính lại. Bầu 1 ô, mang 2 dãy noãn đảo hay cong. Quả đậu, có khi phát triển trong đất, hat không nội nhũ, phôi cong, 2 lá mầm dày và lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng.Công thức hoa: ↑K5 C5 A(10) G1Phân họ Đậu có khoảng 500 chi và gần 12000 loài, phân bố rộng, ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam có khoảng 90 chi và hơn 450 loài. Có công dụng làm thực phẩm có giá trị vì quả và nhất là hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều cây cho gỗ tốt, làm thuốc, để nhuộm, làm cảnh, lấy bóng mát, làm thức ăn gia súc, phân xanh cải tạo đất .Cao Thị Yến NhiNhững cây làm thức ăn:- Lạc hay đậu phộng (Arachis hybogea L):Khi đậu quả thì chui xuống đất. Quả phát trỉên trong đất, hình trụ, thuôn, hơi thắt lại giữa các hạt, có vân mạng, mỗi quả có 1 – 3 hạt, hình trứng. Cây được trồng phổ biến lấy hạt làm thức ăn và ép dầu. - Các loại đậu như đậu như đậu ván (Dolichos lablab L.), đậu tương (Glicine max (L.) Merr), đậu Hà Lan (Pisum sativum L.), đậu xanh (Vigna aurea N.D.Khoi), đậu đen (V.unguiculata (L.) Walp.), đậu đũa (V.sinensis (L.) Savi),đều cho quả và hạt làm thức ăn.Cao Thị Yến Nhiđậu ván	 Sắn dây 	Củ đậu (Pachyrrhizus erosus (L.) Urb.): Cây thảo có thân cuốn, hóa gỗ. Rễ chứa chất dự trữ, phình to thành củ. Lá có 3 lá chét, hình thoi, mỏng, nhẵn, có mũi nhọn ngắn. Hoa màu mận chín, khá to xếp thành chùm dài ở nách. Hạt có thể dùng làm thuốc tẩy giun. Lá chứa chất độc, có hai cho cá và các loài nhai lại. Không độc với ngựa.  - Sắn dây (Pueraria lobata (Willd.) Ohwi var. thomsoni (Rook.) Benth.): Dây leo, lá gồm 3 lá chét, rễ củ chứa nhiều bột, có thể luộc ăn, hoặc xát lấy bột làm bột sắn pha nước giải khát hay nấu chè ăn mát và bổ. Hạt rất độc.Cao Thị Yến NhiNhững cây dùng làm thuốc:- Cam thảo dây (Abrus precatorius L.): Dây leo thân có vị ngọt dùng giải nhiệt, chữa ho- Vông nem (Erythrina variegata L.): Cây gỗ, có hoa màu đỏ lục, nở sau khi lá rụng. Lá dùng chữa bệnh mất ngủ.- Hoè (Sophora japonica L.f.): Cây gỗ, hoa màu vàng, quả hình tràng hạt. Hoa và nụ dùng ướp chè làm thuốc chữa huyết áp cao, hoa dùng làm thuốc nhuộm.Một số cây chứa chất độc, làm thuốc trừ sâu hoặc duốc cá như: dây mật (Derris elliptica Benth.) là cây leo, lá có mùi thơm của mật mía, gặp phổ biến ở đồi và rừng thứ sinh; cóc kèn (D.trifoliata lour.) phổ biến ở các bãi lầy ven biển, dùng duốc cá.Cao Thị Yến Nhi	 Hoè 	 Cam thảo dây 	Cao Thị Yến NhiCác cây cho gỗ quý như:- Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre): Cây gỗ lớn, quả mỏng chứa 1-2 hạt. Gỗ bền, dùng đóng đồ đạc quý, đồ tiện khắc và chạm trổ. Phân bố ở Nam Trung Bộ.- Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.): Quả hình tròn dẹp, mỏng như cánh, bao  quanh 1 hạt. Gỗ màu nâu hồng, mịn, đẹp và thơm, rất quý. Nhựa cây màu đỏ dùng để nhuộm. Cây phân bố chủ yếu ở miền Nam, tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Cao Thị Yến NhiGiáng hương	 Trắc Một số cây dùng làm phân xanh như các loài điền thanh (chi Sesbania) rễ thường có nốt sần, thường trồng lấy lá làm phân xanh, thân làm củi đun. Như loài so đũa  (S.grandiflora (L.) Pers.) là cây gỗ nhỡ cao 6-8m, hoa to, đẹp, màu trắng hay hồng. Cây trồng làm cảnh, làm cây chủ cho hồ tiêu leo, gỗ làm củi, lá làm phân xanh, làm thức ăn gia súc, hoa và lá non chứa nhiều vitamin, ăn được.Các loài chi Crotalaria (lục lạc) cũng có tác dụng dùng làm phân xanh, đang được gây trồng nhiều, các loài trong chi Tephrosia, như cốt khí ( T.can-dida DC. ) được nhập trồng ở các nông trường cà phê, cao su ở nước ta, là cây chịu hạn giỏi cho lượng chất xanh cao, dùng làm phân xanh.Cao Thị Yến NhiMột số cây dùng làm phân xanh như các loài điền thanh (chi Sesbania) rễ thường có nốt sần, thường trồng lấy lá làm phân xanh, thân làm củi đun. Như loài so đũa  (S.grandiflora (L.) Pers.) là cây gỗ nhỡ cao 6-8m, hoa to, đẹp, màu trắng hay hồng. Cây trồng làm cảnh, làm cây chủ cho hồ tiêu leo, gỗ làm củi, lá làm phân xanh, làm thức ăn gia súc, hoa và lá non chứa nhiều vitamin, ăn được.Các loài chi Crotalaria (lục lạc) cũng có tác dụng dùng làm phân xanh, đang được gây trồng nhiều, các loài trong chi Tephrosia, như cốt khí ( T.can-dida DC. ) được nhập trồng ở các nông trường cà phê, cao su ở nước ta, là cây chịu hạn giỏi cho lượng chất xanh cao, dùng làm phân xanh.CÁM ƠN CÁC BẠN !CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNGCao Thị Yến Nhi

File đính kèm:

  • pptcao thi yen nhi_sh10_2.6_chuong 5.ppt
Bài giảng liên quan