Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “Giúp học sinh học tốt chương trình sinh học 8”

Khi bắt đầu giảng dạy môn sinh 8 chúng tôi có nghiên cứu sơ lược chương trình một cách tổng quát và nhận thấy chương trình có sự phân bố logic theo thứ tự “từ thấp đến cao” “từ đơn giản đến phức tạp”cụ thể như sau :

- 2 chương đầu giới thiệu về nghành động vật có dây sống và động vật có xương sống cho thấy sự liên quan chặt chẽ về nguồn gốc của từng loài, từng lớp động vật .

- 1 chương giới thiệu về nguồn gốc cùng với sự tiến hóa của động vật .

- 1 chương giới thiệu về môi trường và sự phân bố của sinh vật trong từng môi trường sống .

Ngoài ra thứ tự sắp xếp ở 2 chương đầu có một hệ thống ở từng lớp như sau:

VD: Ở lớp cá có -Bài 2: Đời sống- cấu tạo ngoài của cá chép

 - Bài 3: Cấu tạo trong Bộ xương và hệ cơ

 - Bài 4,5: Các hệ cơ quan còn lại .

 - Bài 7: Sự sinh sản và phát triển

 - Bài 8: Sự đa dạng - đặc điểm chung

Tương tự như vậy ở lớp ếch nhái cũng có thứ tự sắp xếp như trên .

Từ sự nhận thấy chương trình của SGK chúng tôi đã đặt ra cho giáo án giảng dạy của mình các mục giáo dục học sinh theo từng phần tùy vào sự phân bố

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “Giúp học sinh học tốt chương trình sinh học 8”, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8”
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Khi đứng trên bục giảng thì chắc chắn rằng mỗi giáo viên đều có thể giáo dục học sinh đối với môn học của mình.Tuy nhiên sự giáo dục ấy có đạt hiệu quả hay không hoặc có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân cách học sinh thì còn phải tùy thuộc vào giáo viên 
Ở trường THCS, một trường nằm ở vùng nông thôn có 2 điểm dạy khác nhau nên việc cung cấp đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy khó khăn đặc biệt là những dụng cụ trực quan cần thiết cho điểm lẻ. Vì vậy khi giảng dạy chúng tôi khó khăn trong việc sử dụng trực quan để gây hứng thú cho học tập cho học sinh và làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục tư tưởng.
Mặc dù vậy chúng tôi vẩn có những khắc phục khó khăn đáng kể và đạt được nhiều thành tích trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức học tập của học sinh theo những hướng như sau:
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Khi bắt đầu giảng dạy môn sinh 8 chúng tôi có nghiên cứu sơ lược chương trình một cách tổng quát và nhận thấy chương trình có sự phân bố logic theo thứ tự “từ thấp đến cao” “từ đơn giản đến phức tạp”cụ thể như sau :
- 2 chương đầu giới thiệu về nghành động vật có dây sống và động vật có xương sống cho thấy sự liên quan chặt chẽ về nguồn gốc của từng loài, từng lớp động vật . 
- 1 chương giới thiệu về nguồn gốc cùng với sự tiến hóa của động vật .
- 1 chương giới thiệu về môi trường và sự phân bố của sinh vật trong từng môi trường sống .
Ngoài ra thứ tự sắp xếp ở 2 chương đầu có một hệ thống ở từng lớp như sau:
VD: Ở lớp cá có 	 -Bài 2: Đời sống- cấu tạo ngoài của cá chép 
 	 	- Bài 3: Cấu tạo trong Bộ xương và hệ cơ 
 	- Bài 4,5: Các hệ cơ quan còn lại.
 	- Bài 7: Sự sinh sản và phát triển
 	- Bài 8: Sự đa dạng - đặc điểm chung 
Tương tự như vậy ở lớp ếch nhái cũng có thứ tự sắp xếp như trên .
Từ sự nhận thấy chương trình của SGK chúng tôi đã đặt ra cho giáo án giảng dạy của mình các mục giáo dục học sinh theo từng phần tùy vào sự phân bố 
Nếu :
1/ Dạy ở các bài thuộc về đời sống và cấu tạo ngoài: 
Giáo viên cần sử dụng tranh có thể tự làm hoặc phân công các tổ học sinh trong lớp làm đồ dùng. Vì nếu đã có sự khó khăn về cơ sở mà giáo viên thực hiện được các tranh vẽ sẽ gây cho học sinh có sự thích thú với môn học và cũng qua đó GV giáo dục cho học sinh các tư tưởng về sự đoàn kết hoặc các kĩ năng quan sát phân tích và nhận định vấn đề 
VD: Khi dạy về cấu tạo ngoài của cá giáo viên có thể phân tích từng phần: “đầu”, “thân”,”đuôi”.Sau đó hỏi học sinh: “ Em có nhận xét gì về cơ thể cá?"
 HS: Cơ thể cá có đầu, mình, đuôi gắn liền thành một khối
GV: lập tức đưa VD về tập thể lớp và giáo dục học sinh phải gắn kết về tư tưởng thái độ học tập trong tập thể dể tập thể lớp ngày càng tiến bộ. . .
2/-Dạy ở các phần thuộc giải phẩu: 
Giáo viên có thể giảng dạy phần này bằng trnh vẽ theo phương diện lý thuyết, đặc ra cho học sinh các câu hỏi gợi trí tò mò để học sinh đi tìm hiểu kiến thức hăng say trong bài học hoặc giáo viên có thể nêu một số hiện tượng hoặc tập tính của loài gợi ý để học sinh giải thích.
Ví dụ: Khi dạy về hệ tiêu hóa của lớp chim dựa vào tranh vẽ học sinh đã nắm khá rỏ các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Giáo viên gọi một học sinh hỏi:
Hỏi: Theo em hệ tiêu hóa của chim bồ câu có gì khác so với hệ tiêu hóa của thằng lằn bóng ?
Học sinh sẽ cố gắng suy nghỉ và phát hiện được cơ quan “ diều” cùng với “ruột thẳng bị tiêu biến” để trả lời.
Hỏi: Theo em tại sao một số loài chim ăn hạt lại phải ăn thêm đá và sỏi ?
Học sinh nhìn vào sơ đồ trả lời “ vì trong dạ dày có đá sỏi sẽ góp phần nghiền nát thức ăn, có lợi trong quá trình tiêu hóa”.
3/-Dạy ở các bài về sự đa dạng và nguồn gốc: 
Giáo viên cần làm rỏ cho học sinh xác định sinh giới rất đa dạng và phong phú không chỉ ở số lượng loài mà còn ở môi trường sống cũng như chúng ta cần nhấn mạnh tác dụng của từng loài, từng lớp động vật đối với thiên nhiên, con người. . ..Từ đó giáo viên giáo dục học sinh biết và có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Ví dụ: Tài nguyên rừng, tài nguyên biển. . .trong đó đặc biệt chú ý ở các động vật quí hiếm.
Để tiết học thêm phong phú giáo viên có thể sưu tầm thêm các kiến thức có liên quan để giới thiệu lồng ghép gây cho học sinh sự tò mò ham hiểu biết tự nhiên hơn.
Ví dụ: Khi dạy về sự đa dạng của bò sát. Giáo viên có thể giới thiệu thêm ở các bộ động vật trong lớp bò sát
-Bộ có vẩy: Nêu thêm các tác hại cũng như mặt lợi của rắn độc, giới thiệu các cơ sở nuôi rắn độc và cáh phòng chống rắn độc.
Bộ rùa: Giáo viên có thể trình bày như SGK và lồng ghép sự tích cổ Loa Thành để giáo dục tư tưởng, lối sống của học sinh.
Bộ cá sấu: giáo viên có thể nêu thêm các đặc điểm khác nhau giữa cá sấu ở nước nghọt và cá sấu ở nước mặn. Chính những sự lồng ghép thêm học sinh có thể hiểu sâu hơn, rộng hơn về sinh giới từ đó các em dần thích bộ môn sinh học hơn và có khả năng tiếp cận các thông tin về sinh học một cách khoa học hơn.
Từ các vấn đề đã được học, học sinh sẽ dần tìm hiểu về nguồn gốc của từng loài, giáo viên cần chứng minh và làm rỏ vấn đề này vì từ đó học sinh sẽ suy nghĩ về nguồn gốc của loài người theo các đặc điểm nào? Giáo viên khi dạy về loài vượn ở lớp thú nên cho học sinh phân biệt các điểm giống và khác nhau giữa loài người và loài thú, đặc điểm này rất cần có sự hình thành nhân cách của học sinh.
4/- Kết quả thu được:
Dựa theo hướng thực hiện như trên mặc dù còn nhiều sai lầm mắc phải nhưng bản thân tôi cũng có một kết quả khả quan qua hai năm thực hiện giảng dạy như sau:
Kết quả/năm học
TS học sinh
Điểm trên 5
Tỉ lệ
Ghi chú
2002-2003
78
62
79,4%
2003-2004
76
70
92,1%
Trên đây là bảng so sánh kết quả học tập của 2 lớp: 83 và 84 ở điểm lẽ Lợi Đức. Cùng với sự tiến bộ về học tập trong bộ môn sinh học 8 thì cũng có sự chuyển đổi rất khả quan về tình hình nề nếp và đạo đức của học sinh ở lớp chủ nhiệm 83.
III/- KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Trong tình hình hiện nay do ảnh hưởng không nhỏ của việc PC.THCS tình hình học tập và thực hiện nội qui và nề nếp của học sinh ngày càng xa sút nên việc thực hiện đồng bộ giữa dạy chữ và dạy người ngày càng khó khăn tuy nhiên điều đó không phải là khó đối với giáo viên mà đòi hỏi giáo viên phải có sự nhẩn nại hoặc khéo léo cần thiết trong những giờ lên lớp. Sự khéo léo, nhẹ nhàng, tình cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh có được thái độ tin tưởng, thân thiết hơn trong lúc giáo viên giáo dục học sinh và điều đó cũng ít nhiều góp phần trong công tác giảng dạy của giáo viên.
	Long Đức, ngày 06 tháng 12 năm 2003
Ý kiến hội đồng xét duyệt:
Ưu:
- Làm nổi bật chương trình sinh 8 có 
so sánh từng chương.
- Có đầu tư vào sáng kiến.
Hạn chế:
- Chưa liên hệ được thực tế.
- Chưa làm nổi bật tính giáo dục tư tưởng 
cho học sinh ở chương trình sinh 8.
- Còn nặng về lý thuyết-Cần thực hành nhiều.
Xếp loại: Khá
	Người viết
	Trần Phi Khanh

File đính kèm:

  • docSang_kien_Kinh_nghiem_GIUP_HOC_SINH_HOC_TOT_CHUONGTRINH_SINH_HOC_8.doc