Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học

a. Chuẩn bị cho HĐTN

“Ước mơ về nghề nghiệp” là HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn

trường.

Thành lập Ban tổ chức hoạt động

- Trưởng Ban tổ chức (thường là một thành viên trong Ban giám hiệu nhà

trường đảm nhiệm) họp thống nhất về thời gian, địa điểm, nội dung cho hoạt

động. HĐTN này thường có hai nội dung chính:

- Nội dung thứ nhất: Giới thiệu lí do HĐTN và giới thiệu về một số ngành

nghề gần gũi với các em.

- Nội dung thứ hai: Hướng dẫn các em tập làm người công dân có ích qua

những việc làm cụ thể ở một số ngành nghề.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên

- Liên hệ với địa phương nơi trường đặt cơ sở để kết hợp cùng tổ chức

(Đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ.).

- Liên hệ mời phụ huynh HS tham gia cùng các em HĐTN. (Nếu mời

được phụ huynh ở nhiều ngành nghề khác nhau thì càng tốt).

- Liên hệ mời một số người tiêu biểu đại diện cho một số ngành nghề (bác

sĩ trạm y tế/phụ huynh làm bác sĩ, nhân viên bán hàng, nhân viên tiệm bánh, nhà

hàng ăn uống, công an Đồn Rạng Đông, bội đội đồn Biên phòng Ngọc Lâm,

công nhân xưởng may SANDA, nông dân giỏi khu nuôi trồng thủy sản.).

Những người này sẽ hướng dẫn và làm mẫu một số thao tác cơ bản, đơn giản

của ngành nghề cho HS quan sát. Sau đó, cho các em đoán tên nghề nghiệp, thực

hành một số thao tác đặc trưng công việc ngành nghề ấy.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để khi bắt đầu vào hoạt động, HS có thể

tiến hành hoạt động ngay (những bộ dụng cụ y tế, những bộ dụng cụ nhà bếp,

bảng hiệu giao thông, các loại cây giống.).

- Cho HS các lớp đăng kí tham gia thực hành hoạt động của các ngành

nghề mình yêu thích.

- Chuẩn bị địa điểm để thực hiện các hoạt động. Mỗi hoạt động đều có

yêu cầu về địa điểm khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào số lượng HS đăng kí thực

hành từng ngành nghề, căn cứ vào yêu cầu của từng hoạt động, Ban tổ chức phải

phân chia vị trí cụ thể cho phù hợp.

pdf72 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
về sự ra đời và ý nghĩa của lễ 
hội Halloween bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có điều kiện). 
 + Trình diễn các tiết mục thời trang liên quan đến Halloween. 
 + HS làm mặt nạ chủ đề Halloween. 
b. Trong HĐTN 
Nội dung của HĐTN được tiến hành như sau: 
- Giới thiệu lí do tổ chức HĐTN, sự ra đời và ý nghĩa của lễ hội 
Halloween 
- Trình diễn các màn hóa trang 
- HS trải nghiệm làm mặt nạ chủ đề Halloween 
c. Khi HĐTN hoàn thành 
- Mời một số HS phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia HĐTN. 
- Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN 
- Kết thúc HĐTN 
Các bạn đang được thầy giáo Donlna- 
 GV trung tâm Tiếng Anh trang điểm theo phong cách Halloween 
27 
Các màn trình diễn thời trang Halloween 
Sản phẩm mặt nạ theo phong cách Halloween do các bạn HS tạo ra 
2.4.10. HĐTN 10: Merry Christmas and Happy New Year 
2.4.10.1. Mục đích 
- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh nhân dịp Giáng sinh, năm mới. 
- Giúp HS tự tin tham gia văn nghệ, trình diễn thời trang, tham gia trò 
chơi bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 
- Khơi gợi và tạo luồng sinh khí mới trong việc học tiếng Anh nhà trường. 
2.4.10.2. Cách tiến hành 
a. Chuẩn bị cho hoạt động 
Hoạt động được tổ chức trong phạm vi toàn trường. 
- Thành lập Ban tổ chức hoạt động: họp bàn để thống nhất về thời gian, 
địa điểm, nội dung cho hoạt động. HĐTN này có các nội dung chính: 
 + Biểu diễn văn nghệ chủ đề Giáng sinh và Chào đón năm mới. 
 +Tổ chức các trò chơi chủ đề Giáng sinh và Chúc mừng năm mới bằng 2 
ngôn ngữ tiếng Việt và Anh. 
 + Biểu diễn thời trang. 
 - Bên cạnh đó, các lớp tổ chức trang trí lớp học với chủ đề Chào đón 
Giáng sinh và năm mới. 
b. Trong hoạt động 
 Nội dung của HĐTN được tiến hành như sau: 
+ Khai mạc 
28 
+ Biểu diễn văn nghệ 
 + Tổ chức trò chơi bằng 2 thứ tiếng (Anh và Việt) chủ đề Giáng sinh và 
Chúc mừng năm mới 
 + Biểu diễn thời trang. 
+ Tổ chức trò chơi bằng 2 thứ tiếng (Anh và Việt) chủ đề Giáng sinh và 
Chúc mừng năm mới 
c. Sau khi HĐTN hoàn thành 
- Mời một số HS và cha mẹ HS phát biểu cảm nghĩ sau khi tham gia 
HĐTN. 
- Trưởng ban tổ chức nhận xét về buổi HĐTN 
- Kết thúc buổi HĐTN 
Một số cây thông noel được các bạn trang trí tại lớp 
29 
Học sinh trang trí cây thông noel nhân dịp Giáng sinh 
Tiết mục văn nghệ chào cờ đầu tuần chủ đề Giáng sinh 
Cây hoa tường vy cũng được khoác trên mình bộ cánh mới nhân dịp Giáng sinh 
30 
Tiết mục văn nghệ: Nhảy đồng diễn Feliz Navidad 
Các giáo viên nước ngoài của trung tâm E-connect Nam Định tổ chức trò chơi 
Phần trình diễn thời trang chủ đề Giáng sinh 
31 
2.4.11. HĐTN 11: Ngày hội STEM 
2.4.11.1. Mục đích 
 STEM (viết tắt của Science, Technology, Engineering, Mathematics - 
Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). “Ngày hội STEM” là một sân 
chơi bổ ích cho học sinh được thỏa sức sáng tạo tạo nên các sản phẩm, mô hình 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phụ huynh. 
 Giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực. 
2.4.11.1. Cách tiến hành 
a. Chuẩn bị 
“Ngày hội STEM” là HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn trường. Vì 
vậy, việc chuẩn bị chu đáo sẽ đóng vai trò quan trọng để mang lại kết quả tốt 
đẹp. 
 - Thành lập Ban tổ chức hoạt động: Trưởng Ban tổ chức cho họp thống 
nhất về thời gian, địa điểm, nội dung cho hoạt động. 
 - GV liên hệ mời phụ huynh học sinh tham gia cùng các em HĐTN. 
- Triển khai làm sản phẩm, mô hình của lớp (hoặc khối). 
b. Trong hoạt động 
Nội dung của hoạt động trải nghiệm được tiến hành theo thứ tự: 
- Biểu diễn văn nghệ 
- Khai mạc ngày hội 
- Triển lãm các sản phẩm, mô hình theo khối hoặc theo lớp (tùy quy mô 
do Ban tổ chức quyết định) 
- Ban tổ chức đánh giá thi đua. 
c. Sau khi HĐTN hoàn thành 
- Cho một vài HS nói lên suy nghĩ của mình sau khi tham gia HĐTN. 
 - Mời một vài cha mẹ học sinh nhận xét về hoạt động. 
- Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN. 
 - Kết thúc HĐTN, tổng vệ sinh toàn bộ khu vực diễn ra hoạt động. 
HS tham gia làm sản phẩm Stem 
32 
Một số sản phẩm trong ngày hội STEM 
33 
HS làm lẵng hoa-sản phẩm STEM để tặng cô nhân ngày 20-11 
2.4.12. HĐTN 12: Ước mơ về nghề nghiệp 
2.4.12.1. Mục đích của HĐTN 
 - Rèn kĩ năng sống cho HS. Thông qua những kiến thức được tiếp thu và 
được thực hành cụ thể về một số ngành nghề, các em nắm được những thao tác 
cơ bản trong hoạt động của các ngành nghề khác nhau. 
 - Góp phần định hướng cho các em chọn ngành, nghề khi lớn lên. 
 - Các em hiểu được ngành nghề nào cũng đều đáng quý, điều quan trọng 
là trân trọng những người làm trong ngành nghề ấy đã đem lại lợi ích cho cộng 
đồng, cho xã hội. 
34 
2.4.12.2. Cách tiến hành 
a. Chuẩn bị cho HĐTN 
 “Ước mơ về nghề nghiệp” là HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn 
trường. 
Thành lập Ban tổ chức hoạt động 
 - Trưởng Ban tổ chức (thường là một thành viên trong Ban giám hiệu nhà 
trường đảm nhiệm) họp thống nhất về thời gian, địa điểm, nội dung cho hoạt 
động. HĐTN này thường có hai nội dung chính: 
 - Nội dung thứ nhất: Giới thiệu lí do HĐTN và giới thiệu về một số ngành 
nghề gần gũi với các em. 
 - Nội dung thứ hai: Hướng dẫn các em tập làm người công dân có ích qua 
những việc làm cụ thể ở một số ngành nghề. 
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên 
 - Liên hệ với địa phương nơi trường đặt cơ sở để kết hợp cùng tổ chức 
(Đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ...). 
- Liên hệ mời phụ huynh HS tham gia cùng các em HĐTN. (Nếu mời 
được phụ huynh ở nhiều ngành nghề khác nhau thì càng tốt). 
 - Liên hệ mời một số người tiêu biểu đại diện cho một số ngành nghề (bác 
sĩ trạm y tế/phụ huynh làm bác sĩ, nhân viên bán hàng, nhân viên tiệm bánh, nhà 
hàng ăn uống, công an Đồn Rạng Đông, bội đội đồn Biên phòng Ngọc Lâm, 
công nhân xưởng may SANDA, nông dân giỏi khu nuôi trồng thủy sản...). 
Những người này sẽ hướng dẫn và làm mẫu một số thao tác cơ bản, đơn giản 
của ngành nghề cho HS quan sát. Sau đó, cho các em đoán tên nghề nghiệp, thực 
hành một số thao tác đặc trưng công việc ngành nghề ấy. 
 - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để khi bắt đầu vào hoạt động, HS có thể 
tiến hành hoạt động ngay (những bộ dụng cụ y tế, những bộ dụng cụ nhà bếp, 
bảng hiệu giao thông, các loại cây giống...). 
 - Cho HS các lớp đăng kí tham gia thực hành hoạt động của các ngành 
nghề mình yêu thích. 
 - Chuẩn bị địa điểm để thực hiện các hoạt động. Mỗi hoạt động đều có 
yêu cầu về địa điểm khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào số lượng HS đăng kí thực 
hành từng ngành nghề, căn cứ vào yêu cầu của từng hoạt động, Ban tổ chức phải 
phân chia vị trí cụ thể cho phù hợp. 
b. Trong HĐTN 
 Nội dung của HĐTN được tiến hành như sau: 
 - Giới thiệu lí do của HĐTN và giới thiệu một số ngành nghề gần gũi với 
các em (bác sĩ, y tá, công nhân, nông dân, công an giao thông,...). 
 - Tổ chức, hướng dẫn các em tập làm người công dân có ích qua những 
việc làm cụ thể ở từng ngành nghề mà các em đã đăng kí từ trước. Đây là hoạt 
động chính của HĐTN. Vì vậy, việc hướng dẫn, quan sát các em thực hành cần 
hết sức chu đáo, tỉ mỉ. Có như vậy mới tránh được những sự cố đáng tiếc có thể 
xảy ra. 
c. Khi HĐTN hoàn thành 
 - Mời một số HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi tham gia HĐTN. 
35 
 - Mời một vài đại diện cho các ngành nghề, đại diện cho phụ huynh phát 
biểu ý kiến. 
 - Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN. 
 - Kết thúc HĐTN, tổng vệ sinh toàn bộ khu vực diễn ra HĐTN. 
HS trải nghiệm nghề làm bánh 
HS trải nghiệm nghề nấu ăn 
HS trải nghiệm nghề làm gốm 
HS lớp 5A, 5B trải nghiệm nghề họa sĩ 
2.4.13. HĐTN 13: Em yêu múa rối nước 
Từ xa xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi và loại hình nghệ 
thuật dân gian. Trong đó, không thể không kể đến múa rối nước, một môn nghệ 
thuật dân gian truyền thống đã có từ lâu đời với những nét độc đáo riêng. Múa 
rối nước hình thành từ đời sống lao động gắn bó với môi trường sông nước của 
người Việt cổ. Từ lâu, những người nông dân Việt Nam xưa đã biết chế ngự và 
cải tạo nước thành yếu tố quan trọng bậc nhất cho nền sản xuất nông nghiệp. 
36 
Trong lúc nông nhàn, người nông dân đã sáng tạo từ những khúc gỗ làm thành 
“con trò” điều khiển trên nước nên gọi là trò rối nước (con trò có thể là hình 
người, hình con vật, hình đồ vật...). Trải qua thời gian, đề tài của múa rối nước 
càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Ngày nay, múa rối nước không chỉ là một trò 
chơi giải trí đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm kì diệu của sân khấu Việt Nam. 
Bao cách ứng xử, bao kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, kinh nghiệm sản xuất 
được gửi gắm trong mỗi tiết mục. Vì vậy, tổ chức HS xem múa rối nước là một 
HĐTN vô cùng quý báu. 
2.4.13.1. Mục đích của HĐTN 
 - Được thưởng thức bộ môn nghệ thuật độc đáo sân khấu rối nước. Biết 
được một số tích trò rối nước. 
 - Thêm hiểu biết về cuộc sống của cha ông ta xưa kia thông qua những 
tiết mục rối sinh động và hấp dẫn. 
 - Góp phần giáo dục những bài học đạo đức một cách nhẹ nhàng, tinh tế 
và hấp dẫn cho HS. 
2.4.13.2. Cách tiến hành 
a. Chuẩn bị của GV và HS 
 HĐTN “Em yêu múa rối nước Việt Nam” thường tổ chức dưới hình thức 
hoạt động theo từng lớp. GV chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tổ 
chức hướng dẫn các em. 
 - Căn cứ vào kế hoạch từ đầu năm của nhà trường, GV chủ nhiệm họp bàn 
với hội đồng tự quản về kế hoạch cụ thể cho HĐTN (với HS lớp 3-4-5) và với 
Ban đại diện phụ huynh HS của lớp (với HS lớp 1-2). 
 - Liên hệ để xác định thời gian, nội dung các tiết mục múa rối nước sẽ 
biểu diễn trong HĐTN. 
 - GV phổ biến kế hoạch cụ thể cho HS trong lớp. 
 + Thực hiện tốt nội quy khi vào xem múa rối nước. 
 + Chú ý theo dõi các tiết mục múa rối nước để có thể phát biểu cảm nghĩ 
sau khi về lớp. 
 - GV liên hệ với phụ huynh, HS để chuẩn bị chu đáo tinh thần, vật chất 
cho các em. 
 - HS cần gửi đến phụ huynh kế hoạch đã ghi chép. 
 - HS cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi tham gia trải nghiệm. 
b. Trong HĐTN 
 - Nội dung thứ nhất: HS quan sát những “con trò”. 
 - Nội dung thứ hai: HS xem các tiết mục rối nước. 
c. Sau khi hoạt động hoàn thành 
 - GV cảm ơn Ban lãnh đạo đoàn biểu diễn múa rối nước. 
 - GV nhận xét chung. 
 - Có thể mời phụ huynh HS phát biểu ý kiến. 
37 
Học sinh xem biểu diễn múa rối nước tại Khu trung tâm và 2 điểm trường 
2.4.14. HĐTN 14: Thi “Sổ tay tiếng Việt” 
(Tổ chức thi cho HS lớp 2 trở lên - Thi cấp lớp) 
2.4.14.1. Mục đích 
- Các em tránh được những lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu chưa chính 
xác mà mình mắc phải, từ đó giúp ích cho việc học tập của các em tốt hơn. 
 - Giúp HS tích luỹ được vốn tiếng Việt cần thiết, làm giàu vốn từ tiếng 
Việt của các em. 
 - Việc ghi chép từ ngữ sẽ giúp HS mở rộng vốn từ. Các em sẽ chọn được 
từ phù hợp để ứng dụng vào bài viết, cho bài làm của các em sinh động, hấp 
dẫn, phong phú hơn. 
 - Các em biết dùng những câu văn hay, những biện pháp nghệ thuật tu từ 
phù hợp với từng văn cảnh khi viết văn bản. 
2.4.14.2. Cách tiến hành 
a. Chuẩn bị 
 Ngay từ đầu năm học, GV hướng dẫn cách ghi chép sổ tay tiếng Việt cho 
HS cả lớp. 
a. Hướng dẫn chung 
- Việc ghi chép ở mỗi loại sổ tay đều có mục đích riêng. Do đó, mỗi loại 
có cách sắp xếp, cấu tạo riêng. Nhưng tất cả việc ghi chép đều nhằm củng cố, 
khắc sâu, nâng cao kiến thức về Tiếng Việt cho các em. 
 - Góp phần rèn luyện cho các em cách lưu giữ tài liệu để khi cần, các em 
có thể sử dụng một cách hiệu quả. 
38 
 - Phần ghi Chính tả nên sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Mỗi chữ cần lưu 
ý về chính tả nên ghi rõ cách viết đúng, những lỗi cần lưu ý... (Chú ý ghi theo 
từng loại lỗi (theo thứ tự bảng chữ cái), không nên ghi từng lỗi cụ thể). 
 - Phần ghi Từ ngữ có thể ghi theo chủ điểm trong chương trình các em 
được học. 
 - Phần ghi Các tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ...) có thể ghi theo từng 
chủ điểm, cũng có thể ghi cảm nhận của bản thân về những gì tâm đắc nhất 
trong tác phẩm ấy. 
b. Hướng dẫn cụ thể 
*) Phần ghi Chính tả 
 Các em cần ghi theo các loại lỗi và cách viết đúng các loại lỗi đó. Các em 
có thể tham khảo bảng mẫu dưới đây: 
Lỗi về phụ âm đầu 
Viết sai Viết đúng 
Suề sòa Xuề xòa 
Xâm xấp Sâm sấp 
Cái trai Cái chai 
Ngả ngiêng Ngả nghiêng 
Lỗi về phần vần 
Viết sai Viết đúng 
Tuân rơi Tuôn rơi 
Chuật Chuột 
Thăn thoắt Thoăn thoắt 
Lỗi về dấu thanh 
Viết sai Viết đúng 
Ngoan ngoán Ngoan ngoãn 
Cần nhớ: Khi ghi một loại lỗi cần dành lại một vài trang giấy trắng rồi hãy ghi 
sang loại lỗi khác, để khi cần bổ sung thêm các lỗi mới, các em có chỗ để ghi. 
*) Phần ghi Từ ngữ 
 Các em nên ghi chép theo chủ điểm: 
Lớp 2: 
Chủ điểm Chủ điểm 
39 
- Em là HS 
- Bạn bè 
- Trường học 
- Thầy cô 
- Ông bà 
- Cha mẹ 
- Anh em 
- Bạn trong nhà 
 - Bốn mùa 
- Chim chóc 
- Muông thú 
- Sông biển 
- Cây cốì 
- Bác Hồ 
- Nhân dân 
Lớp 3: 
Chủ điểm Chủ điểm 
- Măng non 
- Mái ấm 
- Tới trường 
- Cộng đồng 
- Quê hương 
- Bắc - Trung - Nam 
- Anh em một nhà 
- Thành thị và nông thôn 
 - Bảo vệ Tổ quốc 
- Sáng tạo 
- Nghệ thuật 
- Lễ hội 
- Thể thao 
- Ngôi nhà chung 
- Bầu trời và mặt đất 
Lớp 4: 
Chủ điểm Chủ điểm 
- Thương người như thể thương thân 
- Măng mọc thẳng 
- Trên đôi cánh ước mơ 
- Có chí thì nên 
- Tiếng sáo diều 
 - Người ta là hoa đất 
- Vẻ đẹp muôn màu 
- Những người quả cảm 
- Khám phá thế giới 
- Tình yêu cuộc sống 
Lớp 5: 
Chủ điểm Chủ điểm 
- Việt Nam - Tổ quốc em 
- Cánh chim hoà bình 
- Con người với thiên nhiên 
- Giữ lấy màu xanh 
- Vì hạnh phúc con người 
 - Người công dân 
- Vì cuộc sống thanh bình 
- Nhớ nguồn 
- Nam và nữ 
- Những chủ nhân tương lai 
- Trong từng chủ điểm, các em ghi lại những từ các em thấy hay trong 
từng văn cảnh mình đã đọc được (cũng ghi theo thứ tự A, B, C), hoặc ghi một số 
từ các em đã dùng chưa chính xác trong văn cảnh và thay những từ đó bằng 
những từ khác hợp lí hơn. Làm như vậy, đến khi gặp những trường hợp tương tự 
các em sẽ biết dùng từ hiệu quả hơn. 
*) Phần ghi Các tác phẩm văn học 
 - Ghi lại tình cảm, suy nghĩ của em về điều em tâm đắc sau khi đọc, học 
tác phẩm đó. 
 - Ghi chép những câu, đoạn văn, khổ thơ hay trong các tác phẩm đã đọc, 
đã học. 
40 
 - Ghi lại những lời chú giải hay điểm cần ghi nhớ. 
 - GV giới thiệu thêm những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi để các 
em đọc. 
 - Xác định thời gian thi. 
 - Xác định nội dung thi: thường có hai nội dung: 
 + Hình thức trình bày: sạch, đẹp, đúng chính tả, trình bày từng phần rõ 
ràng, sử dụng các màu mực phù hợp... 
 + Nội dung ghi chép: đầy đủ cả ba phần Chính tả, Từ ngữ, Các tác phẩm 
văn học. Nội dung trong mỗi phần đa dạng, phong phú. (Với HS lớp 2 và lớp 3 
thì nội dung thường nghiêng về số lượng ghi chép được). 
b. Trong HĐTN 
 - Các tổ thu “Sổ tay tiếng Việt”. Căn cứ vào nội dung thi GV đã phổ biến, 
các em trao đổi, thảo luận rồi tự chấm và chọn ra ba cuốn sổ tay có hình thức 
trình bày đẹp nhất, nội dung phong phú nhất để nộp cho GV chủ nhiệm. 
 - GV có thể đem về nhà chấm, sau đó đem đến lớp công bố kết quả, khen 
thưởng những em có sổ tay được giải. 
 - Trưng bày những cuốn sổ tay đã được giải để HS cả lớp quan sát, học 
tập kinh nghiệm... 
c. Khi HĐTN đã hoàn thành 
- HS nêu cảm nghĩ về các nội dung thi 
 - GV rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. 
2.4.15. HĐTN 15: Sưu tầm văn học dân gian 
 Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là 
điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Trong khi văn học 
viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian lại được truyền miệng từ 
người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau. Quá 
trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi 
chép lại. 
 Tính truyền miệng là một trong những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên 
suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền các tác phẩm dân gian. Vì lưu truyền bằng 
ngôn ngữ nói nên nó có mặt trong cuộc sống thường nhật của mọi người, mọi 
nhà. 
 Nước ta có năm mươi tư dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng 
văn học dân gian riêng. Vì thế, vốn tri thức của toàn dân tộc Việt Nam là vô 
cùng phong phú và đa dạng. Cho đến nay, kho tàng văn học dân gian còn nằm 
rất nhiều trong nhân dân. Việc sưu tầm nguồn tri thức vô tận ấy không chỉ là 
nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu mà còn là nhiệm vụ chung của mọi người, 
nhất là những người làm trong ngành giáo dục. Việc tổ chức cho HS tham gia 
HĐTN “Sưu tầm văn học dân gian” là một trong những hoạt động quan trọng và 
bổ ích. 
2.4.15.1. Mục đích của việc sưu tầm 
 - Mở rộng thêm vốn hiểu biết của các em về kho tàng văn học dân gian 
của đất nước. Tổ chức cho các em sưu tầm các thành ngữ, tục ngữ; ca dao... 
41 
chính là một cách giúp các em gắn kết hơn với cội nguồn của tiếng Việt một 
cách nhẹ nhàng, hiệu quả. 
 - Các tác phẩm văn học dân gian có cách dùng tiếng Việt rất phong phú. 
Qua tri thức dân gian ấy, các em học được cách ứng xử, cách nói thông minh, 
sinh động của nhân dân ta qua từ bao đời nay. 
 - Góp phần giúp các em hiểu thêm về cuộc sống, phong tục tập quán, kinh 
nghiệm của cha ông trong lao động sản xuất, trong ứng phó với thiên nhiên, 
trong mối quan hệ gia đình và xã hội... 
 - Giúp các em biết cách sưu tầm và cách ghi chép những nội dung đã sưu 
tầm được. 
2.4.15.2. Cách tiến hành 
*) Thể loại cần sưu tầm 
 Các em chú trọng sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố, hò, vè.Các 
truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười thường dài nên 
các em khó sưu tầm được. 
*) Giáo viên 
 - Xác định chủ đề sưu tầm: GV chủ nhiệm cần căn cứ vào mục đích, thời 
gian, hoàn cảnh, nội dung cụ thể của từng chủ điểm trong nội dung chương trình 
tiếng Việt để hướng dẫn HS sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian cho phù 
hợp. 
 - Xác định thể loại sưu tầm: 
 GV làm phiếu sưu tầm cho các em, có thể tham khảo theo mẫu dưới đây 
(Các em chưa biết phân loại nên GV cần hướng dẫn thật kĩ trước khi cho các em 
sưu tầm): 
STT Thể loại Các câu, bài sưu tầm được 
1 
2 
3 
4 
... 
 GV xác định nguồn sưu tầm: Trừ những bài học trong chương trình tiếng 
Việt tiểu học, các em có thể sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau: 
 + Từ ông bà, ba mẹ... 
 + Từ bà con lối xóm... 
 + Từ sách, báo... 
 + Từ phim ảnh... 
 - Xác định thời gian nộp bài để GV chỉnh sửa. 
*) Học sinh 
 - Ghi lại hướng dẫn về cách sưu tầm mà GV đã phổ biến. 
 - Về nhà, tự làm các phiếu sưu tầm theo mẫu. Nếu không ghi theo phiếu 
thì các em có thể ghi vào một cuốn vở hoặc sổ tay. 
 - Đi sưu tầm theo các nguồn mà GV đã gợi ý. 
 - Ghi chép cẩn thận những gì đã sưu tầm được (có thể ghi thêm ngày, 
tháng, năm sưu tầm). 
42 
* Ghi chú: 
 Sau khi sưu tầm, GV có thể thu bài, bỏ đi những câu, những bài trùng 
nhau rồi sắp xếp lại theo từng thể loại. Sau đó GV trả bài cho các em để về nhà 
các em ghi chép lại vào cuốn sổ tay và lưu giữ lại, khi cần các em dễ dàng sử 
dụng. 
2.4.16. HĐTN 16: Thi kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ 
Kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ có thể tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi lớp 
học nhân kết thúc học kì hoặc kết thúc chủ đề học tập nào đó.... Sau đó, có thể tổ 
chức cuộc thi này với quy mô lớn hơn, HS toàn trường cùng tham gia, trong đó, 
HS giữa các lớp sẽ thi với nhau. 
2.4.16.1. Mục đích của cuộc thi 
 - Khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt, rèn luyện bốn kĩ năng sử dụng Tiếng 
Việt cho HS. 
 - Bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tình yêu đối với văn chương và Tiếng 
Việt, phát triển năng khiếu cho các em. 
 - Tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong học tập. 
2.4.16.2. Cách tiến hành 
- Trong kế hoạch năm học của nhà trường cần xác định rõ nhiệm vụ của 
các hoạt động (trong đó có hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ,). 
 - Ban giám hiệu phân công một trong các thành viên của Ban giám hiệu 
phụ trách về hoạt động này. 
 - Phổ biến kế hoạch tới GV trong toàn trường (về thời gian, địa điểm, nội 
dung thi giao lưu). 
a. Chuẩn bị 
 - Thành lập ban tổ chức cho ngày hội. 
 - Ban tổ chức thành lập ban giám khảo để chấm từng nội dung thi. 
 - Ban tổ chức kiểm tra lần cuối danh sách HS tham gia ở từng nội dun

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_trai_ngh.pdf