Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học xây dựng thiết kế bài dạy môn Địa lý - Tuần 21, Bài: Các nước láng giềng của Việt Nam - Nguyễn Thị Vân

c. trung quốc:tổ chức cho hs làm việc theo nhóm 6.

- yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk quan sát hình 5 bài 18 , thảo luận nhóm , rút ra nhận xét : diện tích, số dân, các nơơớc láng giềng của trung quốc.

- trung quốc thuộc khu vực nào của châu á ?

-- thủ đô của trung quốc là gì ?

-- gv giới thiệu thêm về diện tích và số dân trung quốc

-- yêu cầu hs quan sát các hình ảnh : vạn lý trơơờng thành, một số ngành sản xuất nổi tiếng : tơ , lụa , gốm, sứ, chè , một số khu công nghiệp sản xuất máy móc, hàng may mặc, hàng điện tử , đồ chơi.

- gv giới thiệu về vạn lý trơơơờng thành - một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của tq đơơợc xây dựng để bảo vệ đất nơơớc, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng

* gv kết luận : tq có diện tích lớn số dân đông nhất thế giới hiện nay nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới

- gv giới thiệu tình đoàn kết , gắn bó giữa các nơơớc láng giềng với việt nam :

+ vn giúp lào, cam-pu-chia đánh đuổi quân xâm lơợc giành trọn vẹn đất nơơớc.

+ vn và tq núi liền núi, sông liền sông có nhiều tình cảm giữa hai dân tộc.

3.củng cố - dặn dò :

- gv gọi 1-2 hs nêu nhận xét các nơớc láng giềng của việt nam.

- nhắc hs chuẩn bị bài sau (tỡm hiểu vị trớ giơi hạn, đặc điểm tự nhiờn của châu âu).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học xây dựng thiết kế bài dạy môn Địa lý - Tuần 21, Bài: Các nước láng giềng của Việt Nam - Nguyễn Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
sinh hoạt tổ chuyên môn 
 theo hƯớng nghiên cứu bài học 
xây dựng thiết kế bài dạy MÔN ĐịA Lý
Bài Các nước láng giềng của Việt Nam (tuần 21)
I. Thời gian : 16 giờ 30 ngày 11 tháng 1 năm 2016
II. Thành phần : Cỏc thành viên trong tổ 
III. Nội dung
1. Phân công dạy minh họa : Đ/c Phan Thị Thúy Nga - GV dạy lớp 5D
2. Phân công soạn giáo án : Các đ/c Vân (A) , Toán , Vân (B), Lương, Huế
3. Xây dựng bài học : Bài Các nước láng giềng của Việt Nam (Địa lớ tuần 21)
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết	
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Nhận biết được : + Cam-pu-chia và Lào là 2 nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
 + Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu á
- Bản đồ tự nhiên châu á
- Hình ảnh về dân cư , hoạt động kinh tế , công trình kiến trúc của các nước Lào , Cam-pu-chia, Trung Quốc
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Dân cư châu á tập trung đông đúc ở vùng nào ? Tại sao?
- Tại sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
 B. Bài mới :	
1. Giới thiệu bài: 
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và kể tên các nước lang giềng với Việt Nam
- GV giới thiệu bài. 
2. Bài mới: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 bài 17, hình 5 bài 18, đọc thầm mục I SGK (tr 107) để trả lời câu hỏi, 
a. Cam-pu-chia: Làm việc cá nhân: 
- Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu á ? Giáp những nước nào? Tên thủ đô ?
- Nhận xét về địa hình của Cam-pu-chia.
- Nêu các ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia. Sản phẩm chính của Cam-pu-chia
- Gọi HS nêu.
- Giáo viên nhận xột, hoàn thiện câu trả lời và kết luận về địa hình , các hoạt động sản xuất chính , sản phẩm chính, các nước cú biên giới với Cam-pu–chia.
b. Lào: Tổ chức cho HS làm việc
cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự mục 1.
- GV yêu cầu HS quan sát hỡnh 3 bài 17, hỡnh 5 bài 18, đọc thầm mục II SGK (tr 107) để hoàn thiện bảng :
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu- chia
 Lào
- GV chốt : vị trí địa lí , địa hình chính, sản phẩm chính của Cam- pu- chia, Lào. 
- Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh lược đồ của Lào, Cam-pu-chia yêu cầu nêu tên các nước có chung biên giới với hai nước này.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng và phong cảnh của Cam-pu-chia, Lào , 
- GV yêu cầu HS nhận xét các công trình kiến trúc và phong cảnh hai nước .
- GV giải thích cho HS biết hai nước có nhiều người theo đạo Phật nên khắp đất nước có nhiều chùa chiền.
- GV giới thiệu thêm hai nước này nằm trong khối ASEAN.
c. Trung Quốc:Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát hình 5 bài 18 , thảo luận nhóm , rút ra nhận xét : diện tích, số dân, các nước láng giềng của Trung Quốc. 
- Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu á ?
-- Thủ đô của Trung Quốc là gì ?
-- GV giới thiệu thêm về diện tích và số dân Trung Quốc
-- Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh : Vạn Lý Trường Thành, một số ngành sản xuất nổi tiếng : tơ , lụa , gốm, sứ, chè , một số khu công nghiệp sản xuất máy móc, hàng may mặc, hàng điện tử , đồ chơi...
- GV giới thiệu về Vạn Lý Trường Thành - một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của TQ được xây dựng để bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng 
* GV kết luận : TQ có diện tích lớn số dân đông nhất thế giới hiện nay nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới 
- GV giới thiệu tình đoàn kết , gắn bó giữa các nước láng giềng với việt Nam : 
+ VN giúp Lào, Cam-pu-chia đánh đuổi quân xâm lược giành trọn vẹn đất nước. 
+ VN và TQ núi liền núi, sông liền sông có nhiều tình cảm giữa hai dân tộc. 
3.Củng cố - Dặn dò :
- GV gọi 1-2 HS nêu nhận xét các nước láng giềng của Việt Nam.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau (tỡm hiểu vị trớ giơi hạn, đặc điểm tự nhiờn của châu Âu).
- HS quan sát lược đồ và thảo luận nhóm đôi và kể tên các nước láng giềng với VN.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát hình 3 bài 17, hình 5 bài 18, đọc thầm mục I SGK (tr 107) để trả lời câu hỏi.
 - HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi tìm hiểu về: vị trí địa lí, địa hình, sản phẩm chính.
- HS trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân
- HS nêu 
- HS làm việc cá nhân vào phiếu bài tập
- HS quan sát hỡnh h3 bài 17, hỡnh 5 bài 18, đọc thầm mục II SGK (tr 107) để hoàn thành bảng. 
- HS nêu vị trí địa lí, địa hình chính, sản phẩm chính.
- HS nhận xét, bổ sung .
- HS quan sát hình ảnh lược đồ của Lào, Cam-pu-chia, nêu tên các nước có chung biên giới với hai nước này.
- HS nhận xét các công trình kiến trúc và phong cảnh hai nước.
=> 2 nước này có nhiều người theo đạo phật => khắp đất nước có nhiều chùa chiền.
- HS thảo luận nhóm về : diện tích, số dân , các nước lang giềng, khu vực, thủ đô của Trung Quốc. 
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS quan sát các hình ảnh : Vạn Lý Trường Thành, một số ngành sản xuất nổi tiếng : tơ, lụa, gốm sứ, chè , một số khu công nghiệp sản xuất máy móc, hàng may mặc, hàng điện tử, đồ chơi,..
- HS thi các nhóm :
-- HS làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu công trình lịch sử , nhận xét các ngành sản xuất của Trung Quốc 
- - HS nhận xét các nhóm giới thiệu.
- 2 HS nêu. 
 Cuộc họp kết thúc vào 18 giờ cùng ngày 
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2016
sinh hoạt tổ chuyên môn 
theo hƯớng nghiên cứu bài học 
 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc 
biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn 
theo hƯớng nghiên cứu bài dạy 
I. Thời gian : 16 giờ 30 ngày 14 tháng 1 năm 2016.
II. Địa điểm : Phòng học lớp 5 A
II. Thành phần : Các thành viên trong tổ 
 Chủ tọa : Nguyễn Thị Vân - Tổ trưởng
 Thư kí : Phan Thị Thúy Nga - Tổ phó 
III. Nội dung:
A. Đ/c Nguyễn Thị Vân (A) điều hành :
 1. Đ/c Phan Thị Thúy Nga nêu mục tiêu bài dạy và đối chiếu với giáo án đã soạn để rút ra những điểm đã đạt được và những điểm chưa đạt của bài dạy Các nước láng giềng của Việt Nam :
- Đã xác định rõ mục tiêu cơ bản của tiết dạy .
- Mở rộng nhiều kiến thức cho HS giúp HS hiểu rõ đặc điểm địa lí , một số hoạt động chủ yếu của các nước láng giềng với VN, hiểu được tình cảm giữa các nước láng giềng với VN.
- Truyền thụ kiến thức cơ bản, có hệ thống, gây hứng thú với HS, HS tích cực làm việc để phát hiện kiến thức. 
- Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học và PPDH, giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao .
- ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phù hợp, đạt hiệu quả .
- HS có thái độ học tập tích cực, chuẩn bị bài tốt , vận dụng kiến thức tốt vào luyện tập thực hành. 
- HS tự tin, trình bày đầy đủ, thuyết phục khi giới thiệu những hiểu biết của mình về các nước láng giềng với Việt Nam.
- GV cần quan tâm hơn nữa khi tổ chức cho các em hoạt động nhóm, một số em còn chưa tích cực, một số em còn chưa mạnh dạn trình bày hiểu biết của mình trước tập thể.
2, Đ/c Nguyễn Thị Toán : 
- GV cần quan tâm hơn đến một số HS còn rụt rè chưa, chưa tự tin khi đánh giá, nhận xét bạn. 
- GV cần bao quát và nhắc nhở một só em còn chưa tích cực làm việc .
3, Đ/c Nguyễn Thị Huế : 
- Có thể hướng dẫn HS chuẩn bị bài : sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết về các nước láng giềng của VN để các em giới thiệu cho phong phú hơn.
- Ngoài ra GV có thể giới thiệu một số trang phục, lễ hội truyền thống của các nước láng giềng Việt Nam.
4 . Đ/c Nguyễn Thị Vân tổng hợp ý kiến và kết luận, đề ra hướng thiết kế bài dạy cho phù hợp hơn :
- Tổ chức linh hoạt, phù hợp vào tiết dạy ở mỗi lớp trong tuần 21.
- Khi tổ chức hoạt động nhóm, GV cần quan tâm và nhắc nhở HS cho tất cả HS đều tham gia phát hiện kiến thức. Tất cả HS được trao đổi, trình bày ý kiến trước nhóm .
- Cần rèn cho HS nói và trả lời đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, tự tin, nói to, rõ ràng .
- Khi giao việc chuẩn bị bài sau cần nêu rõ các việc HS chuẩn bị như : tranh ảnh , bài giới thiệu,
- GV có thể hướng dẫn tổ chức cho các em giới thiệu những hiểu biết của mình về các nước láng giềng của VN như một hướng dẫn viên du lịch, 
 Các thành viên trong tổ nhất trí thực hiện.
 Chuyên đề kết thúc vào 18 giờ cùng ngày.
Giáo án dự giờ sinh hoạt tổ chuyên môn 
 theo hƯớng nghiên cứu bài học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Dân cư châu á tập trung đông đúc ở vùng nào ? Tại sao ?
- Tại sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ?
 B. Bài mới. 	
- HS quan sát lược đồ và trao đổi nhóm đôi và kể tên các nước láng giềng với VN.
- GV giới thiệu bài 
a. Cam-pu-chia: Làm việc cá nhân
- HS quan sát h3 bài 17, h5 bài 18, đọc thầm mục I SGK (tr 107) trả lời câu hỏi. 
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi tìm hiểu về: vị trí địa lí, địa hình, sản phẩm chính.
- HS trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện câu trả lời và kết luận về địa hình, các hoạt động sản xuất chính , sản phẩm chính, các nước biên giới với Cam-pu-chia.
b. Lào: 
- HS làm việc cá nhân vào phiếu bài tập.
- HS quan sát h3 bài 17, h5 bài 18, đọc thầm mục II SGK (tr 107) để hoàn thiện bảng 
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu- chia
Lào
- HS nêu vị trí địa lí, địa hình chính, sản phẩm chính.
- HS nhận xét, bổ sung.
- H quan sát hình ảnh lược đồ của Lào , Cam-pu-chia, yêu cầu nêu tên các nước có chung biên giới với hai nước này.
+ HS thảo luận theo nhóm 4 :
- HS quan sát các hình ảnh các công trình kiến trúc và phong cảnh hai nước.
- HS nhận xét các công trình kiến trúc và phong cảnh hai nước .
=> 2 nước này có nhiều người theo đạo phật => khắp đất nước có nhiều chùa chiền.
- GV giải thích cho HS biết hai nước có nhiều người theo đạo Phật nên khắp đất nước có nhiều chùa chiền.
- GV giới thiệu thêm hai nước này nằm trong khối ASEAN
c. Trung Quốc: 
- HS đọc thông tin trong SGK quan sát hình 5 bài 18 , thảo luận nhóm (6) , rút ra nhận xét về : diện tích, số dân, các nước lỏng giềng của Trung Quốc: 
+ Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu á ?
+ Thủ đô của Trung Quốc là gì ?
 - GV giới thiệu thêm về diện tích và số dân Trung Quốc.
- HS quan sát các hình ảnh : Vạn Lý Trường Thành, một số ngành sản xuất nổi tiếng : tơ, lụa, gốm, sứ, chè, một số khu công nghiệp sản xuất máy móc, hàng may mặc, hàng điện tử , đồ chơi,...
Đại diện các nhóm làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu các công trình lịch sử, nhận xét các ngành sản xuất của Trung Quốc.
HS nhận xét các nội dung, cỏch giới thiệu của cỏc nhóm
- GV giới thiệu về Vạn Lý Trường Thành - một di tích lịch sử vĩ đại , nổi tiếng của TQ được xây dựng để bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng. 
* GV kết luận : TQ có diện tích lớn, số dân đông nhất thế giới. Hiện nay nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. 
- GV nói thêm về tình đoàn kết , gắn bó giữa các nước láng giềng của Việt Nam : 
- VN giúp Lào , Cam-pu-chia đánh đuổi quân xâm lược, giành trọn vẹn đất nước 
- VN và TQ hai nước núi liền núi , sông liền sông, có nhiều tình cảm giữa hai dân tộc. 
3.Củng cố-dặn dò:
 - 2 HS nêu nhận xét về các nước láng giềng của Việt Nam.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS tìm hiểu về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của Châu Âu.

File đính kèm:

  • docsinh_hoat_to_chuyen_mon_theo_huong_nghien_cuu_bai_hoc_xay_du.doc