SKKN Giúp học sinh Lớp 2 viết chữ đẹp hơn

- Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo nên chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác không được viết tùy tiện, ngẫu hứng khi chấm và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng,

- Cho những em viết cẩu thả, quá xấu, hay sai ngồi những chỗ giáo viên tiệntheo dõi để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. Ngoài ra, đối với học sinh viết quá ẩu, quá xấu giáo viên cần yêu cầu các em phải có một tập riêng để giáo viên viết mẫu và học sinh đó về nhà luyện viết theo chữ mẫu nhiều lần.

Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung SKKN Giúp học sinh Lớp 2 viết chữ đẹp hơn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết chữ đẹp hơn
-Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng dạy học cho học sinh. Khi mua vở phụ huynh nên chọn vở có bìa cứng để tránh tình trạng nhàu nát, rách bìa sau một thời gian sử dụng. Giấy vở tốt, dày và láng, viết không bị lem (vì học sinh lớp 1, 2 khi viết các em đè bút mạnh, mực dễ thấm sang trang khác), vở có kẻ ô li rõ ràng. Về viết : Nên mua viết lông kim hoặc viết hero.
- Bảng con : nên dùng cỡ 20cm x 30cm, mặt bảng có vạch rõ các ô vuông kích thước 3cm x 3cm kèm theo khăn ẩm để lau khô.
- Phấn : Dùng phấn trắng, mềm, tốt nhất là nên dùng phấn không bụi.
- Rèn luyện thói quen và kĩ năng cho các em trong giờ học.
* Muốn xây dựng nề nếp “Viết chữ đẹp”, tạo cho học sinh có kĩ năng viết chữ đẹp là một vấn đề rất khó, cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau :
+ Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về môn Tập Viết, tạo nhận thức đúng cho các bậc phụ huynh và cả học sinh.
+ Khi thực hiện dạy Tập Viết phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn kĩ học sinh cách trình bày, luôn nhắc nhở học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, rèn lại cho học sinh các đức tính chính xác, cẩn thận, kiên trì khi tập viết.
+ Phải là “Tấm gương cho học sinh noi theo”, nên cần phải viết chữ mẫu mực
khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổliên lạc cũng như viết bảng,.Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chínhxác. Không được viết tùy tiện ngẫu hứng.
+ Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần lưu ý chi tiết như : gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn,
bài,là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần
dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh.
+ Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo viên cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn nắn, sữa sai chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách : Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong góc vở.
+ Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cầm viết đúng. Giáo viên phải luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng vai, rụt cổ, cúi đầu sát vở. Ngoài ra, trong tiến trình dạy Tập viết, trong thời gian đầu giáo viên có thể vừa đọc, vừa hướng dẫn học sinh viết từng câu cho đến hết bài.
+ Đề nghị với nhà trường từng bước tạo điều kiện để bàn ghế học sinh phải đúng kích thước với từng đối tượng học sinh,để tránh các dị tật như cong vẹo cột sống, mắt cận thị.
+ Luôn tuyên dương và nêu gương những em viết chữ đẹp, giữ vở sạch, kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về gương rèn chữ viết của người xưa,nhằm khuyến khích và động viên các em vươn lên trong học tập, liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, kèm cặp sát từng đối tượng để chất lượng chữ viết học sinh tiến bộ.
* Đối với học sinh lớp 2, rèn luyện chữ viết đẹp là một yếu tố quan trọng và cũng là vấn đề rất khó, bởi các em bước đầu làm quen với việc ghi bài học, viết các bài chính tả dài, các đoạn văn. Vì thế việc luyện cho các em viết chữ đẹp cần phải chú ý các yêu cầu sau :
+ Phải viết đúng cỡ, đúng chữ.
+ Các nét phải liền nhau.
+ Các con chữ trong một chữ phải viết liền nét.
+ Víêt đúng ô li đã quy định.
+ Giữa các chữ phải viết cách nhau khỏang 1 chữ O.
- Muốn các em thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết khi viết và nhất là trong giờ tập viết. Hàng ngày, phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời, có kế hoạch giúp đỡ các em khắc phục khó khăn. Trong lớp học cần treo bảng chữ mẫu viết hoa và bảng chữ mẫu viết thường (mẫu chữ viết hiện nay).
- Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo nên chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác không được viết tùy tiện, ngẫu hứng khi chấm và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng, 
- Cho những em viết cẩu thả, quá xấu, hay sai ngồi những chỗ giáo viên tiệntheo dõi để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. Ngoài ra, đối với học sinh viết quá ẩu, quá xấu giáo viên cần yêu cầu các em phải có một tập riêng để giáo viên viết mẫu và học sinh đó về nhà luyện viết theo chữ mẫu nhiều lần.
Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.
- Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên cần lập một sổ theo dõi “Vở sạch chữ đẹp” của cả lớp với mục đích sau:
+ Khi chấm bàicủa học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ, giữ vở” của từng em và xếp lọai vào sổ.
+ Trong tiết sinh họat, giáo viên cần tuyên dương khen ngợi những em được xếp lọai A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại.
+ Phát động phong trào thi đua trong lớp nhân dịp các ngày lễ như : Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ,
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày Giải phóng Miền Nam,tặng quà cho những em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập của các em.
+ Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách, báo, câu chuyện. Ví dụ : Câu chuyện “Quyển sổ liên lạc” của bài tập đọc lớp 2. Những gương rèn chữ của học sinh năm trước để các em xem xét, rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docxskkn_giup_hoc_sinh_lop_2_viet_chu_dep_hon.docx