SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài:

Âm nhạc được xem là một thứ ngôn ngữ quốc tế, tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì.

Bạn muốn con bạn phát triển trí thông minh? Âm nhạc có thể làm được điều đó! Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mât thiết giữa kết quả học tập với việc yêu thích âm nhạc.Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”.

Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
các bài hát, điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động.
Âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe nhạc. Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm... Từ đó, tai nghe nhạc của trẻ được dần dần phát triển.
Để thực hiện đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ cần đảm bảo sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Chính vì vậy, giáo dục mầm non trong những năm gần đây đã có những đổi mới không ngừng về hình thức tổ chức giáo dục trẻ. 
Sự phát triển khả năng âm nhạc được tiến bộ về chất nếu có sự lựa chọn nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với trẻ như nhà văn M.Goóc- Ki đã nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao nhất của con người. Chính vì vậy, người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.
Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm thụ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo tác phẩm âm nhạc. Trẻ thực sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi hình thức thể loại âm nhạc khác nhau. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp. Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết: "Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo..."
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng của vấn đề:
Nơi tôi công tác là một ngôi trường nằm ở cuối ngoại ô Hà Nội có tên là trường mầm non Trung Mầu, hiện trường có 2 khu với tổng số cháu là 320 học sinh. 9 lớp trong đó có 2 lớp lớn. Năm học 2019 -2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo lớn A2. 
Lớp có 40 học sinh: Nam 21. Nữ 19.
Sau một năm thực hiện công tác chăm sóc và giảng dạy, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.2. Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trườngluôn quan tâm, đầu tư cơ sởvật chất: các phương tiện hiện đại: đài, đàn, máy tínhGiáo viên nắm vững phương pháp.
Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ cũng như các hoạt động chung ở lớp.Trẻ ngoan, yêu thích âm nhạc.
2.3.Khó khăn:
Một số trẻ còn thiếu tự tin và còn hạn chế về tác phong biễu diễn khi tham gia sinh hoạt văn nghệ.
Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều.
Trẻ hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu. Chưa biết cách lấy hơi, hát còn ngọng, và chưa có điều kiện tiếp xúc với các môn nghệ thuật
Trẻ chỉ biết lắng nghe chứ chưa thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ khi nghe.
3. Các biện pháp đã tiến hành giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc.
3.1.Biện pháp 1: Khảo sát khả năng hoạt động âm nhạc của trẻ.
Để nắm được khả năng âm nhạc của trẻ tôi dùng biện pháp khảo sát trẻ để phát huy, tính tích cực cho trẻ. Tôi đã cùng với giáo viên trong lớp thống nhất và nắm chắc mục tiêu lĩnh vực thẩm mỹ trong chương trình giáo dục mầm non để chủ động trong việc lựa chọn nội dung, hoạt động âm nhạc cho phù hợp với độ tuổi với khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻnhư: Chăm chú lắng nghe, biểu cảm nét mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ vui tươi, thích thú và hứng thú tham gia vào hoạt động.
Ví dụ: Trẻ có thể hát đồng đều, hát cả bài, nhớ tên bài hát, hát thuộc lời bài hát, hát đúng nhạc, biết bắt đầu và kết thúc, khi có nhạc dồn kết thúc bài trẻ dừng lại cúi chào khán giả.Trẻ phân biệt được độ to nhỏ của âm thanh.Khi hát cùng với đàn trẻ hát đúng cao độ thể hiện được tính chất bài hát, hát đúng giai điệu. Thể hiện được các kỹ năng vận động âm nhạc đơn giản như nhún nhảy, giậm chân, vỗ tay.
Sau đó tôi tiến hành khảo sát trẻ bằng cách: Cô gõ âm thanh to nhỏ để cho trẻ tự phân biệt. Cô đàn cho trẻ nghe để trẻ nhận ra tên bài hát sau đó cho trẻ hát lại bài hát đó để trẻ có thể thể hiện kỹ năng âm nhạc của mình.Ngoài ra tôi hát cho trẻ nghe bài hát, hoặc bật cho trẻ nghe qua đĩa nhạc để trẻ nghe.
=>Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc, nhạc sỹ nổi tiếng qua nghe nhạc, qua xem video, hoặc cho trẻ trải nghiệm với các tiết tấu, với các vận động âm nhạc hoặc trẻ được trải nghiệm với các dụng cụ âm nhạc.
Khảo sát trẻ có nhiều cách khác nhau, không chỉ đơn thuần là hát đúng lời, trẻ còn được tiếp cận thực hành các cách khác nhau: Như hát đệm, hát bè, xướng âm, đọc ráp, hát các bài hát tiếng anh ( Hello what yủu name, hello song, super simple song, hiede and seek..Ngoài ra còn cho trẻ làm quen với các nốt nhạc: Đồ, Mi, Son, La các nốt đen, nốt móc đơn.
Bảng khảo sát trẻ đầu năm.
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ %
Trẻ hứng thú trong giờ học
12/40
30%
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát
12/40
30%
Khả năng vận động theo nhạc
10/40
25%
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
7/40
15%
3.2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ học tốt môn âm nhạc
	Đối với lớp của mình, tôi luôn sưu tầm các loại đồ dùng đồ chơi đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, kích cỡ và cố gắng làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo của trẻ. Và đặc biệt, tôi còn làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho tiết học với những hình ảnh gần gũi, màu sắc hài hòa để thu hút sự chú ý của trẻ.
	Đồ chơi tự tạo là đồ chơi do chính giáo viên làm ra, có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.
 Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau.Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
	Ngoài ra còn một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: vòng tay, nơ, xược, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở giúp trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.
=> Ngoài các đồ dùng âm nhạc như đàn, đài , trống Tôi đã làm cả dối tay, dối chân để diễn cho trẻ xem trong giờ hoạt động âm nhạc. ( Trẻ rất hứng thú) Đây là hình thức mới mà tôi đã nồng ghép vào trong tiết dạy âm nhạc vừa qua.
( Hình ảnh: Minh chứng đồ dùng tự tạo cho hoạt động âm nhạc)
3.3. Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc qua hoạt động giờ học.
Tổ chức hoạt động âm nhạc không nhất thiết phải lựa chọn một nội dung chính và hai nội dung kết hợp mà tuỳ thuộc vào mục tiêu của hoạt động và độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ giáo viên quyết định nội dung và thời lượng cho hoạt động âm nhạc.
Ví dụ 1: Làm quen với nhạc cụ đàn T’Rưng
Vận động minh hoạ: Đi cắt lúa.
*Ổn định tổ chức:
-Cô cho trẻ nghe nhạc và xem cảnh đẹp của vùng núi Tây Nguyên.
+ Các con chia sẻ cảm nhận của mình khi nghe nhạc và xem cảnh đoạn vi deo?
( Con Thấy vui, thoải mái, thư giãn)
+ Con nghe thấy gì? Nhìn thấy những gì?
*Phương thức và hình thức tổ chức:
- Làm quen về đàn T’rưng
+ Các con ơi đây là cây đàn gì? ( Đàn ạ)
+ Các con có nhận xét gì về cây đàn?
+Con Nhìn thấy cây đàn này ở đâu?
- Các con cùng lăng nghe cô gõ tiếng đàn như thế nào nhé.
- Cô gõ tiếng đàn cho trẻ nghe.
+ Con nghe thấy thế nào? ( Âm thanh rất hay ạ)
+ Có cảm nhận khác? ( Con thấy giống tiếng đàn ocgan ạ)
- Cô biểu diễn toàn bộ âm thanh đàn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên ( Vuốt đàn)
+ Các con nghe âm thanh thế nào? ( Con thấy rất vui, thấy thánh thót giống như tiếng nước chảy)
- Các con có muốn thử gõ âm thanh của tiếng đàn T’rưng. Nào cô mời con.
+ Cô mời con? ( cho 3-4 trẻ lên trải nghiệm)
- Các con được trải nghiệm với đàn cảm thấy thế? ( con thấy thú vị)
- Cô mời các con cùng lắng nghe cô đàn giai điệu bài hát: Làng Tôi – Nhạc và lời Văn Cao) 
- Cô hỏi trẻ: 
+Cô vừa thể hiện bài hát bằng nhạc cụ gì ?
+ Các con nghe có cảm nhận thế nao?  
- Cô và các con cùng thưởng thức các nghệ sỹ thể hiện nhạc cụ đàn T’Rưng nhé. 
( Hòa tấu đàn T’Rưng có tiếng sáo, tiếng nước suối ”)
*Nội dung kết hợp múa : Múa bài Đi cắt lúa 
- Sau đây xin mời các cô và các bạn đến với những điệu múa của vung Tây nguyên.
- Lần 1: Hai cô thể hiện.- Lần 2: Xin mời các bạn nữ.
- Lần 3: Giao lưu giữa các bạn nam nữ.- Lần 4: đôi ( Nam nữ)
- Lần 5: Cả lớp.
* Kết thúc: 
- Nhận xét về tiết học động viên khen ngợi trẻ.
-Cô hỏi cảm nhận của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc?
-Con mong muốn điều gì?
=> Đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt: như phân biệt và so sánh những dấu hiệu âm nhạc về cao độ, trường độ. Trẻ có thể dễ dàng phân biệt đuợc âm thanh cao thấp, nhịp nhanh hay chậm, tính chất củ bài hát là vui, sôi nổi hay êm ái, được thể hiện qua cử chỉ điệu bộ và sự hứng thú tham gia tích cực từ đầu tiết học cho đến cuối tiết học.
( Hình ảnh minh chứng Tìm hiểu nhạc cụ dân tộc đàn T’Rưng)
	Ví dụ 2: Dạy vận động minh hoạ: Bé tập đánh răng.
	Nghe hát: Anh tý sún
- Với nội dung lựa chọn phù hợp với lứa tuổi: Vui tươi trong sáng.
+ Lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc: Đó là bài hát miêu tả những hành động, những công việc, những việc làm trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của trẻ.
+ Qua đó tôi vận dụng vào các động tác rất gần gũi, rất đời thường để dạy trẻ vận động minh hoạ. Trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và hứng thú vận động.( Những động tác mô phỏng trên, dưới với bản thân trẻ. Động tác đánh răng hàng ngày, động tác lắc hông)
- Để giờ học đạt kết quả cao tôi luôn tạo hứng thú cho trẻ vui và thích khám phá, tích cực, sáng tạo, kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giờ học.
Bước 1: Gây hứng thú cho trẻ:
- Giới thiệu chương trình: “Nụ cười của bé” với sự tham gia của 3 đôi chơi.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi khởi động các nốt nhạc.( Cô đánh đàn ocgan các nốt nhạc. Trẻ nghe và làm động tác vị trí các nốt nhạc theo cô)
( Hình ảnh tạo hứng thú cho trẻ qua luyện âm, trò chơi Đồ, Rê, Mi)
Bước 2: phương pháp hình thức tổ chức:
	Nghe nhạc: tôi đã cho trẻ nghe lại sướng âm của đoạn nhạc để trẻ đoán được giai điệu bài hát. 
VĐMH:Giáo viên đã “lấy trẻ làm trung tâm”. Hỏi ý kiến trẻ lựa chọn hình thức vận động gì?
Gọi nhiều trẻ đứng lên vận động theo khả năng của trẻ, cho tất cả trẻ được vận động theo ý trẻ.
	Giáo viên là người gợi mở giải thích các vận động trẻ đã làm.
Hình thức thể hiện luôn được đan xen thay đổi gây hứng thú cho trẻ từ đầu tiết học đến cuối tiết học.
Để kích thích sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào hoạt động học dụng cụ âm nhạc là thứ mà tôi khai thác một cách triệt để: nên tôi cùng trẻ tạo ra nhiều đồ dùng âm nhạc phong phú với nhiều nguyên vật liệu khác nhau ( gáo dừa, tre, chai lọ, nắp chai, xúc xắc). Trẻ nên biểu diễn vận động kết hợp lấy dụng cụ trẻ yêu thích. Nghe hát: Cô có thể thể hiện bài hát nghe cho trẻ nghe. Hoặc lựa chọn ca sỹ qua băng nhạc cho trẻ nghe. Để trẻ cảm nhận được trọn vẹn tác phẩm hay.
Ngoài hình thức đó ra tô còn biên kịch bài hát đó thành một đoạn kịch diễn qua dối cho trẻ xem và thưởng thức.
Bước 3: Kết thúc: 
Tôi trân trọng cảm xúc của trẻ.
Hỏi cảm nhận của trẻ khi được tham gia hoạt động âm nhạc?
Hỏi mong muốn của trẻ trong giờ học sau?
=>Sau khi được kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ của năm học 2019- 2020 đổi mới hình thức vận động “ Lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng cảm xúc của trẻ”. Tôi đã về áp dụng dạy tại lớp tôi: Cho trẻ nghe đoạn nhạc. Hỏi ý kiến trẻ về lựa chọn hình thức vận động, cho trẻ tự thể hiện theo cảm nhận của mình, cô là người góp ý bổ xung động tác để tạo thành bài vận động hoàn chỉnh cho trẻ.
- Khi trẻ vận động minh hoạ thành thạo cô cho trẻ thể hiện nâng cao như: Thay đổi đội hình, mong muốn của trẻ được lên sân khấu biểu diễn.
- Với giáo viên giọng hát không tốt có thể linh hoạt lựa chọn cô ca hai hát thay hoặc chọn băng đĩa cho trẻ nghe.
-Củng cố ấn tượng tác phẩm nghe hát: Tôi đã chuyển thể nội dung của bài hát sang thành kịch bản diễn dối chân cho trẻ xem.
+Trẻ đón xem vở kịch rất hứng thú và mong muốn được xem. Thông qua đó cô giáo lồng ghép giáo dục thông qua vở kịch. Trẻ rất nhớ lâu, khó quên khi xem kịch dối.
+ Trẻ được trải nghiệm tác phẩm nâng cao qua nền nhạc ráp: Anh tý Sún.
Khi được trải nghiệm bài hát dưới nền nhạc ráp trẻ rất vui.mong muốn được thể hiện vận động này tiếp. 
(Hình ảnh minh chứng: Lấy trẻ làm trung tâm, Tôn trọng cảm xúc của trẻ)
( Hình ảnh minh hoạ diễn dối chân cho trẻ xem)
3.4. Biện pháp 4: Giáo dục ân nhạc qua các trò chơi “Học bằng chơi, chơi mà học”
Trò chơi: « Đồ mi sol la »
Mục đích:Phát triển tai nghe cho trẻ, rèn phản xạ nhanh phân biệt nốt nhạc
Chuẩn bị: Các vòng tròn trên sàn có đánh dấu kí hiệu các nốt nhạc: Đồ mi sol la, các bông hoa có kí hiệu nốt nhạc đồ mi sol la
Cách chơi: Trên sàn có đặt các vòng tròn kí hiệu nốt nhạc, cô xướng âm một đoạn nhạc của bài hát bất kì: Nghe cô xướng âm đến nốt nhạc nào thì trẻ có
nốt nhạc đó sẽ nhảy ngay vào vòng tròn có kí hiệu nốt nhạc tương ứng. Bạn nào chọn nhanh, đúng vòng tròn sẽ được khen còn bạn nào về chậm hoặc chọn không đúng sẽ bị thua và phải làm lại hoặc làm theo yêu cầu của cô và các bạn khác
Trò chơi: Nghe nốt đô, thỏ đổi lồng
Trò chơi này được tôi thực hiện trong chủ đề động vật
Mục đích:Rèn tai nghe nhạc cho trẻ, rèn phản xạ nhanh
Chuẩn bị:đàn
Cách chơi: Cho các trẻ làm lồng, cứ 2 trẻ nắm tay nhau tạo thành lồng, và các trẻ khác làm thỏ, số thỏ nhiều hơn số lồng, cô xướng âm: Một đoạn nhạc, khi cô dừng lại ở nốt đô thì các chú thỏ đổi lồng, chú thỏ nào chậm không tìm được lồng phải nhảy lò cò và mất lượt chơi.
=>Tổ chức trò chơi âm nhạc: không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 - 2 nội dung là cùng, tránh ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động đủ thứ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” chủ để thực vật: trên màn hình có hình ảnh 2 loại quả, trẻ thích quả nào sẽ chọn quả đó, đằng sau mỗi loại quả là âm thanh của 1 nhạc cụ âm nhạc, trẻ phải đoán tên nhạc cụ đó, đoán đúng trẻ lên lấy nhạc cụ và gõ theo yêu cầu của cô.
( Hình ảnh minh chứng cô và trẻ chơi trò chơi và các hình thức đan xen)
3.5.Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. 
Ví dụ:Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân” của tác giả, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân, đồng thời hình thành ở trẻ tình cảm, tình yêu đối với các cô chú công nhânQua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật.
Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học.
( Hình ảnh sưu tầm trên mạng làm powpoint để dạy trẻ)
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác.
*Đối với giáo viên:
Muốn giờ học hát đạt kết quả cao nhất người giáo viên tạo được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ thấy vui và thích.Để thành công, giáo viên cần thực hiện một nguyên tắc là tạo không khí tích cực trong giờ học, kết hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy trẻ hoạt động âm nhạc.Trước khi dạy trẻ hát, giáo viên nên sưu tầm các bài hát mới, nghiên cứu, tìm hiểu giai điệu, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca, hình tượng âm nhạc.Chuẩn bị các động tác minh hoạ phù hợp, phong cách thể hiện bài hát, chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lý để đàm thoại với trẻ về bài hát. Mỗi bài hát, giáo viên chuẩn bị hình thức giới thiệu hoặc một hình thức học mới mang tính sáng tạo phù hợp với yêu cầu của giờ học mà vẫn không lặp lại.
Giáo viên cần chuẩn bị phương pháp và nghệ thuật nên lớp cho tốt: Chuẩn bị giáo án và các phương tiện đồ dùng dạy học như nhạc cụ, máy tính, nhạc cụ gõ đệm để trẻ vừa gõ vừa hát.
Hệ thống câu hỏi đàm thoại củng cố phải hợp lý và dễ hiểu để trẻ trả lời được thì trẻ mới thích thú và say mê khám phá những điều mới lạ.
*Về phía gia đình:
Gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái nhiều hơn, theo dõi  từng bài học, bài tập cụ thể  của con em đang học.Vì vậy tôi đã phô tô, in, chụp ảnh các bài hát đưa nên zalo nhóm lớp để các bậc phụ huynh biết ở nhà hướng dẫn dạy con ôn bài ở nhà.Hoặc với các vận động minh hoạ mới, khó tôi đã thể hiện và quay lại những động tác. Tôi đã gửi qua zalo nhóm lớp để phụ huynh xem lại và cho con ôn lại ở nhà.=> Kết quả các bậc phụ huynh rất vui và nhiệt tình ủng hộ cô và yên tâm khi gửi con vào trường lớp học.
Trong năm học vừa qua tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ rất nhiều từ phía các phụ huynh cũng như Ban giám hiệu nhà trường và chị em đồng nghiệp. Để đạt được kết quả tương đối caongoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân thì sự nhiệt tình giúp đỡ của các bậc phụ huynh cũng đóng góp vai trò vô cùng to lớn. Nhờ sự có mặt và tham gia trực tiếp vào giờ học cùng trẻ của các bậc phụ huynh tôi đã nhận thấy trẻ đã hào hứng hơn rất nhiều, tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc của lớp cũng như của trường.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
4.1. Đối với trẻ:
- 100% trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc.
- Trẻ hát rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của tác phẩm.
- Trẻ trong lớp hào hứng tích cực, sôi nổi trong tiết học âm nhạc hơn.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn hay tham gia vào các hoạt động khác ở trường.
- Trẻ thích đi học múa hát, luôn có tâm trạng vui vẻ và hứng thú khi chuẩn bị vào tiết học âm nhạc vào mỗi thứ tư hàng tuần.
- Trẻ giao lưu và kết hợp với nhau nhuần nhuyễn hơn mỗi khi cô yêu cầu nhóm lên biểu diễn bài hát đã học.
Bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp
Nội dung
 Khảo sát đầu năm
Khảo sát cuối năm
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Trẻ hứng thú trong giờ học
12/40
30%
40/40
100%
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát
12/40
30%
38/40
95%
Khả năng vận động theo nhạc
10/40
25%
37/40
92,5%
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
7/40
15%
38/40
95%
4.2. Đối với giáo viên của lớp:
- Trau dồi thêm kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nhiệp qua đợt kiến tập chuyên đề âm nhạc do Phòng GD tổ chức. Nâng cao được nghệ thuật lên lớp.
- Sưu tầm được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hứng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp loại tốt.
4.3. Đối với phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh có hiểu biết kiến thức về âm nhạc.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kĩ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến các ngày lễ, ngày hội ở trường mầm non. 
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận và ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Âm nhạc có một sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người. Đối với trẻ em âm nhạc trước khi là một đối tượng thẩm mỹ, có còn là đối tượng của giáo dục. Bằng việc áp dụng các phương pháp cụ thể nói trên, sau một năm tôi nhận thấy

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hung_thu_tham_gia_ti.doc
Bài giảng liên quan