SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1

Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải đọc nhẩm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ, từ đó đọc trọn được một câu. Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng tay chỉ lướt theo các chữ đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không đọc cũng giơ tay.

docx16 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
n khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh lúng túng, chưa nắm được phương pháp hướng dẫn cho con đúng mực.
Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai dấu thanh: hỏi/ngã; một số em phát âm sai l / n; s/x ; ch/tr, sai vần inh/in; ich/it; ênh/ên; ...
Cách phát âm của một số chữ cái không giống với chương trình hiện hành. Như: Âm /k/ , /q/ theo chương trình hiện hành đọc là / ca /, /cu/ nhưng theo chương trình mới lại đọc là “cờ”, hay âm /gi/ theo chương trình hiện hành đọc là “di” nhưng theo chương trình mới lại đọc là “dờ”. Cách phân tích (đánh vần) cũng khác hơn như: oang-o-a-ng-oang thì theo chương trình mới phân tích là oang-o-ang-oang.
Đầu năm học, nhà trường tiến hành phân chia học sinh theo danh sách ngẫu nhiên. Các giáo viên cũng được phân công bất kì. Tuy vậy, chất lượng của các lớp đầu năm theo tôi khảo sát là khá đồng đều. Cụ thể, chất lượng đầu năm của hai lớp 1D và 1C như sau:
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 - 2019
Lớp 1D, Lớp 1C
Lớp
Tổng số
Không biết chữ cái nào
Biết 5 – 10 chữ cái
Biết hết chữ cái
1D
29
10
9
10
1C
28
8
10
10

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học chưa cao.
Mặt khác việc học sinh phát âm chưa chính xác còn chiếm tỉ lệ khá cao thực tế nhiều em đọc còn ngọng, đọc sai dấu, đọc chưa chuẩn các phụ âm đầu, âm, vần. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Kỹ năng đọc
Đọc ngọng
Đọc sai dấu
Đọc sai phụ âm đầu, âm, vần
Đọc đúng
1D
29
3
3
11
12
1C
28
4
4
8
12

Qua việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của các em chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Một là: Một số em đọc không đúng do đặc trưng của vùng miền nơi các em sống chủ yếu phát âm sai : s / x, l / n, tr/ch và các dấu thanh “ hỏi / ngã ”.
Hai là: Chưa ý thức được phải phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu nghĩa mà mình muốn diễn đạt.
Ba là: Một số em khác khi đọc, đọc rất rõ ràng lưu loát nhưng tốc độ đọc lại quá nhanh hoặc quá chậm, có em thì đọc quá to hoặc quá nhỏ. Từ việc các em đọc chưa đúng dẫn đến tình trạng các em viết cũng chưa đúng.
Bốn là: Do bản thân các em đọc sai lại chưa kiên trì, chưa tự giác luyện tập để sửa.
Từ thực tế trên tôi suy nghĩ phải làm sao rèn năng lực đọc, tăng chất lượng đọc cho học sinh lớp mình phụ trách nhằm giúp các em học tập tốt hơn không chỉ ở phân môn Tiếng Việt mà còn làm cơ sở cho nhiều môn học khác. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp vận dụng cho học sinh lớp mình và đã có hiệu quả rõ rệt.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Biện pháp tác động giáo dục
Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh. Đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết để phục vụ cho môn học.
Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở học của con em mình ở nhà, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần để phụ huynh nắm rõ cách đọc hỗ trợ cho giáo viên kèm con em mình ở nhà.
Thường xuyên liên lạc, trao đổi việc học của các em ở trên lớp. Đặc biệt nêu cụ thể các lỗi về phát âm của con em mình để phụ huynh chú tâm rèn luyện thêm ở nhà. Phối hợp tốt với phụ huynh để động viên, khích lệ các em. Đặc biệt tránh tâm lí tiêu cực ở phụ huynh nhằm hạn chế việc đánh đập hay nạt nộ các em.
Tự làm thêm đồ dùng, tranh ảnh, mô hình để tiết dạy thêm sinh động.
Tiến hành bồi dưỡng, luyện tập cho các em bằng các hình thức: Xây dựng cho lớp những “đôi bạn cùng tiến”, bạn đọc tốt kèm bạn đọc chưa tốt. Những ngày đầu, tôi trực tiếp kiểm tra học sinh đọc tốt, biết được các em đã đọc lưu loát rồi thì yêu cầu em kiểm tra lại bạn đọc chưa tốt. Từ những điều học sinh tiếp thu được các em sẽ ghi nhớ rất sâu và truyền thụ lại cho bạn một cách dễ tiếp thu hơn, mặt khác cũng khích lệ các em đọc chưa tốt phải cố gắng học để không thua kém bạn. Tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh đọc chưa tốt nhằm củng cố kiến thức cho các em một cách vững vàng hơn trong các tiết học buổi chiều, cuối mỗi buổi học từ 30 đến 40 phút, những em phát âm chưa chuẩn về dấu thanh hay âm vần tôi thường đọc mẫu thật chuẩn, đọc chậm và hướng dẫn các em đọc theo mình từ đó các em sẽ đọc được đúng hơn. Cuối tháng tôi ra đề kiểm tra, xem các em tiến bộ đến mức nào và tiếp tục rèn để các em nắm chắc hơn.
2. Hình thành các động hình, động lệnh học tập cho học sinh
	Việc hình thành động hình, động lệnh cơ bản ngay từ đầu năm học cho học sinh rất là quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho học sinh nắm chắc được những thao tác, kí hiệu cơ bản trong quá trình học môn Tiếng Việt.
Đối với những tiết học đầu tiên (đặc biệt là tuần 0), là tuần học mà học sinh bắt đầu làm quen tôi đã hướng dẫn cho các em về cách giao tiếp, cách nói, các thao tác, động hình, động lệnh để các em nắm rõ. Hình thành được những thói quen thao tác một cách chuẩn mực thì sẽ mang lại những thuận lợi trong việc dạy đọc vì những thao tác, kí hiệu đó bền vững trong suốt quá trình học. Vì vậy, rèn luyện các thao tác, động hình, tư thế ở tuần 0 phải hết sức chuẩn mực, rõ ràng, dứt khoát (không sai, không thừa, nhẹ nhàng nhưng không khoan nhượng).
Tôi hướng dẫn học sinh làm quen và thực hiện theo các kí hiệu học tập một cách rõ ràng, cách lệnh đưa ra dứt khoát. Tôi quy ước các kí hiệu để hướng dẫn học sinh như sau: “B” học sinh lấy bảng; “S” học sinh lấy sách giáo khoa, “V” lấy vở em tập viết, kí hiệu theo 4 mức độ “ to - nhỏ - nhẩm - thầm (vẽ 4 hình vuông theo bốn mức độ); N2, N4 hoạt động đọc hoặc thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn. Tôi chỉ cần dùng nam châm gắn vào các kí hiệu đã viết sẵn trên bảng lớp, học sinh quan sát và thực hiện theo. Ngoài ra tôi còn sử dụng cách chỉ của thước, đặt thước ngang học sinh đọc phân tích, đặt thước dọc học sinh đọc trơn. Tôi hướng dẫn học sinh cách đọc nối tiếp hàng ngang, nối tiếp hàng dọc, khi nào đọc cả tổ, khi nào đọc đồng thanh, tất cả đều được quy định bằng các lệnh.
 	 Ví dụ: Ở bài học “Tách lời ra từng tiếng” giáo viên đưa ra câu thơ”:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Để giúp học sinh học được và thuộc các câu thơ trên thì tôi đã dùng các vật liệu thay thế như nam châm, mô hình hình vuông, hình tròn... Mỗi một nam châm, mô hình hình tròn, hình vuông... thay thế cho từng tiếng trong câu thơ sau đó cho học sinh luyện đọc theo to, nhỏ, nhẩm, thầm; luyện đọc nối tiếp cá nhân, nhóm, cả lớp.
Khi học sinh đã nắm được các kí hiệu tôi chỉ giao việc 1 lần, câu lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao việc tôi đứng vị trí thích hợp để quan sát tất cả học sinh trong quá trình thực hiện.
3. Hướng dẫn học sinh cách phát âm, ghi nhớ âm, vần
 	Trong dạy học Tiếng Việt, kĩ năng đọc là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu mà học sinh hướng tới. Để học sinh đọc tốt thì tôi đã hướng dẫn học sinh cách đọc qua cách phát âm, ghi nhớ âm, vần.
Trước tiên để giúp học sinh ghi nhớ các âm tốt, tôi chú ý tới việc rèn kĩ học sinh cách ghi nhớ các âm qua việc phát âm. Khi phát âm tôi luôn cố gắng phát âm thật to rõ ràng, chuẩn xác để thông qua đó học sinh có thể tự mình phát âm và ghi nhớ được. Với những âm, vần dễ nhầm lẫn, tôi thường có sự so sánh, phân tích cụ thể khi phát âm ( môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi,...)
Ví dụ: Khi dạy âm x/s, tôi hướng dẫn học sinh nắm rõ cách phát âm như sau:
+ Âm x: lưỡi ép sát răng, bật lưỡi cho hơi thoát ra, dứt khoát.
 + Âm s: lưỡi và hai hàm răng sát nhau, bật hơi mạnh, phát âm nghe nặng hơn.
Ví dụ: Khi học sinh lẫn giữa vần có âm đầu và âm cuối /ac/ đọc thành /at/ tôi thường hướng dẫn các em như sau:
+ Vần /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi.
+ Vần /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi
Với những học sinh nói ngọng, tôi yêu cầu các em quan sát thật kĩ khi cô phát âm và cho các em luyện phát âm nhiều hơn để kịp thời sửa lỗi cho các em. Còn nếu các em phát âm chưa chuẩn thì trong quá trình dạy tôi sẽ giúp em cải thiện từ từ.
Giúp học sinh đọc tốt thì việc ghi nhớ các âm rất quan trọng, tôi giúp học sinh nắm chắc 23 phụ âm và 14 nguyên âm của Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. Phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào cách phát âm. Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc luôn được các tiếng đó.
Khi dạy chữ, tôi mô phỏng nét cho học sinh, tôi chỉ vào chữ in thường, chữ viết thường cho học sinh đọc để các em nhận và nhớ rõ mặt chữ.
Ví dụ: Khi dạy âm /a/ tôi khắc sâu cho học sinh bằng cách:
Gắn lên bảng chữ in thường và nói: đây là chữ /a/ in thường. Gồm một cong kín và một nét thẳng. Cho học sinh đọc lại (cá nhân, nhóm, tổ, lớp). Sau đó gắn chữ /a/ viết thường lên bảng và phân tích các nét (gồm một nét cong kín và một nét móc ngược). 
Sau khi dạy xong mỗi âm tôi dùng chữ in thường đó gắn vào bảng cài ngay một góc bảng. Mỗi ngày, bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp đọc lại các âm. Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và đọc tốt hơn. Đồng thời để khắc sâu các âm vừa học, tôi viết lên bảng bằng chữ viết thường và cho học sinh luyện đọc.
Đối với những âm, mà học sinh hay quên thì trong khi dạy tôi thường gắn liền với những hình ảnh trực quan quen thuộc mà các em thấy hàng ngày để học sinh ghi nhớ. Chẳng hạn với âm “ ch”, tôi gắn hình con chó học sinh nhận biết con chó có âm “ch” đứng đầu và các em sẽ ghi nhớ được âm “ch” tốt hơn; âm “kh” gắn với con “khỉ”, âm “gh” gắn với cái “ghế”,
Để khắc phục tình trạng học vẹt cho học sinh thì tôi thường kiểm tra việc ghi nhớ cho các em thông qua việc đọc cho các em viết một số tiếng chứa âm đã học. Trước những buổi học âm, vần mới tôi luôn dành 10 phút để đọc lại những âm, vần đã học cho em viết vào vở. Đây là một trong những phương pháp giúp cho giáo viên kiểm tra được trình độ của tất cả học sinh.
Từ việc nắm chắc được các âm thì việc chuyển sang học phần vần, tiếng rất thuận lợi. Từ các âm mà học sinh đã được học giáo viên sẽ dễ dàng hình thành các mẫu vần rồi từ các vần đã học các em lại có thể tạo thành các tiếng qua việc thêm âm đầu. 
Khi dạy phần vần giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc được 4 mẫu vần cơ bản và cấu tạo của từng mẫu vần để khi đưa vào mô hình không bị sai. 
 	Ví dụ: Khi dạy vần “ai” 
Tôi thường cho học sinh nhận biết cấu tạo của vần “ai” gồm có âm chính là a , âm cuối là i ( ngắn).
 	Với một số mẫu vần dễ nhầm lẫn, thì khi học phải có sự so sánh.
Ví dụ: Khi dạy vần “ ay” 
 	+ Giống nhau: đều có âm chính là a.
+ Khác nhau: vần ay kết thúc bằng âm cuối y ( y dài) còn vần ai thì kết thúc bằng âm cuối i ( i ngắn).
+ Phát âm: Âm a được ghép với i thì đọc ai (phát âm nhẹ)
Âm a được ghép với y thì đọc ay (phát âm nặng, nhấn mạnh)
Khi ghép với các âm trong bảng chữ cái ta được tiếng hoặc từ có nghĩa
Vần ai: tai (chỉ bộ phận “tai”), Vần ay: tay (chỉ bộ phận “tay”)
 	Khi rèn đọc cho học sinh, chú trọng luyện đọc cá nhân nhiều hơn, sau đó cho học sinh đọc theo nhóm, cả lớp vừa để củng cố vừa để kiểm tra xem em nào còn đọc sai, đọc yếu để kịp thời sữa chữa và rèn luyện. Đặc biệt khi hướng dẫn đọc, những tiếng nào học sinh không đọc được tôi thường dùng tấm bìa che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang. Nếu tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp học sinh nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó, từng bước như thế học sinh sẽ đọc được.
Với việc áp dụng biện pháp này trong rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tôi thấy học sinh nắm chắc các âm, vần và từ đó giúp cho học sinh khi đọc bài tốt hơn, chất lượng đọc ngày càng được cải thiện.
4. Luyện đọc đúng, đọc có ngữ điệu
a. Rèn cho học sinh đọc đúng
Việc đọc đúng được tiến hành từng bước để chỉnh sửa, uốn nắn.
Bước 1: Rèn cho học sinh phát âm đúng (Đúng phụ âm đầu, đúng vần, đúng phụ âm cuối, đúng dấu thanh)
Bước 2: Luyện cho học sinh đọc đúng một số từ khó. Bước này tôi dựa vào trình độ của lớp tôi, tôi đã chọn 1 số từ ngữ cần luyện đọc hoặc cho các em tự phát hiện từ ngữ khó.
Bước 3 : Luyện cho học sinh đọc đúng cụm từ khó để tiến hành tốt khâu này. GV phải đọc mẫu chuẩn xác với cường độ đủ để học sinh nghe rõ ràng, tốc độ vừa đủ cho học sinh nghe kịp và hiểu được.
b. Luyện cho học sinh đọc bằng mắt
Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải đọc nhẩm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ, từ đó đọc trọn được một câu. Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng tay chỉ lướt theo các chữ đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không đọc cũng giơ tay.
c. Luyện cho học sinh lắng nghe khi giáo viên đọc mẫu
Yêu cầu ở phần này là giáo viên đọc mẫu phải chuẩn.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy cô của mình là thần tượng. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường bắt chước cô từ lời nói, cử chỉ, chữ viết.
Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác.
Việc quan trọng nhất là rèn luyện thói quen tập trung chú ý khi giáo viên đọc mẫu. Học sinh có lắng nghe thì việc đọc mẫu mới có được hiệu quả tốt nhất.
d. Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc
Tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài ứng dụng (Trong phần học vần) hay bài tập đọc trong phần luyện tập tổng hợp. Hướng dẫn luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc những câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu nội dung bài, cũng cần rèn cho học sinh đọc các câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc các câu trong bài “ Họ nhà dế” SGK Tiếng Việt 1 – CGD , tôi tập trung rèn luyện cho học sinh đọc các câu sau và chỉ rõ những chỗ cần ngắt hơi, nghỉ hơi( Có kí hiệu /,//), một gạch là ngắt hơi, hai gạch là nghỉ hơi.
“ Các anh dế trẻ đang độ khỏe /, đi nhanh /, ăn nhanh /, làm nhanh //. Có anh trẻ khỏe /, cư xử chẳng có văn hóa /, cứ vênh mặt /, nghênh ngang /, khệnh khạng //.”
Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nên giọng đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt. Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em, tôi thường tổ chức cho các đọc nối tiếp các câu trong bài. Khi tổ chức hình thức này tôi thường quy định các em ngồi cùng dãy ( ngang, dọc ) tự động đọc, tôi có thể linh hoạt khi thì gọi em đầu tiên theo dãy dọc, lúc thì gọi em ngồi phía bên trái theo dãy hàng ngang. Bằng cách này tôi yêu cầu tất cả học sinh trong lớp phải chú ý bạn khác đọc. Cuối mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em thi đọc, đọc hay, đọc đúng để học thuộc lòng hai, ba câu thơ có trong bài thơ hoặc hai, ba câu văn có trong bài văn theo nhiều hình thức như cá nhân, tổ, nhóm.
5. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua các trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một trong những loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Ngoài việc tạo bầu không khí vui tươi thoải mái thì nó còn kích thích được trí tưởng tượng tò mò ham hiểu biết ở trẻ.
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, đây là độ tuổi mà các em vừa học vừa chơi nên sự tập trung chú ý của các em thường không được kéo dài như ở các học sinh lớp trên. Vì vậy trong quá trình học tập việc lồng ghép các trò chơi học tập là rất cần thiết. 
Trong mỗi tiết day, tôi thường lồng ghép vào đó một số trò chơi như: trò chơi đi chợ, trò chơi chèo thuyền...Qua trò chơi đó, các em không chỉ thư giản mà còn có thể củng cố, khắc sâu kiến thức đã học tập của mình và kiểm tra kết quả học tập của bạn.
Ví dụ: Trò chơi “ Chèo thuyền”
Một bạn quản trò sẽ đứng ra tổ chức trò chơi, cả lớp cùng tham gia chơi. Mỗi học sinh được nhắc tên sẽ đọc tiếng có chứa âm hoặc vần của mình vừa học để cả lớp phân tích. Những bạn đọc đúng, phát âm chuẩn sẽ được tiếp tục “Chèo thuyền” (nêu tên bạn khác), bạn nêu chưa được sẽ bị phạt bằng các trò vận động nhỏ.
Tôi thường chọn các học sinh chậm để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.
Với phương pháp này, học sinh rất hứng thú nên việc tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
6. Rèn luyện tính kiên trì khi đọc cho học sinh
 Ở độ tuổi tiểu học sự tập trung chú ý khi học của các em chưa cao, nhiều em trong quá trình học còn làm việc riêng đều này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đọc của các em. Dường như các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc, nhiều em đọc chỉ dựa vào cảm xúc của cá nhân thích thì các em đọc, nếu không thích thì các em không đọc. Vì vậy tôi nhận thấy, việc rèn luyện tính kiên trì cho học sinh khi đọc là rất cần thiết.
 Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, tôi cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen.
Ví dụ: “Em đã đọc tốt hơn song cần cố gắng thêm tí nữa”; “ Em cần cố gắng lên nhé” Hoặc có thể khuyến khích động viên bằng việc tặng cho học sinh những bông hoa điểm tốt Từ đó học sinh sẽ quyết tâm hơn. 
Bên cạnh những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác.Với những em học sinh này thì càng phải nghiêm khắc hơn để các em cố gắng học tốt hơn.
7. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau
Trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục trọng tâm là “thầy thiết kế - trò thi công”. Trong quá trình rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi luôn chú trọng việc rèn đọc cho các em có kĩ năng nghe - nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nền nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện thường xuyên như thế sẽ tạo được bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Ví dụ: Khi dạy bài 2: Âm (TV1 - CGD - T1; Tr19) tôi yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi phát âm âm a và b, từ đó hai em cùng quan sát nhau cách phát âm nhận biết hình môi, luồng hơi để phân biệt phụ âm và nguyên âm. Nói cho nhau nghe cách phát âm hoặc học sinh có thể sửa sai cho bạn. Qua đó vừa giúp cải thiện được chất lượng đọc cho học sinh, vừa lại phát huy được tính tích cục chủ động trong học tập cho học sinh.
	Ngoài những biện pháp nêu trên thì trong quá trình dạy đọc, tôi còn tìm thêm các bài đọc trong vở thực hành Tiếng Việt hay trên mạng viết lên bảng lớp để cho học sinh rèn đọc vào các tiết luyện Tiếng Việt, tự học nhằm giúp học sinh khắc sâu và củng cố các âm, vần vừa được học.
8. Phân loại học sinh và có biện pháp cụ thể
	Hàng tuần và hàng tháng tôi thường làm bài kiểm tra đọc, viết để nắm trình độ của từng học sinh, cũng từ đó tôi phân loại ra thành 3 nhóm đối tượng và có biện pháp giảng dạy cụ thể.
	Nhóm đối tượng 1: Đọc tốt, trôi chảy, viết đúng chính tả.
Với nhóm này, tôi yêu cầu các em phải đọc hết bài trong sách giáo khoa với tốc độ đảm bảo đúng yêu cầu mục tiêu. Ngoài ra tôi thường xuyên in những bài ngoài sách giáo khoa, mượn Thư viện trường những bộ truyện tranh, những quyển báo Thiếu niên, Nhi đồng để các em rèn thêm kĩ năng, tốc độ đọc. 
	Nhóm đối tượng 2: Đọc đúng, viết đúng chính tả, song vẫn còn một số lỗi và tốc độ đọc chưa bằng nhóm 1. Tôi đã ghép gặp cùng với các bạ

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1.docx