SKKN “ Nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn lớp 2 ” - Năm 2011-2012 - Nguyễn Thị Làn

Ví dụ:

- Khi dạy bài "Tự giới thiệu. Câu và bài " thông qua các câu trả lời HS tự giới thiệu về bản thân mình (Tên em là gì ? quê em ở đâu? .) GV cần uốn nắn nhắc nhở HS khi trả lời cần nhìn vào người hỏi chuyện, nói đủ nghe với thái độ, nét mặt tươi vui.

- Khi dạy bài "Chia buồn, an ủi" GV cần lưu ý HS : Khi nói lời chia buồn an ủi

phải thể hiện rõ sự quan tâm, cảm thông chia sẻ.

- Khi đáp lời chia vui phải thể hiện tình cảm, thái độ thân mật, gần gũi lễ phép và khiêm tốn.

- Khi nói lời cảm ơn bày tỏ sự biết ơn chân thành, cần diễn đạt cao giọng ở cuối câu, nét mặt vui tươi để người được cảm ơn thấy được sự chân thành của em.

- Khi nói lời xin lỗi phải chân thành, nhận lỗi về mình nên em phải cố gắng diễn tả thái độ biết nhận lỗi, giọng nói phải nhỏ nhẹ ôn tồn tránh có thái độ nói giễu cợt

 

doc24 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN “ Nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn lớp 2 ” - Năm 2011-2012 - Nguyễn Thị Làn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
h, rất nhiều lần tôi cảm ơn học sinh mà học sinh im lặng không biết đáp lời, mặc dù các em đã được học cách đáp lời cảm ơn và xin lỗi, có những em khi miệng chào cô nhưng mắt lại nhìn đi chỗ khác, ... 
 - Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, chưa thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện các nghi thức lời nói trong giao tiếp, còn tiết kiệm lời động viên khen ngợi học sinh. Chưa nắm chắc trình độ, khả năng giao tiếp của từng học sinh để thấy được những điểm mạnh - yếu về khả năng giao tiếp của học sinh, từ đó đặt ra yêu cầu thực hành lời nói cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các hình thức dạy học còn đơn điệu. Việc xác định mục đích cụ thể của từng bài tập còn thiếu rõ ràng nên khi hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài tập còn hời hợt.
3.2. Đối với học sinh:
 - Tác phong còn rụt rè, thiếu tự tin, gò bó, nói ấp úng vì không nói theo suy nghĩ của bản thân mà cứ chờ cô nói và làm mẫu để bắt chước. 
 - Các em chưa biết sắp xếp các từ, các ý thành câu ngắn gọn để người nghe dễ hiểu. Một số em còn nãi lặp lại các từ ngữ bạn vừa dùng, tác phong điệu bộ, cử chỉ, nét mặt còn ngượng ngùng không phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.
3. 3. Nguyên nhân:
 - Giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc giúp học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn.
 - Chưa biết phối kết hợp và khai thác triệt để các phương pháp và biện pháp dạy học tích cực trong giờ dạy học phân môn Tập làm văn.
 - Học sinh còn thụ động tiếp thu kiến thức, thiếu tự tin vì các em chưa thường xuyên luyên tập thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu nên hành vi ứng xử trong giao tiếp còn vụng về.
 - Gia đình chưa quan tâm uốn nắn để các em thường xuyên thực hành các nghi thức lời nói hàng ngày ở gia đình theo chuẩn mực.
4. Các biện pháp thực hiện:
4.1. Xác định rõ mục đích của bài tập từ đó có cách tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp:
 Với bất kì loại bài tập nào, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ mục đích của bài tập đó là gì, từ đó có cách tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp với nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể. Có loại bài tập giáo viên có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi Phỏng vấn, hỏi đáp, đóng vai, ...Có kiểu bài tập lại phải tổ chức cho HS thi nói cá nhân nối tiếp, thảo luận, thực hành theo nhóm theo bàn, ...
Ví dụ1: Khi dạy bài "Tự giới thiệu. Câu và bài"(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 12)
Bài tập1: Trả lời câu hỏi:
- Tên em là gì ? Quê em ở đâu ?
- Em học lớp nào, trường nào ?
- Em thích những môn học nào ?
- Em thích làm những việc gì ?
* Trước tiên GV cần Xác định mục đích bài tập:
 Mục đích của bài tập này là giúp HS biết cách tự giới thiệu về mình với thầy cô, bạn bè xung quanh qua việc trả lời các câu hỏi. Đây cũng là tiết chuẩn bị cho giờ Tập làm văn tiếp theo để HS viết bản tự thuật của mình và những thông tin này đã được các em hỏi trước bố mẹ ở nhà.
* Tiếp theo GV Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Bước 1: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
+ Gọi 1, 2 HS đọc to nội dung và yêu cầu bài tập + cả lớp đọc thầm.
? Bài tập yêu cầu gì ? Muốn thực hiện các yêu cầu đó phải làm như thế nào ?
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hành
+ Tổ chức cho HS thực hành theo cặp: HS 1 hỏi - HS 2 trả lời, sau đó đổi vai: HS 2 hỏi - HS 1 trả lời. Hoặc có thể cho HS chơi trò chơi phỏng vấn như sau:
- HS 1 đóng vai chị phụ trách Sao nhi đồng, hỏi: Tên em là gì? ...
- HS 2 đóng vai đội viên Sao nhi đồng trả lời:Tên em là ...
+ Để HS hiểu rõ cách chơi, trước khi thực hiện trò chơi, giáo viên hướng dẫn 1, 2 cặp HS làm mẫu trước lớp để HS dưới lớp quan sát.
Bước 3: Kết hợp cho HS nhận xét bình chọn cặp HS thực hiện tốt, đáp lời hay qua các tiêu chí đánh giá: ? Bạn trả lời đã rõ chưa? có thành câu không ? Các thông tin có chính xác không? Sau đó GV tuyên dương khen ngợi HS .
Bước 4: Rút ra những điều cần ghi nhớ trong bài tập
- Khi giới thiệu về bản thân, cần giới thiệu về tên tuổi, quê quán, học lớp mấy? 
Trường nào? Sở thích của bản thân là gì?
- Khi giới thiệu cần nói to vừa đủ nghe với thái độ nét mặt tươi vui. Các thông tin khi trả lời về mình cần chính xác.
Ví dụ 2: Khi dạy bài " Chào hỏi - Tự giới thiệu " ( T.Việt 2 tập 1 trang 20 )
Bài tập 2: Nói lời của em:
- Chào bố mẹ để đi học.
- Chào thầy, cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
* Xác định mục đích của bài tập
 Giúp học sinh thực hành nói lời chào của mình với các đối tượng giao tiếp khác nhau (bố mẹ, thầy cô, bạn ở trường) trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
* Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Bước 1: Giúp HS nắm vững nội dung yêu cầu của bài tập, suy nghĩ từng nội dung, đặt ra những yêu cầu cụ thể của từng nội dung lời nói sao cho phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó HS biết dùng từ ngữ của mình diễn đạt thành lời những nội dung đó.
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hành
 Cho HS thực hành cá nhân nối tiếp nói lời chào theo các nội dung tình huống của bài tập. Ví dụ:
- Con chào bố mẹ con đi học ạ!/- Con chào bố, con chào mẹ! Con đi học ạ! /- Đã đến giờ đi học, con chào bố mẹ con đi học nhé !/ - ...
- Em chào thầy (cô) ạ ! / - Em chào cô, hôm nay thời tiết lạnh quá cô nhỉ ! / - .....
- Chào bạn! / - Chào cậu! / - Hôm nay cậu đến sớm thế! / - Chào Lan ! Cậu đến lâu chưa? / - .....
Bước 3: Kết hợp cho HS cả lớp nghe, nhận xét cách nói lời chào của bạn (nội dung, thái độ phù hợp chưa?) Bình chọn bạn nói tốt, GV tuyên dương khen ngợi.
Bước 4: Rút ra những điều cần lưu ý khi nói lời chào: Lời chào phải phù hợp nội dung, hoàn cảnh giao tiếp, thái độ khi chào với người lớn tuổi phải thể hiện sự lễ phép kính trọng, với bạn bè phải vui vẻ thân tình và nói vừa đủ nghe.
 Ví dụ 3: Khi dạy bài " Đáp lời cảm ơn " (Tiếng Việt lớp 2 tập 2 trang 30)
Bài tập 1: Đọc lại lời của các nhân vật (trong tranh)
- Bà cụ: Cảm ơn cháu !
- Cậu bé: Không có gì ạ !
* Xác định mục đích bài tập:
 Giúp HS thực hành đáp lời cảm ơn theo nhân vật trong tranh.
* Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Bước 1: Cho HS nắm vững yêu cầu bài tập
+ Cho học sinh quan sát tranh minh họa SGK (hoặc tranh vẽ trên màn hình).
- Yêu cầu HS đọc lời các nhân vật trong tranh
Bước 2: Cho HS trao đổi thực hành trong nhóm: đóng vai theo cặp. Ví dụ:
+ HS 1 đóng vai bà cụ nói: Cảm ơn cháu!
+ HS 2 đóng vai cậu bé, đáp lời: Không có gì ạ!
 Sau đó GV yêu cầu một số nhóm lên thực hành đóng vai trước lớp (lưu ý HS không nhất thiết phải nói giống y lời hai nhân vật trong SGK)
Bước 3: Cho HS nhận xét bình chọn bạn có lời đáp hay, lời đáp có sáng tạo, thái độ phù hợp nhất, GV tuyên dương khen ngợi.
Bước 4: Rút ra những điều cần ghi nhớ qua nội dung bài tập: Khi đáp lời cảm ơn phải có thái độ, tình cảm, đúng mực, lịch sự, với người lớn tuổi cần thể hiện rõ sự lễ phép .
4.2. Lựa chọn hình thức làm mẫu:
 Tùy từng nội dung bài tập mà GV có thể tiến hành khâu làm mẫu. Với những bài tập mà yêu cầu lời thoại chưa cụ thể thì việc làm mẫu đóng vai trò quan trọng, nó là yếu tố giúp HS định hình về nội dung, về cách thức thực hành lời nói. Việc làm mẫu có thể do GV và HS đảm nhận hoặc do HS với HS đảm
nhận. Tùy theo mức độ yêu cầu của bài tập mà GV có thể lựa chọn hình thức 
 làm mẫu sao cho phù hợp.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài "Đáp lời khen ngợi " (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 114)
Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a- Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.
b- Em mặc áo đẹp được các bạn khen.
c- Em vứt một hòn đá nằm giữa đường sang bên đường để người qua lại khỏi bị vấp, một cụ già nhìn thấy khen em.
* Xác định mục đích bài tập:
 Giúp HS thực hành đáp lời khi được người khác khen ngợi, với đối tượng, hoàn cảnh, nội dung giao tiếp khác nhau.
*Tổ chức các hoạt động dạy và học (như các bài tập trên)
 Song với kiểu bài tập này trước khi cho HS thực hành đóng vai theo cặp, GV cần xây dựng hành vi mẫu để HS định hình về nội dung, cách thức, thực hành nói cho phù hợp.
a- GV đóng vai mẹ, nói: Con của mẹ hôm nay quét dọn nhà cửa sạch sẽ quá!
- 1 HS đóng vai con, đáp: Con cảm ơn mẹ, con còn phải cố gắng nhiều!
b- HS 1 nói: Cậu có chiếc áo đẹp quá!
- HS 2 đáp: Cảm ơn bạn đã khen, chiếc áo này mẹ mình mua cho đấy.
c- HS 1 đóng vai bà cụ, nói: Cháu thật là một cô bé ngoan, biết làm việc tốt.
- HS 2 đóng vai bạn nhỏ, đáp: Cảm ơn cụ! Cháu thấy nó vướng, nên tiện thể vứt đi để người khác khỏi bị vấp thôi ạ.
 Ví dụ 2: Khi dạy bài " Đáp lời chia vui ......." (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 98)
Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
a- Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
b- Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.
c- Em là lớp trưởng, trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
* Xác định mục đích bài tập:
Giúp HS đáp lời chia vui với các đối tượng giao tiếp là bạn, là bác hàng xóm, là 
cô giáo trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
*Tổ chức các hoạt động dạy và học: Như các bài tập trên
* Xây dựng hành vi mẫu cho HS :
a- HS1 (cầm bó hoa trao cho HS 2) nói: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 7 của cậu, tớ tặng cậu bó hoa.Chúc cậu luôn tươi đẹp như những bông hoa này.
- HS 2 (nhận bó hoa) đáp: Mình cảm ơn bạn, mình rất vui khi có bạn đến dự sinh nhật của mình.
b- HS 1 (đóng vai bác hàng xóm), nói: Năm mới bác chúc bố mẹ cháu mạnh khỏe làm ăn phát đạt. Bác chúc cháu học giỏi, chóng lớn và ngoan ngoãn.
- HS 2 (đóng vai bạn nhỏ) đáp: Cháu cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của bác. Lát nữa bố mẹ cháu về, cháu sẽ nói lại có bác sang chúc Tết ạ. Năm mới cháu xin chúc bác và gia đình mạnh khỏe, an khang thịnh vượng.
c- GV (đóng vai cô giáo) nói: Cô rất mừng và tự hào vì lớp ta năm học này đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, nhân buổi họp cuối năm cô chúc lớp ta sang năm học tới giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học qua.
- 1HS (đóng vai lớp trưởng) đáp: Thưa cô, em xin phép được thay mặt lớp, chúng em xin cảm ơn cô. Nhờ sự quan tâm dạy bảo của cô mà lớp ta đã đạt được kết quả như ngày hôm nay. Thay mặt toàn thể học sinh trong lớp, em xin hứa sang năm học tới chúng em sẽ giữ vững và phát huy những thành tích của năm học này để khỏi phụ lòng mong mỏi của cô.
4. 3. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để có thái độ lịch sự, đúng mực và phù hợp (Nói với người lớn tuổi thái độ phải như thế nào, với cùng lứa tuổi thì thái độ ra sao, với người ít tuổi hơn thái độ như thế nào).
 Ví dụ: Khi dạy bài " Cảm ơn, xin lỗi " (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 38)
Bài tập 1: Nói lời nói cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a- Bạn cho em đi chung áo mưa.
b- Cô giáo cho em mượn cuốn sách.
c- Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
 Trước khi hướng dẫn HS thực hiện bài tập này giáo viên cần lưu ý để HS hiểu cảm ơn là tình huống giao tiếp thường ngày. Một ai đó giúp ta điều gì ta đều cảm ơn. Vì vậy lời cảm ơn cần chân thành lịch sự, lễ phép và đi liền với nó phải có cách biểu hiện thái độ. Tùy từng đối tượng giao tiếp khác nhau để có thái độ sao cho phù hợp.
 Ở bài tập này đối tượng giao tiếp khác nhau về lứa tuổi ( Bạn cùng lớp - người ngang hàng ; Cô giáo - người lớn tuổi ; Em nhỏ - người ít tuổi hơn). Chính vì vậy khi thực hành lời nói giáo viên cần lưu ý HS về thái độ biểu cảm cho phù hợp.
+ Nói với bạn: Thái độ phải nhã nhặn, thân tình.Ví dụ:
a- Mình cảm ơn bạn nhé! / - May quá, không có bạn thì chắc mình phải đợi tạnh mưa mới về được. Mình cảm ơn bạn nhiều! / - Nếu hôm nay không có cậu cho đi chung áo mưa, chắc mình ướt hết. Mình thực sự biết ơn cậu đấy! / - ...
+ Nói với cô giáo (người lớn tuổi): Thái độ phải kính trọng, lễ phép. Ví dụ:
b- Em cảm ơn cô ạ! / - Em xin cảm ơn cô! / - Quyển sách của cô cho em mượn thật bổ ích. Em cảm ơn cô nhiều! / - ....
+ Nói với em nhỏ: Thái độ thân ái, vui vẻ
c- Cảm ơn em nhiều, em ngoan quá! / - Cho chị xin, chị cảm ơn em! / - .....
4. 4. Để lời nói của HS tự nhiên không bị gò bó, GV nên khuyến khích các em nói theo những điều các em nghĩ thông qua các câu hỏi gợi mở.
Ví dụ 1: Khi dạy bài "Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị " (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 69)
Bài tập 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn:
a- Bạn đến thăm nhà, em mở cửa mời bạn vào nhà chơi.
...
GV có thể dùng câu hỏi gợi mở như :
? Khi có bạn đến thăm nhà, em mở cửa mời bạn vào nhà chơi, em sẽ nói với bạn
 như thế nào để thể hiện sự hiếu khách của mình?
 Ví dụ 2: Khi dạy bài "Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối " ( TV 2 / 2 trang 90)
Bài tập 1: Em đạt giải cao trong một cuộc thi ( kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát,...) các bạn đến chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của bạn ?
 Sau khi cho HS quan sát tranh để nắm được nội dung tranh vẽ gì. GV có thể dùng câu hỏi gợi mở giúp HS nói một cách tự nhiên như:
? Em tưởng tượng em là bạn nhỏ trong tranh, em đạt giải nhất trong cuộc thi “Viết chữ đẹp” chẳng hạn, các bạn sẽ chúc mừng em, đáp lại lời chúc của bạn, em sẽ nói như thế nào để bày tỏ thái độ niềm vui và sự biết ơn của mình khi các bạn đã quan tâm đến mình ?
4. 5. Khuyến khích học sinh tìm cách diễn đạt mới, không lặp lại câu, từ mà bạn vừa dùng thông qua hình thức bình chọn, GV khen ngợi, tuyên dương những HS nói có sáng tạo để các em thi đua.
 Ví dụ: Khi dạy bài "Cảm ơn, xin lỗi " (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 38)
Bài tập 2: Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp sau:
a- Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
b- Em mải chơi, quên làm việc mẹ dặn.
c- Em đùa nghịch, va phải một cụ già.
 Khi học sinh thực hành nói trước lớp, GV nên động viên khen ngợi học sinh để lời nói của học sinh đa dạng phong phú ( Ví dụ GV có thể nói: Em xin lỗi như vậy là rất đúng./ Bạn xin lỗi như thế là rất lịch sự./ Bạn nào còn có cách xin lỗi khác nữa./ ...vv.) để từ đó HS không lặp lại câu từ mà bạn vừa dùng, từ đó học sinh sẽ thi nhau suy nghĩ tìm ra cách diễn đạt mới mang tính sáng tạo. Ví dụ cùng 1 tình huống nhưng có nhiều cách nói, cách diến đạt khác nhau như:
a- Tớ vô ý quá, cho tớ xin lỗi nhé./ - Bạn có sao không, mình thật vô ý. Mình xin lỗi bạn nhé!/- Xin lỗi cậu, mình sơ ý quá, cậu có đau không? để mình xem nào./- ...
b- Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không như thế nữa./ - Con chót quên lời mẹ dặn, con thật có lỗi. Mẹ cho con xin lỗi mẹ nhé!/ - Mẹ ơi! con biết con sai rồi, 
con xin lỗi mẹ. Mẹ đừng giận con nhé!/ - ....
c- Cháu xin lỗi cụ ạ!/ - Cháu thật vô ý quá, cháu thành thật xin lỗi cụ./ - Cụ có sao không? cháu vô ý quá. Cháu xin lỗi cụ nhé!/ - ....
4. 6. Nên tổ chức cho nhiều HS tham gia thực hành nói, sao cho yêu cầu đưa ra phù hợp với trình độ, khả năng giao tiếp của HS. Thông qua các hình thức: Thực hành trong nhóm, thực hành trước lớp, thi nói cá nhân nối tiếp, thực hành đóng vai, ...
 Ví dụ: Khi dạy bài "Chào hỏi - Tự giới thiệu" (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 69)
Bài tập 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh
- Bóng Nhựa và Bút Thép, nói: Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép, chúng tớ là học sinh lớp 2.
- Mít: Chào hai cậu! Tớ là Mít ở Thành phố Tí Hon
 Sau khi cho học sinh quan sát tranh đọc lời các nhân vật trong tranh, GV tiến hành cho HS đóng vai thực hành nói trong nhóm (3 em một nhóm). Sau đó gọi một số nhóm đại diện lên trình bầy đóng vai trước lớp. Như vậy HS nào cũng được thực hành nói.
+ HS 1, HS 2 (đóng vai Bóng Nhựa và Bút Thép) nói: Chào cậu chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép, chúng tớ là học sinh lớp 2.
+ HS 3 (đóng vai Mít) nói: Chào hai cậu! Tớ là Mít ở Thành phố Tí Hon.
 Sau đó yêu cầu học sinh đổi vai cho nhau.
4.7. Muốn HS thực hành các nghi thức lời nói đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý đến các yếu tố phụ trợ (tác phong, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ...) của HS để khi lời nói sao cho thật tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh, nội dung giao tiếp.
 Ví dụ:
- Khi dạy bài "Tự giới thiệu. Câu và bài " thông qua các câu trả lời HS tự giới thiệu về bản thân mình (Tên em là gì ? quê em ở đâu? ...) GV cần uốn nắn nhắc nhở HS khi trả lời cần nhìn vào người hỏi chuyện, nói đủ nghe với thái độ, nét mặt tươi vui.
- Khi dạy bài "Chia buồn, an ủi" GV cần lưu ý HS : Khi nói lời chia buồn an ủi 
phải thể hiện rõ sự quan tâm, cảm thông chia sẻ.
- Khi đáp lời chia vui phải thể hiện tình cảm, thái độ thân mật, gần gũi lễ phép và khiêm tốn.
- Khi nói lời cảm ơn bày tỏ sự biết ơn chân thành, cần diễn đạt cao giọng ở cuối câu, nét mặt vui tươi để người được cảm ơn thấy được sự chân thành của em.
- Khi nói lời xin lỗi phải chân thành, nhận lỗi về mình nên em phải cố gắng diễn tả thái độ biết nhận lỗi, giọng nói phải nhỏ nhẹ ôn tồn tránh có thái độ nói giễu cợt hay giọng như ra lệnh cho người khác phải tha lỗi cho mình. Nếu mắc lỗi với người lớn tuổi em có thể khoanh tay xin lỗi một cách lễ phép.
- Khi đáp lời xin lỗi phải thể hiện là người khoan dung độ lượng biết thông cảm, bỏ qua khi người khác nhận lỗi. Tránh có thái độ cáu gắt, ...
 Tóm lại: Để nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn lớp 2, đòi hỏi người GV phải ứng xử linh hoạt trong các hoạt động dạy học, sử dụng nhiều phương pháp và biện pháp dạy học tích cực, giúp học sinh đạt được kỹ năng thực hành, hành vi lời nói phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Tạo cho HS thói quen hành vi ứng xử văn minh, lịch sự.
5. Kết quả đạt được: 
 Qua thực nghiệm ở lớp 2A và đối chứng ở lớp 2B là hai lớp có trình độ nhận thức như nhau tiến hành cùng một nội dung truyền đạt nhưng theo hai phương pháp khác nhau.Tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số HS tham gia thực hành nói
KẾT QUẢ
Nói còn ấp úng, ngượng nghịu
 Nói trôi chảy nhưng thái độ, cử chỉ chưa phù hợp 
Nói tốt, có cách diễn đạt mới, tác phong tự nhiên
thái độ, cử chỉ phù hợp 
Đối
chứng
Lớp 2B
31/31 - 100%
9 em - 29 %
10 em - 32 %
12 em - 39%
Thực
nghiệm
lớp 2A
33/33 - 100%
4 em - 12 %
8 em - 24 %
21 em - 64 %
 Bảng thống kê kết quả trên cho thấy rõ ràng việc áp dụng đề tài giúp học sinh thực hành các nghi thức lời nói và giao tiếp tốt hơn. Đại đa số các em thực hiện nói tốt, có nhiều cách diễn đạt hay, phong phú, tác phong lời nói tự nhiên, cử chỉ, nét mặt phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp. Kết quả này không chỉ dựa trên việc khảo sát trên lớp mà nó còn được khẳng định rõ ràng trong thực tế khi trao đổi, giao tiếp với học sinh ngoài lớp học. Điều đó khẳng định được hướng đi đúng của sáng kiến này.
 Qua áp dụng sáng kiến "Nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn lớp 2", tôi thấy kết quả thu được rất khả quan, được tổ chuyên môn, các đồng nghiệp và nhà trường đánh giá cao. 
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: 
- Tổ chuyên môn cần thảo luận, đánh giá những điểm mạnh của sáng kiến để từ đó đưa ra cách áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả nhất, phù hợp với từng lớp.
- Cấp quản lí có kiểm tra, đánh giá giáo viên sau áp dụng sáng kiến.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 	Việc triển khai áp dụng sáng kiến "Nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói trong tiết Tập làm văn lớp 2" là hướng đi đúng, được tổ chuyên môn cũng như nhà trường nhiệt tình ủng hộ.
	- Việc dạy và học phân môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng dạy học nói chung ở khối lớp 2 được nâng lên rõ rệt. Bước đầu GV đã cảm thấy hứng thú tìm tòi khám phá các biện pháp hướng dẫn học sinh thực hành các nghi thức lời nói.
	- Trong giờ học, HS thích đóng vai theo tình huống và thi nhau tìm các lời nói, lời đáp đa dạng phong phú để xung phong trả lời, không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, lôi cuốn người dạy, người dự giờ cùng suy nghĩ theo các tình huống trong bài học.
	- Khi tôi có dịp giao tiếp với học sinh ở trường, tôi thấy các em đã biết vận dụng kiến thức bài học trong tiết Tập làm văn để đáp lại lời cảm ơn, xin lỗi một cách lịch sự trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
2. Khuyến nghị:
	- Đối với GV: Cần mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Luôn tìm tòi sáng tạo để có những thiết kế hay cho bài dạy, giúp HS thực hành tốt các nghi thức lời nói. Thường xuyên động viên khen ngợi học sinh dù chỉ là những tiến bộ rất nhỏ. Giáo viên phải nắm chắc trình độ khả năng giao tiếp của từng học sinh để từ đó có biện pháp bồi dưỡng và đưa ra yêu cầu thực hành nói sao cho phù hợp với trình độ, khả năng giao tiếp của các em. Trước khi tiến hành các hoạ

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_huong_dan_hoc_sinh_thuc_hanh_cac_ng.doc