SKKN Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán

Đây là giai đoạn bắt đầu quá trình học tập trải nghiệm, GV giao nhiệm vụ hoạt động cho HS. Nhiệm vụ nhằm phát triển năng lực tính toán dựa trên trải nghiệm có liên quan đến nội dung Toán học phải đảm bảo khai thác tối đa vốn kinh nghiệm và các giác quan của HS.

Ở bước này, cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi giao nhiệm vụ trải nghiệm: Nhiệm vụ trải nghiệm được GV giao cho HS thông qua các hoạt động như: trò chơi, sắm vai, điều tra, quan sát, cảm nhận,. Nhiệm vụ này có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo nội dung học tập và vốn kinh nghiệm của HS. HS tiếp nhận nhiệm vụ, có thể nêu ý kiến, phản hồi về nhiệm vụ để GV giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu.

- GV cần khảo sát hoặc phối hợp với lực lượng hỗ trợ để tiến hành khảo sát địa điểm sẽ diễn ra hoạt động trải nghiệm. Trong đó, cần chú ý đến các điều kiện đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia trải nghiệm toán học trong thực tiễn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SKKN Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ch và tạo hứng thú học tập thông qua “học mà chơi, chơi mà học”.
Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động TNST Toán học gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Học sinh được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn. 
Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Hoạt động TNST Toán học tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức, đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. Hình thức trải nghiệm đa dạng, phong phú tùy theo hoàn cảnh, đối tượngvà đặc trưng của nội dung toán học.
Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong hoạt động TNST và toán học giúp phát triển các năng lực môn Toán và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn. Tích hợp hoạt động TNST và toán học có nghĩa là đưa những nội dung TNST có liên quan vào quá trình dạy học toán. 
Cấu trúc, nội dung chương trình môn Toán lớp 5
Theo chương trình môn Toán lớp 5, nội dung Toán 5 chia thành 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết học kéo dài 40 phút. Để tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lý thuyết đã được tinh giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện SGK Toán 5, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực. Đặc biệt, SGK Toán 5 rất quan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình môn Toán ở tiểu học; hình thức ôn tập chủ yếu thông qua luyện tập, thực hành. Cụ thể như sau:
Số thập phân và các phép tính với số thập phân
Một số yếu tố thống kê: Biểu đồ hình quạt
Đại lượng và đo đại lượng 
Yếu tố hình học
Giải bài toán có lời văn: Quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều, bài toán có nội dung hình học
3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 với trải nghiệm sáng tạo.
Đối với học sinh Tiểu học, tâm lí, nhân cách, nhận thức và thể chất đang dần phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là giai đoạn lớp 5 là giai đoạn mà HS phát triển mạnh nhất. Trong khi đó quá trình dạy học bằng các hoạt động TNST luôn đặt HS vào những hoạt động trực tiếp, tạo ra những thách thức hấp dẫn người học, tạo cho HS nhưng cơ hội tìm hiểu, khám phá trong quá trình trải nghiệm, từ đó HS được tự nhận xét, đánh giá và học hỏi lẫn nhau.
Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hoạt động TNST toán học trong các nhà trường tiểu học hiện nay mới bước đầu dừng lại ở hoạt động ngoài giờ lên lớp, bản thân GV chưa hiểu hết được mục đích, ý nghĩa, phương hướng tiến hành nên việc tổ chức các hoạt động TNST toán học ở tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng chưa bài bản. Mặc dù nhiều trường đã áp dụng tổ chức TNST trong môn Toán, song phần lớn những hoạt động này chưa có cách thức thực hiện khoa học, chưa có tài liệu hướng dẫn và khung kế hoạch cụ thể. Qua cơ sở lý luận về hoạt động TNST toán học và qua kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động TNST toán học ở trường tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, tôi nhận thấy cần phải đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức và một quy trình chung tổ chức hoạt động TNST môn Toán nhằm giúp HS lớp 5 hình thành và phát triển các năng lực, các kĩ năng cơ bản, đồng thời bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của người học.
III.Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động TNST toán học.
Đây là bước đầu trong quá trình tổ chức hoạt động TNST toán học.Việc đầu tiên cần thực hiện là: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. 
Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm HS tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kết hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động trải nghiệm toán học.
Đây là bước tiếp theo trong quá trình tổ chức hoạt động TNST toán học, việc đặt tên cho hoạt động trải nghiệm tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS. Ngoài ra, tên của hoạt động trải nghiệm phải bám sát chủ đề của hoạt động, tránh xa rời mục tiêu giáo dục.
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác và ngắn gọn.
- Phản ánh được nội dung của hoạt động trải nghiệm.
- Hấp dẫn, lôi cuốn, tạo được ấn tượng ban đầu cho HS.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm toán học.
Mỗi hoạt động đều thực hiện theo mục đích nhất định, cụ thể. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm là dự kiến trước kết quả của hoạt động trải nghiệm. Các mục tiêu hoạt động trải nghiệm toán học cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng và thái độ. 
Tùy theo mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm toán học và đặc điểm tâm lí, nhận thức của lứa tuổi HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.
Muốn xác định được mục tiêu của hoạt động trải nghiện toán học cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kĩ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm toán học?
- Những năng lực nào có thể được hình thành và phát triển ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm toán học?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động trải nghiệm toán học?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm toán học.
Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm toán học có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lí những nội dung và hình thức của hoạt động trải nghiệm.
Đầu tiên, cần căn cứ vào mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của HS để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động trải nghiệm toán học. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.
Từ nội dung, lựa chọn phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần thiết để tiến hành hoạt động trải nghiệm toán học. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động trải nghiệm tương ứng.
Có thể một hoạt động trải nghiệm toán học nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là hỗ trợ.
Bước 5:Giao nhiệm vụ trải nghiệm
Đây là giai đoạn bắt đầu quá trình học tập trải nghiệm, GV giao nhiệm vụ hoạt động cho HS. Nhiệm vụ nhằm phát triển năng lực tính toán dựa trên trải nghiệm có liên quan đến nội dung Toán học phải đảm bảo khai thác tối đa vốn kinh nghiệm và các giác quan của HS.
Ở bước này, cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu sau:
Khi giao nhiệm vụ trải nghiệm: Nhiệm vụ trải nghiệm được GV giao cho HS thông qua các hoạt động như: trò chơi, sắm vai, điều tra, quan sát, cảm nhận,... Nhiệm vụ này có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo nội dung học tập và vốn kinh nghiệm của HS. HS tiếp nhận nhiệm vụ, có thể nêu ý kiến, phản hồi về nhiệm vụ để GV giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu.
GV cần khảo sát hoặc phối hợp với lực lượng hỗ trợ để tiến hành khảo sát địa điểm sẽ diễn ra hoạt động trải nghiệm. Trong đó, cần chú ý đến các điều kiện đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia trải nghiệm toán học trong thực tiễn.
Quan tâm khai thác vốn kinh nghiệm của HS: Trong một lớp học, mỗi HS sẽ có vốn tích lũy kiến thức, kĩ năng khác nhau về nội dung toán học có liên quan đến nhiệm vụ, hoạt động được giao. GV cần dự báo vốn kinh nghiệm của HS liên quan đến nội dung TNST toán học. Việc này giúp GV giao nhiệm vụ vừa sức, tạo thuận lợi để HS khai thác tối đa vốn kinh nghiệm sẵn có của cá nhân vào thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kết nối kiến thức toán học, kiến thức môi trường mà HS sắp trải nghiệm với vốn kinh nghiệm của HS:
+ GV tìm hiểu những phát sinh ý tưởng về nội dung Toán học sắp diễn ra trong hoạt động trải nghiệm.
+ GV xem lại những kiến thức, kỹ năng của các bài học, nội dung Toán học mà HS đã học trước đó, sau đó giới thiệu nội dung tiếp nối cần thiết cho hoạt động sắp trải nghiệm.
+ GV có thể sử dụng các video clip, phần mềm trình bày hay phần mềm giảng dạy.
Bước 6: Tổ chức cho HS trải nghiệm
Ở bước này chúng tôi chia thành 3 bước nhỏ:
* Tổ chức cho HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
Ở bước này, GV cần lưu ý đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau:
Những kiến thức có liên quan đến TNST trong môn Toán thường là các yếu tố tự nhiên, sinh động, gần gũi, hấp dẫn với HS. Do đó, khi trải nghiệm, HS dễ bị chi phối bởi các yếu tố không liên quan đến nội dung bài, dễ mất tập trung làm ảnh hưởng đến thời gian tổ chức hoạt động dựa vào trải nghiệm. Mặt khác, nhiều HS sẽ không quen trong lần đầu tiên tham gia hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm nên khi trải nghiệm, một số HS có thể có tâm lý khó chịu, bỡ ngỡ trước thực tiễn, GV phải là người bao quát lớp, kịp thời điều chỉnh, hướng các em vào hoạt động học tập, giúp đỡ các em gặp khó khăn, chưa quen với môi trường TNST.
Tạo điều kiện để tất cả HS đều tham gia trải nghiệm và trình bày kết quả thu được về nội dung được giao, cảm xúc tạo ra khi trải nghiệm. GV hãy để cho nhóm (hoặc cá nhân) trao đổi, trình bày tự do trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. GV ghi nhận những ý tưởng mà HS tạo ra. GV cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ: Các con đã làm gì? Những gì đã diễn ra? Các connhìn thấy (cảm thấy, nghe thấy) gì? Những gì là khó khăn nhất với các con? Những gì dễ dàng nhất với các con?...
* Tổ chức cho HS tự trải nghiệm
Ở bước trên, mỗi HS đã có sự quan sát, đối chiếu, phản hồi giữa thực tế với vốn kinh nghiệm của bản thân và giữa các thành viên trong nhóm, hoặc giữa các HS trong lớp với nhau trong quá trình trải nghiệm. GV cần đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động sau:
Tổ chức cho HS thảo luận, phân tích, phản ánh, xem xét các kinh nghiệm; thảo luận về cách đã thực hiện để có được các kinh nghiệm; thảo luận về các chủ đề, vấn đề được đưa ra khi trải nghiệm; thảo luận về các vấn đề đã được giải quyết; thảo luận về kinh nghiệm cá nhân của các thành viên hoặc của các nhóm.
GV nêu những câu hỏi định hướng nhằm giúp HS phân tích, xử lý các kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm: Trong những vấn đề thu được, vấn đề nào thường xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn? Những kinh nghiệm thu được có giống như những kinh nghiệm đã có không?
HS kết nối kinh nghiệm cá nhân với những gì xảy ra trong thực tiễn mà các em vừa trải nghiệm và đúc kết để tìm xu hướng chung hoặc những chân lý phổ biến. HS xác định những nguyên tắc, quy luật nổi lên, những vấn đề cốt lõi, trọng điểm mà HS nắm bắt được qua trải nghiệm. GV cần định hướng để HS xác định đúng vấn đề, đúng quy luật một cách chính xác. Nếu HS xác định chưa chính xác, chưa logic, GV phải là người gợi ý, dẫn dắt để HS đưa ra kết luận gãy gọn, ngôn ngữ tường minh, rõ ràng.
Trong bướcnày, khi HS đã rút ra được khái niệm, kiến thức liên quan, GV cần giúp HS kết nối những gì khái quát được với thực tiễn cuộc sống để chuyển sang giai đoạn học tập tiếp theo thông qua các câu hỏi: Con học hỏi thêm được gì qua các hoạt động này? Những điều rút ra có quan trọng trong cuộc sống của con không? Làm thế nào để con áp dụng những điều đã học vào cuộc sống?
* Tổ chức cho HS thử nghiệm tích cực
Giai đoạn này thường diễn ra dưới hình thức luyện tập, thực hành nhằm áp dụng điều HS đã rút ra từ giai đoạn trước.
GV là người định hướng các tình huống, các bài tập để HS tiến hành thử nghiệm. Việc xác định các bài tập thử nghiệm cần được tiến hành với mức độ từ dễ đến khó; từ áp dụng kiến thức để giải quyết bài tập đến vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập.
GV nên tạo điều kiện để HS có thử nghiệm cho cá nhân về kết quả đã rút ra ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh, giải đáp kịp thời những hoài nghi, thắc mắc của HS khi thử nghiệm. GV có thể trợ giúp cá nhân trong quá trình áp dụng, kiểm nghiệm để HS cảm thấy một cảm giác sở hữu những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được sau khi tham gia hoạt động TNST.
Để áp dụng những kiến thức có liên quan đến Toán học vào thực tiễn, GV có thể định hướng cho HS thông qua các câu hỏi: Làm thế nào để con có thể áp dụng những gì đã học được vào tình huống này? 
Bước 7: Đánh giá kết quả trải nghiệm
Việc đánh giá kết hoạt động TNST Toán học được tiến hành ngay trong khi tổ chức hoạt động, thông qua việc quan sát sự tham gia vào hoạt động học tập của HS, thông qua trao đổi, tranh luận giữa các HS trong nhóm, giữa HS của nhóm này với nhóm khác bằng việc báo cáo, trình bày kết quả hoặc các ý kiến thắc mắc củaHS.
Đánh giá kết quả hoạt động TNST Toán học còn được thực hiện thông qua các hoạt động khi đã kết thúc hoạt động trải nghiệm: thông qua bài thu hoạch cá nhân, thông qua việc cụ thể hóa các kiến thức đã học bằng thái độ và kĩ năng có liên quan đến nội dung học tập.
Kết quả đánh giá được sử dụng để nhận định thực trạng học tập của HS, giúp các em đạt được mục tiêu bài học, đồng thời giúp giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh “hoạt động dạy” của GV và “hoạt động học” của HS cho phù hợp và hiệu quảhơn.
Bước 8: Lưu trữ kết quả trải nghiệm
Đây là bước cuối cùng trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nhờ có bước này để người GV nắm được quá trình trải nghiệm của từng HS, thấy được sự hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất và nhân cách cũng như sự sáng tạo của từng
IV.Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5 
Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ toán học (CLBTH) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích học toán, có nhu cầu, năng khiếu học tập toán, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục (có thể là GV, phụ huynh hoặc nhà giáo dục, nhà khoa học) nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với GV, với những người lớn khác. HĐ của câu lạc bộ (CLB) tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về toán học mà HS quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,... CLBTH giúp HS có điều kiện tiếp cận với toán học, giúp các em phát huy năng lực toán học của mình và tiếp cận nhanh nhất, nhớ lâu, hiểu sâu các vấn đề toán học. CLB HĐ theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì. Có thể tổ chức CLBTH ở tiểu học theo khối lớp, theo Trường... Tên của CLBTH ở tiểu học có thể đặt: “CLB Toán tuổi thơ”, “CLB toán 1, 2, 3...” hoặc “CLB Toán học...”.
Hình thức sinh hoạt CLB có thể là Hội vui học tập, Hái hoa dân chủ, Giải ô chữ, Rung chuông vàng, Tọa đàm, Hội thảo, Thảo luận về một đề tài được lựa chọn.
Nội dung sinh hoạt CLB có thể là về các bài toán, câu chuyện lịch sử toán học; xem các bộ phim về lịch sử toán học hay về các nhà toán học; giải các câu đố trí tuệ, logic, các câu đố IQ phù hợp; làm thơ về Toán;... tham quan, dã ngoại học tập các địa danh du lịch, làng nghề của địa phương, tiếp cận các vấn đề toán học qua việc tham quan đó như tìm hiểu về lịch sử của địa danh, cách thiết kế, xây dựng các di tích, chụp ảnh, kí họa, tạo mô hình trên máy tính hoặc phác họa trên bản vẽ khi trải nghiệm tham quan... Chẳng hạn, bồi dưỡng hứng thú học tập Hình học cho HS, qua CLBTH có thể cho HS xem bộ phim về lịch sử toán học “The story of Geometry” của Maria Montessory,...
Ngoài CLBTH, ở tiểu học còn có các câu lạc bộ khác như CLB học thuật các môn học khác; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian, các giáo viên hoàn toàn có thể tích hợp giáo dục toán học thông qua HĐ của các CLB này.
2.Tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập là hình thức tổ chức các HĐ vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Qua trò chơi giúp HS quan tâm, hứng thú đến nội dung của chủ đề từ đó giúp HS tìm cách tiếp cận, tự học và bộc lộ hết khả năng một cách tự nhiên, đảm bảo đầy đủ “hành động” và “cảm xúc”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,...
Ví dụ: Trò chơi Tangram : Dùng 7 hình đã có sẵn để xếp thành các hình mới theo mẫu hoặc tự sáng tác). Với trò chơi Tangram, HS sẽ học cách phân tích các hình ảnh, làm nổi bật các hình học hình học trong chúng, học cách phá vỡ toàn bộ vật thể thành các bộ phận, và ngược lại - tạo thành các phần tử của mô hình, và quan trọng nhất là suy nghĩ hợp lí. HS chơi Tangram, tùy theo lớp, biết phân loại hình dạng, phát triển tư duy không gian, phát triển ngôn ngữ, có những cảm xúc tích cực về hình học, nắm bắt tốt hơn các mối quan hệ vật chất trong không gian, trau dồi kĩ năng không gian như xoay, trượt, đối xứng, lật, kĩ năng thị giác hình ảnh, khả năng đo diện tích của các hình không có công thức...
Cách thức tổ chức: 
- Chuẩn bị: GV có thể chuẩn bị sẵn trò chơi (mua hoặc tự chuẩn bị) rồi tổ chức cho HS chơi; hoặc cũng có thể tổ chức cho HS cùng nhau tạo bộ đồ chơi (bằng bìa cứng, nhựa; theo nhóm, với sự hỗ trợ của GV hoặc phụ huynh ở nhà) với những màu sắc, kích thước không nhất thiết giống nhau;
 - Tổ chức: GV có thể tổ chức cho HS tạo các hình theo mẫu sẵn hoặc cũng có thể yêu cầu các nhóm HS tạo thành các hình khác nhau (đồ đạc trong nhà, con vật, phương tiện đi lại, ...) bằng tất cả các hình nhỏ đã có, để phát huy khả năng sáng tạo, tưởng tượng của HS.
Tương tự trò chơi Tangram, GV có thể tìm hiểu và tổ chức cho HS chơi các trò chơi ghép hình khác như “trò chơi Trí Uẩn”, “trò chơi Trứng Colombo”, “trò chơi Mông Cổ”,...
3.Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức HĐ được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về các vấn đề học toán, học hình học thể hiện nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của HS. HS có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình. Đây cũng là dịp để HS biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn được tổ chức linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức HĐ cụ thể, phù hợp với HS. Có thể tổ chức cho HS nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập, ngày lễ lớn, có thể ở buổi sơ kết, tổng kết năm học hoặc hướng dẫn các em tham gia diễn đàn trên báo Toán Tuổi thơ, báo Nhi đồng, báo Thiếu niên... qua đó GV, phụ huynh hiểu biết hơn về tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trong học Toán để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ HS.
4.Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên HĐ diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của HĐ này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của HS được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống ... Sử dụng sân khấu tương tác, HS có thể tổ chức diễn kịch về lịch sử toán học, kể các mẩu chuyện v

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_hoc_tap_trai_nghiem_sang_tao_cho_hoc.doc