Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương II - Môn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 9A1- Trường THCS Tân Đông

 1.Kết luận:

 Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học kết hợp với các kĩ thuật dạy học khác đã làm cho học sinh học hứng thú hơn và say mê môn học hơn. Bằng chứng qua các thông số trong bảng phân tích (Bảng 5) đã bàn luận ở trên đều đạt theo yêu cầu đề tài. Từ đó khẳng định mức độ tác động của đề tài không có nhiều yếu tố ngẫu nhiên mà do sự tác động của đề tài là lớn.

2.Khuyến nghị:

 a/ Đối với các cấp lãnh đạo:

 Cần mở thêm các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từng bộ môn cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên; cung cấp thêm các tài liệu chuyên môn, sách tham khảo cho các trường học.

 b/ Đối với giáo viên:

 Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên lớp và những tiện ích.

 Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng SĐTD vào việc soạn, giảng, tổ chức hoạt động cho học sinh.

 Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.

 c/ Đối với học sinh:

  Cần tích cực, tự giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một cách tích cực ở thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với SĐTD.

 

doc43 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 8471 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương II - Môn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 9A1- Trường THCS Tân Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
đều đạt theo yêu cầu đề tài. Từ đó khẳng định mức độ tác động của đề tài không có nhiều yếu tố ngẫu nhiên mà do sự tác động của đề tài là lớn.
2.Khuyến nghị:
 a/ Đối với các cấp lãnh đạo:
 Cần mở thêm các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từng bộ môn cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên; cung cấp thêm các tài liệu chuyên môn, sách tham khảo cho các trường học.
 b/ Đối với giáo viên:
 Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên lớp và những tiện ích. 
 Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng SĐTD vào việc soạn, giảng, tổ chức hoạt động cho học sinh.
 Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
 c/ Đối với học sinh:
Cần tích cực, tự giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một cách tích cực ở thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với SĐTD.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu: “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” : Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Sách giáo khoa Hóa học 9 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Sách giáo viên Hóa học 9.
Thiết kế bài dạy Hóa học 9 của Nhà xuất bản Hà Nội.
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Mind Map.
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Tony Buzan.
.
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1:Một số giáo án minh họa cho nghiên cứu
1/ Tuần dạy : 11- Tiết : 22 
Ngày dạy : 31/10/13
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
 CỦA KIM LOẠI
 1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 - HS biết : 
 + Hoạt động 1: kim loại tác dụng với phi kim
 + Hoạt động 2: kim loại tác dụng với dd axit
 + Hoạt động 3: kim loại tác dụng với dd muối
- HS hiểu : 
 + Hoạt động 3:Kim loại hoạt động hóa học mạnh đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn
1.2. Kỹ năng:
 	- HS thực hiện được : Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng
 - HS thực hiện thành thạo :Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại
	1.3. Thái độ:
	Thói quen: cẩn thận
 Tính cách: tự tin
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Tính chất hóa học của kim loại 
 3. CHUẨN BỊ:
3.1Giáo viên
	- Dụng cụ: ống nghiệm, , ống nhỏ giọt, kẹp gỗ
 	- Hoá chất: dd CuSO4, dd H2SO4, Zn, đinh Fe
3.2.Học sinh:
Tìm hiểu thông tin SGK, ôn lại tính chất hóa học của sắt tác dụng với oxi, kim loại tác dụng với axit, với dd muối
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 9A1:…………………………………………………...
 9A2:……………………………………………………
 9A3:……………………………………………………
 9A4:……………………………………………………
 4.2. Kiểm tra miệng:
 1/ Nêu tính chất vật lý của kim loại và ứng dụng của mỗi tính chất. Cho biết kim loại nào dẫn điện tốt nhất (10đ) Chiếu slide 2
 Trả lời : Tính dẻo : vỏ đồ hộp, giấy gói kẹo (2đ)
 Tính dẫn điện : dây dẫn điện (2đ)
 Tính dẫn nhiệt : dụng cụ nấu ăn (2đ)
 Aùnh kim : đồ trang sức (2đ)
 Bạc (2đ)
2/ Cho biết kim loại nào đã tìm ra cách đây 6000 năm? Kim loại loại nào nhẹ nhất ?Hãy kể những tính chất hóa học của kim loại mà em đã học ? (10đ) Chiếu slide 3
 Trả lời : Cu (2đ)
 Li (2đ)
 Tác dụng với phi kim (2đ)
 Tác dụng với dd axit (2đ)
 Tác dụng với dd muối (2đ)
 4.3. Tiến trình bài học:
 Chúng ta đã biết khoảng 90 kim loại khác nhau như nhôm, sắt, magie…và ta đã tìm hiểu sơ về tính chất hóa học ở chương trình lớp 8 và trong chương 1 .Để hiểu kĩ hơn ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1 :Tìm hiểu phản ứng của kim loại với phi kim. ( 10 phút)
 Phương pháp : quan sát, vấn đáp, thuyết trình
 Chiếu slide 4,5,6
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại thí nghiệm : đốt dây sắt trong lọ oxi . Nhận xét , viết PTPƯ
HS: sắt cháy tạo những hạt nâu đỏ
Gọi HS viết phương trình
? Hợp chất tạo thành là gì?
HS : oxit 
MR : Nhiều kim loại khác Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi cũng tạo thành oxit( trừ Ag, Au, Pt )
? Ở nhiệt độ thường kim loại có tác dụng với oxi không ?
HS : có , sắt để lâu trong không khí bị gỉ
GV: giới thiệu thí nghiệm natri tác dụng với clo và gọi học sinh viết phương trình phản ứng.
 ? Hợp chất tạo thành là gì?
 HS : muối 
MR: Ở nhiệt độ cao, nhiều kim loại khác : Cu, Mg, Fe phản ứng với nhiều phi kim khác tạo muối.
Gọi học sinh nêu kết luận.
? Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
HS: Hóa hợp
 Hoạt động 2 :Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch axit ( 5 phút)
Phương pháp : thí nghiệm, quan sát, vấn đáp
Chiếu slide 7
GV yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm cho Zn vào ống nghiệm đựng dd axit sufuric và mảnh đồng vào dd H2SO4. Nhận xét , viết PTPƯ
Gọi đại diện nhóm trình bày
? Sản phẩm tạo thành là gì?
HS: Muối và giải phóng hidro
GV: Một số kim loại khác Mg, Fe, Al khi phản ứng với dd axit cũng tạo thành muối và giải phóng H2
Lưu ý : Kim loại Cu, Ag, Au.. không tác dụng với dd axit
 Kim loại không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội
Hoạt động 3:Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch muối ( 10 phút)
Phương pháp: thí nghiệm, quan sát, vấn đáp, diễn giảng
Chiếu slide 8,9,10,11
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 và Cu vào dd FeSO4à quan sát, nhận xét và viết PTHH
HS: -Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt – màu xanh của dung dịch nhạt dần – sắt tan dần.
Gọi HS viết PTPƯ
GV: ta nói sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng còn Cu HĐHH yếu hơn Fe nên khơng đẩy được Fe ra khỏi dd 
? Sản phẩm tạo thành ?
HS : muối mới và kim loại mới
GV:Phản ứng của KL Mg, Al, Zn…với dd CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối mới và kim loại mới
GV: Vậy chỉ có kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Gọi học sinh nêu kết luận.
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
HS : thế
I/ Phản ứng của kim loại với phi kim:
1. Tác dụng với oxi.
PTHH:
3Fe+2O2 to Fe3O4
 Hầu hết kim loại ( trừ Ag, Au, Pt) tác dụng với oxi à oxit.
2.Tác dụng với phi kim khác :
PTHH: 
 2Na+Cl22NaCl
 -Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi khác tạo thành muối.
II/ Phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
 Zn+H2SO4–>ZnSO4+H2
 Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
III/ Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
PTHH:
 Fe + CuSO4–>FeSO4 + Cu
Kim loại hoạt đông hoá học mạnh hơn ( trừ Na, K, Ca …) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
4.4.Tổng kết
 1/ Giáo viên dùng kỉ thuật tia chớp để củng cố kiến thức 
KL + O2 à ?
KL + PK khác à ?
KL + dd axit à ?
KL + ddM à ?
Chiếu slide 12
2/Hãy hoàn thành phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau:Chiếu slide 13
a/ ? + Cl2 –> AlCl3
b/ ? + ? –> MgO
c/ ? + ? –> CuCl2
d/ ? + HCl –>FeCl2 + ?
 e/ ? + AgNO3 -> Cu(NO3)2 + Ag
 HS: 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3
 2Mg + O2 à 2MgO
 Cu + Cl2 à CuCl2
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
 Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2 Ag
 3/ Nhúng 1 thanh sắt có khối lượng 15,6g vào dd CuSO4. Sau 1 thới gian lấy đinh sắt ra khỏi dd, thấy khối lượng thanh sắt là 16,4g. Tính khối lượng đinh sắt tham gia phản ứng. Biết rằng tất cả đồng sinh ra đều bám trên bề mắt thanh sắt Chiếu slide 14
GVHD: Khối lượng thanh kim loại tăng : khối lượng kim loại sau – khối lượng kim loại trước
 Khối lượng kim loại giảm : khối lượng kim loại trước – khối lượng kim loại
 Gọi x là số mol của Fe
 Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu
 x	 x
 Ta có : 64x - 56x = 16,4 – 15,6
 à x = 0,1
 Khối lượng Fe = 0,1 . 56 =5,6g
4.5.Hướng dẫn học tập :Chiếu slide 15
 + Đối với bài học ở tiết học này: 
 Học thuộc tính chất hóa học
 Làm BT 2,3,4,5, 7SGK/ 51
 + Đối bài học ở tiết học tiếp theo : 
 Đọc trước bài dãy hoạt động hóa học của kim loại
 Ôn lại các thí nghiệm sắt tác dụng với dd CuSO4, Fe tác dụng với dd axit, Natri tác dụng với nướcà hiện tượng , PTHH
 Đọc trước dãy HĐHH của kim loại
5. PHỤ LỤC:
2/ Tuần dạy : 12 - Tiết : 24
Ngày dạy : 07/11/13
 NHÔM (Al = 27)
 1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- HS biết :
 + Hoạt động 1:Nhôm có tính chất vật lí chung của kim loại
 + Hoạt động 2:Tính chất hóa học của Al có những tính chất hóa học chung của kim loại, Al không phản ứng với H2SO4 đặc , nguội, nhôm phản ứng được với dd kiềm
 + Hoạt động 3: Dựa vào tính chất vật lí nêu ứng dụng của nhôm
 + Hoạt động 4: Cách sản xuất nhôm
 1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được:Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của Al. Viết các PTHH minh họa
- HS thực hiện thành thạo:Quan sát sơ đồ rút ra nhận xét về phương pháp sản xuất Al
Tính khối lượng Al tham gia phản ứng
 	1.3. Thái độ:
 - Thói quen : Cẩn thận
 - Tính cách : tự tin
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Tính chất hóa học chung của nhôm
 3. CHUẨN BỊ:
	3.1.Giáo viên:
 	 Dụng cụ: đèn cồn, giá, ống nghiệm, kẹp gỗ
 Hoá chất : dung dịch H2SO4, dung dịch CuCl2 ,dung dịchNaOH, Al bột, dây nhôm, Fe.
3.2.Học sinh : 
Đọc trước thông tin tìm hiểu tính chất vâït lý, hoá học và các ứng dụng của nhôm.
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 9A1:……………………………………………
 9A2:……………………………………………
 9A3:…………………………………………..
 9A4:…………………………………………..
 4.2. Kiểm tra miệng:
1/Trình bày thứ tự của dãy hoạt động hóa học của kim loại? Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH ? (10đ) Chiếu slide 2
 HS:K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au (6đ)
 Mức độ HĐHH của kim loại giảm dần tứ trái qua phải (1đ)
 Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở đk thườngàkiềm và H2 (1đ)
 Kim loại đứng trước H phản ứng với 1 số dd axit à H2 (1đ)
 Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối (1đ)
 2/ Nêu tính chất hóa học chung của kim loại . Từ đó dự đoán tính chất hóa học của nhôm (10đ) Chiếu slide 3
HS: Tác dụng với phi kim, với dd axit, với dd muối (5đ)
 Tác dụng với phi kim, với dd axit, với dd muối (5đ)
4.3. Tiến trình bài học :
 Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trên Trái Đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Nhôm có tính vật lý và hoá học như thế nào, ứng dụng ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :Tìm hiểu tính chất vật lý của nhôm Chiếu slide 4
Phương pháp : quan sát , vấn đáp, kĩ thuật tia chớp ( 5 phút )
GV cho học sinh quan sát dây nhôm, đồng thời liên hệ đời sống hàng ngày 
? Nêu một tính chất vật lí mà em biết?
HS: trắng bạc
GV lần lượt gọi học sinh khác 
? Nêu lại toàn bộ tính chất vật lí của Al?
HS: Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt , dẻo
Hoạt động 2 :Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm. ( 15 phút )Chiếu slide 5,6,7,8,9
Phương pháp: vấn đáp , thí nghiệm nhĩm, quan sát, diễn giảng
Em hãy dự đoán xem nhôm có tính chất hoá học như thế nào?.
HS: tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn và quan sát – viết PTHH.
Gọi học sinh nêu hiện tượng.
Giáo viên : Ngoài ra nhôm còn tác dụng với nhiều phi kim khác như Clo, S...
Gọi học sinh viết PTHH.
Gọi Học sinh rút ra kết luận.
MR : Al + S à
 Giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm.
- Nêu hiện tượng 
- Viết PTHH
 à Gọi học sinh đại diện nhóm báo cáo.
 GV: Ngoài ra nhôm còn phản ứng với dd axit H2SO4, HNO3 loãng
MR : Al + H2SO4 à
* Lưu ý : Al không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
 GV yêu cầu HS thí nghiệm cho mảnh nhôm vào dd CuCl2. Nhận xét , viết PTPƯ
GV: Ngoài ra nhôm còn phản ứng với nhiều dd muối của kim loại đứng sau nó
MR: Al + AgNO3à
Qua 3 thí nghiệm cho học sinh rút ra kết luận.
Giáo viên : Ngoài tính chất chung của kim loại nhôm còn có tính chất đặc biệt nào không ?
-GV yêu cầu HS cho đinh sắt và 1 mảnh nhôm vào 2 ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch NaOH các em dự đoán hiện tượng.
? Qua thí nghiệm rút ra kết luận?
Liên hệ : Qua tính chất này ta có nên dùng xô, chậu bằng nhôm đựng dd kiềm không?
GV giới thiệu PTPƯ:
2Al +2NaOH +2H2O à 2NaAlO2+ 3H2
Hoạt động 3 :Tìm hiểu ứng dụng của nhôm.Chiếu slide 10
Phương pháp : vấn đáp( 2 phút )
? Dựa vào tính chất vật lí và thực tế hãy nêu ứng dụng của nhôm?
HS: dạy dẫn điện, dụng cụ nấu ăn, chế tạo ơ tô, vật liệu xây dựng…
Hoạt động 4 :Tìm hiểu cách sản xuất nhôm. ( 3 phút )Chiếu slide 11
Phương pháp : thuyết trình
GV giới thiệu nguyên liệu : quặng boxit có thành phần chính là Al2O3
Phương pháp : điện phân hh nóng chảy Al2O3 và criolit
GV viết PTPƯ
GDHN : Giới thiệu các ngành sản xuất nhơm
I- Tính chất vật lý:
- Màu trắng bạc, có ánh kim.
- Nhẹ, D = 2,7g/cm3 
- Dẫn điện, dẫn nhiệt
- Có tính dẻo.
II- Tính chất hoá học của nhôm:
Nhôm có những tính chất kim loại không ?
 a/ Phản ứng của nhôm với phi kim.
 PTHH : 4Al + 3O2 à Al2O3
 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3
 Kết luận : nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit, phản ứng với phi kim khác Cl2, S...tạo thành muối.
b/ Phản ứng của nhôm với dung dịch axit.PTHH :
 2Al + 6HCl à 2AlCl3+ 3H2
c/ Phản ứng của nhôm với dung dịch muối.
 2Al+3CuCl2 à2AlCl3 + 3Cu
Kết luận : Nhôm có tính chất hoá học của kim loại.
2.Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
Nhôm phản ứng vơi dung dịch kiềm.
III- Ứng dụng:
Làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng. 
Duyra hợp kim của nhôm với đồng nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ .
IV- Sản xuất nhôm:
1. Nguyên liệu : Quặng bôxit thành phần chính Al2O3
2. Phương pháp : điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và Criolit.
2Al2O3 4Al + 3O2 
 4.4.Tổng kết:
 Gv dùng kỉ thuật tia chớp để củng cố tính chất hóa học của Al
 ? Nhôm tác dụng với chất nào ?
 HS: phi kim
 ? Tác dụng với chất nào nữa ?
 HS: dd axit
 ? Còn tác dụng với chất nào nữa?
 HS: dd muối
 ? Ngoài ra còn tác dụng với chất nào nữa ?
 HS: dd kiềm
Chiếu slide 12
Bài tập: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng Al đã phản ứng.Chiếu slide 13
Gọi HS viết PTPƯ 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
3
0,1 0,15
Số mol H2 : n= 0,15
Khối lượng Al : m= 0,1. 27 = 2,7g
4.5.Hướng dẫn học tập : Chiếu slide 14
 +Đối với bài học ở tiết học này
 Học thuộc tính chất hóa học, sản xuất nhôm
 Làm BT 2,3,4,5SGK/58
Hướng dẫn: Tìm M
	Tìm số mol Alà mAlà %Al
 +Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 Đọc trước bài sắt
 Ôn lại tính chất hóa học của kim loại
 Từ tính chất vật lí à ứng dụng của sắt
 Dự đoán tính chất hóa học của Fe. So sánh tính chất hóa học của Al và Fe
5.PHỤ LỤC:
3/Tuần dạy :13 - Tiết : 25
Ngày dạy :07/11/12
 SẮT ( Fe = 56)
 1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
 	 - HS biết : 
 + Hoạt động 1: Sắt có những tính chất vật lý chung của kim loại
 + Hoạt động 2: tính chất hóa học của sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại 
 1.2.Kỹ năng:
-HS thực hiện được: Phân biệt nhôm và sắt, tính toán theo PTHH
 -HS thực hiện thành thạo: Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt.Viết các PTHH minh họa
 1.3.Thái độ : 
 - Thói quen : giáo dục học sinh tính cẩn thận
 -Tính cách :tự tin 
 2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
 Tính chất hóa học của sắt
3. CHUẨN BỊ:
 3.1.Giáo viên:
 	 - Dụng cụ : nam châm, ống nghiệm, kẹp gỗ
 	 - Hóa chất :Đinh sắt, dd CuSO4, dd HCl.
 3.2.Học sinh:
 Đọc trước nội dung bài, ôn lại tính chất hóa học của kim loại
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 9A1:………………………………………………….
 9A2:………………………………………………….
 9A3:………………………………………………..
 9A4:…………………………………………………
 4.2. Kiểm tra miệng
1/ Nêu tính chất hóa học của nhôm.Viết PTPƯ minh họa (10đ)Chiếu slide 2
 HS:Tác dụng với phi kim (1đ)
 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 (2đ)
 Tác dụng với dd axit (1đ)
 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 (2đ)
 Tác dụng với dd muối (1đ)
 2Al + 3CuCl2 à 2AlCl3 + 3Cu (2đ)
 Tác dụng với dd kiềm (1đ)
2/ Nêu tính chất hóa học chung của kim loại. Viết PTPƯ minh họa cho mỗi tính chất. Kể vài vật dụng làm bằng sắt?(10đ) Chiếu slide 3
 HS:Tác dụng với phi kim ( 1đ)
 PTHH ( 2đ)
 Tác dụng với dd axit (1đ)
 PTHH (2đ)
 Tác dụng với dd muối (1đ)
 PTHH (2đ)
 Vật dụng làm bằng sắt : dao, búa, cửa, bàn, ghế...( 1đ)
 4.3. Tiến trình bài học: 
 	Vào bài
 Các vật dụng trên làm bằng sắt . Vậy sắt có tính chất vật lí và tính chất hóa học gì? Ta sẽ tìm hiểu bài học .Chiếu slide 4
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của sắt. ( 7 phút )Chiếu slide 6
Phương pháp : vấn đáp, quan sát , thí nghiệm, kĩ thuật tia chớp
? Dựa vào tính chất vật lí chung của kim loại và quan sát mẫu vật bằng sắt . Em hãy nêu tính chất vật lí của sắt?
HS: có ánh kim
? Ngoài ra còn tính chất nào khác?
HS: dẫn điện
Gọi HS khác nêu tính dẫn nhiệt , dẻo
Gv cho học sinh quan sát đinh sắt
? Màu sắc ?
HS: trắng xám
GV đưa nam châm lại gần đinh sắt .Nhận xét?
Hs:Sắt bị nam châm hút
GV:Ta nói sắt có tính nhiễm từ, D=7,86g/cm3, t0nc = 15390C
Gọi hoc sinh nêu kết luận
Liên hệ 
? Dựa vào tính dẫn điện Fe dùng làm gì?
HS: dây dẫn điện
? Dựa vào tính dẫn nhiệt Fe dùng làm gì ?
HS : chế tạo hợp kim đó là gang dùng nấu ăn
? Dựa vào tính dẻo Fe dùng làm gì?
HS: rèn, kéo sợi à sắt tròn , vuông, các dụng cụ lao động
? Fe là kim loại nặng dùng làm gì ?
HS: Chế tạo máy móc, dụng cụ lao động, vật liệu xây dựng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của sắt. ( 17 phút )
Phương pháp : vấn đáp, thí nghiệm, quan sát 
Chiếu slide 7,8,9,10,11,12,13
? Sắt có những tính chất hóa học của kim loại không? Vì sao?
HS:Có vì sắt là kim loại
?Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH hãy suy ra tính chất hóa học của sắt?
HS:Tác dụng với PK, dd axit, dd muối
GV yêu cầu HS xem thí nghiệm sắt cháy trong oxi. Nhận xét hiện tượng
HS: Sắt cháy tạo thành những hạt màu nâu đen là Oxit sắt từ
Gọi học sinh viết PTPƯ
GV : lưu ý hóa trị của sắt trong hợp chất trên là II, III
? Ở nhiệt độ thường sắt có tác dụng với oxi không ?
HS : có , sắt để lâu trong không khí bị gỉ
GV: Đó là nguyên nhân kim loại bị phá hủy
GV yêu cầu HS xem thí nghiệm đốt sắt trong bình đựng khí clo. Nhận xét.Gọi HS viết PTHH
?Sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất gì? 
HS : muối
GV: Sắt + clo thể hiện hóa trị III
 GV thông báo: Ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Br2 tạo thành muối.
MR : Fe + S à
 Fe + Br2 à
Yêu cầu HS rút ra kết luận
?Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? 
HS : Phản ứng hóa hợp
GV: Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết sắt có đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit không?.
HS: có
GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm
Gọi HS nhận xét và viết PTHH
? Sản phẩm tạo thành là gì ?
HS : Muối sắt (II) + H2
GV: Tương sắt cũng tác dụng với H2SO4 loãng , HNO3 loãng. Gọi HS viết PTHH
? Sắt + dd axit à sản phẩm sắt có hóa trị bao nhiêu ? 
HS : II
?Các phản ứng trên thội loại phản ứng gì ?
HS : Phản ứng thế
GV : Dực vào tính chất này để nhận biết Fe
 GV: Lưu ý sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
GV: Dựa vào dãy HĐHH của kim loại cho biết sắt có đẩy được dd muối của kim loại HĐHH yếu hơn nó ra khỏi dd muối không? HS : có
GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm cho đinh sắt vào dd CuSO4. Nhận xét
Gọi HS viết PTPƯ
? Nhận xét sản phẩm tạo thành?
HS : Muối muối + Kim loại mới
 MR: Sắt cũng tác dụng với nhiều dd muối khác như : AgNO3, Pb(NO3)2…
Gọi hs viết PTPƯ
? Sắt + dd muối à sản phẩm sắt có hóa trị bao nhiêu?
HS : II
? Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
HS : Phản ứng thế
GV : Dựa vào tính chất này để điều chế kim loại
? Qua tính chất hóa học ta rút ra kết luận gì?
HS: Sắt có nhữnh tính chất hóa của kim loại và là kim loại nhiều hóa trị
I. Tính chất vật lý:
 Sắt là kim loại màu trắng xám có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm. Sắt dẻo ,có tính nhiễm từ. Sắt là kim loại nặng( khối lượng riêng 7,86g/cm3) nóng chảy ở 15390C.
II. Tính chất hoá học:
 1.Tác dụng với phi kim:
 * Tác dụng với oxi:
 3Fe + 2O2 Fe3O4
 * Tác dụng với Clo:
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 *Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.
2. Tác dụng với dung dịch axit:
 2HCl + Fe à FeCl2 + H2
3. Tác dụng với dung dịch muối 
 Fe + CuSO4 à FeSO4 +Cu
4.4.Tổng kết: Chiếu slide 14
So sánh tính chất hóa học của Al và Fe? Chiếu slide 15
Giống nhau : Đều có tính chất hóa học của kim loại và không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc , nguội
Khác nhau : Al phản ứng với dd kiềm còn Fe thì không
 Al tạo hợp chất có hóa trị III còn sắt tạo h

File đính kèm:

  • docKẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG.doc
  • xlsBANGTINH.xls