Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn thuyết minh - Năm học 2019-2020

– Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,

– Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm tô cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.

– Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.

– Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Chủ đề: Văn thuyết minh - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8
CHỦ ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH
THỜI GIAN ÔN TẬP: TỪ 3 – 15/2/2020
Đề 1: Thuyết minh về loài hoa yêu thích (hoa mai)
Mở bài
Giới thiệu khái quát về hoa mai + nhận xét chung về vai trò, ý nghĩa của hoa mai.
Thân bài
Nguồn gốc và phân bố
–    Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.
–   Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.
–   Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.
Những đặc điểm của hoa mai
–  Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,
–   Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm tô cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.
–   Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.
–  Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.
–  Hoa mai: năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.
Cách trồng, chăm sóc hoa mai
–  Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ.
–  Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng.
–  Tưới nước: tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập.
–  Để có một chậu mai thật đẹp, người trồng mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn.
Ý nghĩa và vai trò, vị trí của hoa mai
–  Mai là loài hoa mang đến bình an và may mắn, bởi vậy nó không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới.
–  Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết và đức tính kiên cường, mạnh mẽ của những người con đất Việt.
– Hoa mai trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo.
–  Được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông.
–  Hoa mai cũng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho những người trồng mai.
Kết bài
Khái quát về vai trò, ý nghĩa của hoa mai trong đời sống của người dân đất Việt và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 2: Thuyết minh về món ăn yêu thích (bánh chưng)
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về chiếc bánh chưng (một trong những loại bánh truyền thống, có từ lâu đời, không thể thiếu trong ngày Tết,...).
II. THÂN BÀI
Nguồn gốc:
Nguồn gốc chiếc bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
Nguồn gốc được ghi nhận và lưu truyền đến ngày nay qua những truyện tích như: sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”, “Truyện bánh chưng”,...
Đặc điểm:
Hình dáng bên ngoài:
Hình vuông
Màu xanh của lá
Có những đường lạt buộc đều
Nguyên liệu làm bánh:
 Lớp gói bên ngoài: lá dong rừng tươi, lạt giang (làm từ ống cây giang)
Vỏ bánh: gạo nếp (nếp hương, nếp cái hoa vàng,...),...
Nhân bánh: đỗ (đậu) xanh, thịt (thường là thịt lợn ba chỉ),...
Gia vị: muối, hạt tiêu,...
Cách sơ chế
Lá dong rửa sạch, cắt cuống, lau khô.
Thịt rửa sạch, thái lát vừa, ướp gia vị
Gạo nếp ngâm, vo sạch.
Đậu xanh ngăm, đãi sạch vỏ.
Quy trình làm bánh:
Cắt tỉa lá cho đều và đặt xen kẽ vào khuôn gỗ
Xúc gạo nếp đã vo sạch, ngâm kĩ vào giữa khuôn lá sau đó gạt đều ra theo hình vuông của khuôn.
 Rải đều đậu xanh lên lớp gạo nếp.
Để thịt lợn đã thái nhỏ vào giữa làm nhân bánh.
Gói lá bao bọc bánh lại và buộc lạt.
Luộc bánh trong 10- 12 giờ để bánh chín.
Cách nấu, bảo quản
Xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước, đun lửa từ 8 – 12 tiếng.
Lấy bánh ra, rửa vào nước sạch, lấy tấm ván đặt lên trên mặt bánh để bánh dẻo và lâu hỏng.
Yêu câu thành phẩm:
Bánh dẻo, thơm ngon, vị đặc trưng của bánh.
Ý nghĩa:
Là loại bánh truyền thống luôn có mặt trong ngày Tết của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, một phần của ẩm thực truyền thống.
Tượng trưng cho sự sinh sôi, nẩy nở trên mặt đất.
Tôn vinh giá trị của hạt gạo và cống hiến của nền nông nghiệp cho sự ấm no, giàu đẹp của dân tộc.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định cá nhân về chiếc bánh chưng (giá trị của bánh chưng, vai trò, tầm quan trọng, hương vị,...).
Liên hệ bản thân.
CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN
THỜI GIAN ÔN TẬP: TỪ 17 – 29/2/2020
Đề 1: Suy nghĩ về câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.
- Vì thế, nhà văn M.Go-rơ-ki khẳng định: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chi có kiến thức mới là con đường sống”.
- Nhận xét chung về ý nghĩa của câu nói; chuyển ý.
II. Thân bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu nói
1. Giải thích: (Đặt câu hỏi: Là gì?)
- “Sách” là gì? “Sách” là công cụ ghi chép, lưu giữ và lưu truyền những tri thức, hiểu biết của con người về thế giới khách quan. 
- “nguồn kiến thức” là gì? “nguồn kiến thức” là toàn bộ những dữ kiện, thông tin hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hoặc qua giáo dục. 
- “con đường sống” là gì? “con đường sống” theo M.Gorki là con đường đi đến thành công và sự thấu hiểu. Nó chính là con đường đưa con người đi đến thành công và hạnh phúc.
- Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. 
Như vậy, câu nói của M.Go-rơ-ki khuyên nhủ chúng ta yêu sách vì vai trò, tầm quan trọng của sách trong cuộc sống.
2. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)
a. Tại sao sách là con đường sống?
– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.
– Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.
– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. (dẫn chứng)
b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?
- Sách giúp con người có được tri thức như hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học; sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.
- Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. 
- Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch...
=> Sách đúng là người bạn, là nguồn kiến thức vô tận, là con đường đem lại hạnh phúc cho con người. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên “phải biết yêu sách, biết quý sách” vì “nó là nguồn kiến thức”. Người xưa đã nói: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách”. Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.
- Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.
- Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: “Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng” (Trung dung).
III. Kết bài
Tóm lại câu nói của M.Go-rơ-ki thật đúng đắn.
Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.
Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.
Liên hệ bản thân.
Đề 2: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo.
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn. Nhắc đến ta nghĩ ngay nhà vua Lí Công Uẩn và vị tướng Trần Hưng Đạo.
Nhận xét chung về hai vị lãnh đạo tài giỏi ấy; chuyển ý.
II. Thân bài
Hai áng văn này ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng có một nét chung là lòng yêu nước, thương dân và quan tâm đến vận mệnh của đất nước.
1. Chiếu dời đô
-Năm 1009 Lí Công Uẩn lên ngôi, năm 1010 ông viết Chiếu dời đô.
+Tầm nhìn của nhà vua cao xa, sáng suốt
-LCU quyết định dời đô từ Hoa Lư sang Đại La theo xu thế phát triển của lịch sử nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân làm cho vận nước lâu dài, phồn thịnh.
-Ông đã nhìn thấy triều đaị Đinh,Lê làm theo ý riêng, cố thủ ở Hoa Lư nên vận nước ngắn ngủi, trăm họ hao tốn muôn vật không thích nghi.Ông rất đau xót về việc đó không thể không dời đổi.
+ Nhà vua anh minh
-Nhìn thấy Đại La là thắng địa có đầy đủ ba yêu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.(dc)
-Dời đô là việc làm chính nghĩa vì dân vì nước.
-Qua Chiếu dời đô cho thấy LCU là vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước luôn chăm lo hạnh phúc cho muôn dân.
2. Hịch tướng sĩ
-Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh tổ quốc đang lâm nguy, bị quân Mông nguyên đe dọa.
-Hịch tướng sĩ là tiếng kèn thúc quân ra trận bảo vệ đất nước trong cơn nguy biến.
-TQT không thể cam chịu cảnh sứ giặc đi lai nghênh ngang( Dc)
 Không thể sống nhục mãi khi chứng kiến cảnh sứ giặc vơ vét bóc lột muôn dân.(DC)
-Đó là thảm họa nước mất nhà tan
+ TQT thể hiện ý chí quyết tâm
-Phải xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
-Phải chiến đấu để bêu đầu Hốt Tất Liệt, rửa thịt Vân Nam Vương.
+ TQT có tầm nhìn sáng suốt, cao xa
-Ông đã chỉ ra những hà nh động sai của các tướng sĩ và nêu ra hướng đi đúng.(DC)
-Tiếng nói của vị chủ soái là tiếng nói đầy sáng suốt..TQT thấy được sức mạnh của bộ phận xung kích vì chính họ là sức mạnh ý chí nguyện vọng của nhân dân.
-Nỗi lo, sự căm thù, nỗi vinh nhục của chủ tướng cũng là của nhân dân, của dân tộc.
-HTS thể hiện dáng đứng oai hùng của dân tộc Đại Việt đồng thời thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân vô cùng mãnh liệt của chủ tướng anh minh TQT.
3. Kết bài
- Tóm lại, Lí Công Uẩn và Trần Hưng Đạo là hai nhà lãnh đạo tài giỏi, anh minh (HS).
- Liên hệ bản thân.
Đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “ Học để hành, học với hành sẽ đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì học không trôi chảy”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em.
I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
-Từ xưa nay mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được mọi người quan tâm bàn luận.
 - Học và hành có tầm quan trọng ngang nhau. Bàn về vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “ Họcchảy”
-Câu chuyển ý
II. Thân bài
1. Giải thích 
a. Học là gi?
- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,.
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,.
- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
c. Mối quan hệ giữa học và hành
* Tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian
- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao
* Vì sao học mà không hành thì học vô ích?
- Mục đích của việc học là để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu câu của xã hội.
- Vì vậy, học mà không hành thì khi ấy việc học trở nên vô ích, mất thời gian, công sức.
* Vì sao hành mà không học thì hành không trôi chảy?
- Nếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì công việc sẽ chậm, có khi gây ra hỏng việc.
- Trong thời đại khoa học phát triền nhanh chóng như hiện nay nêu không học ta sẽ không đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Những công việc phức tạp phải được đào tạo chính quy và phải học tập không ngừng thì mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.(DC: Bác sĩ, kỹ sư, giáo viên)
- Những công việc đơn giản,không cần trí tuệ, không cần đến việc học chỉ thích hợp với lao động chân tay( DC: phụ hồ, công nhân)
2. Lợi ích của “học đi đôi với hành”
- Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
- Học sẽ không bị nhàm chán
3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Nêu ý kiến của em về “học đi đôi với hành”
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Khẳng định: học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
III. Kết bài: Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_om_tap_mon_ngu_van_lop_8_chu_de_van_thuyet_minh_nam.docx