Tài liệu ôn tập giữa học kì I môn GDCD Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.
Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, hình sự, tố tụng, quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
ất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. 11.“ Uỷ ban Nhân dân Phường phạt ông B vì đã xây dựng nhà trái phép” là việc làm thuộc hình thức thực hiện PL là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 12.Hành vi nào là vi phạm hình sự A. Thường xuyên nghỉ việc không lí do. B. Không thanh toán hợp đồng khi đến hạn C. Kinh doanh 1 số hàng hóa không rõ nguồn gốc D. Buôn lậu hàng hóa số lượng lớn (100 triệu ). 13. Nhu cầu mua xe đạp điện của người dân rất cao. Thấy vậy, Trung mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện. Điều này thể hiện hình thức nào của thực hiện pháp luật A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 14. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính D. kỉ luật. 15. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu? A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3 . B. Dưới 50 cm3 . C. 90 cm3 . D. Trên 90 cm3 . 16. Khi thuê cửa hàng của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. 18.Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm : A.Phạt tiền người vi phạm. . B.Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác. C.Lập lại trật tự xã hội. D.Ngăn chặn người vi phạm pháp luật. 20. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 21.Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. 22. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là: A.Từ đủ 14 tuổi trở lên. B.Từ đủ 16 tuổi trở lên. C.Từ 18 tuổi trở lên. D.Từ đủ 18 tuổi trở lên. 23. “ Người kinh doanh không đóng thuế” là việc làm thuộc hình thức thực hiện PL a. không sử dụng pháp luật b. không tuân thủ pháp luật c. không thi hành pháp luật d. không áp dụng pháp luật 24. Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã a. không sử dụng pháp luật. b. không tuân thủ pháp luật. c. không thi hành pháp luật. d. không áp dụng pháp luật. 25 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã a. sử dụng pháp luật b. tuân thủ pháp luật c. thi hành pháp luật d. áp dụng pháp luật 26 Sử dụng PL là A. Thực hiện quyền B. Thực hiện nghĩa vụ C. Không thực hiện điều cấm D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ 27 Thi hành pháp luật là A. Thực hiện quyền B. Thực hiện nghĩa vụ C. Không thực hiện điều cấm D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ 28- Tuân thủ pháp luật là A. Thực hiện quyền B. Thực hiện nghĩa vụ C. Không thực hiện điều cấm D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ 29. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường. B. Tự ý nghỉ việc. C. Vay tiền dây dưa không trả. D. Xây nhà trái phép. 30. Bà L buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, hành vi của bà Lan đã vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỷ luật. 31. Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỷ luật. 32. Anh Sơn không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó anh Sơn đã có hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỷ luật. 33. Tự ý đưa hình ảnh của người khác lên facebook là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỷ luật. 34 “ Những hành vi vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do luật hành chính và luật lao động bảo vệ” là A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. d. vi phạm hình sự. 35.Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ? A. Hành chính B. Dân sự C. Kỉ luật D. Hình sự 36.Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài? A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỷ luật 37. Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là A. hành chính. B. hình sự. C. hành chính và dân sự. D. hình sự và dân sự. 38.Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn ñến hậu quả người đó chết, thì A. vi phạm pháp luật dân sự B. phải chịu trách nhiệm hình sự C. vi phạm pháp luật hành chính D. Bị xử phạt hành chính 39.Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là: A.Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qđịnh của P.luật ,có nhận thức và điều khiển hành vi của mình B.Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức C.Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện D.Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của P. luật 40. “ Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm theo qui định của PL” là A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính d. vi phạm hình sự. 41.Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý ? A.Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già B.Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế C.Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự D.Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn 42.Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra? a. Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên b. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên c. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên d. Cá nhân từ đủ 20 tuổi trở lên 43.Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? a. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi c. Người từ đủ 18 tuổi trở lên b .Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi d. Người dưới 18 tuổi 44. Do Bác bảo vệ quên không khoá cổng nên trường tiểu học X bị mất hai máy vi tính của phòng hội đồng. Bác bảo vệ phảỉ chịu trách nhiệm gì? A. Bồi thường và chịu trách nhiệm hành chính. B. Bồi thường và chịu trách nhiệm kỉ luật. C. Chỉ chịu trách nhiệm hành chính. D. Chỉ chịu trách nhiệm kỉ luật. 45. Minh đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào chị Hương. Hậu quả là chị Hương bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 33%; xe máy của chị Hương bị hư hỏng nặng. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí Minh phải chịu là A. Bồi thường và chịu trách nhiệm hình sự. B. Bồi thường và chịu trách nhiệm dân sự. C. Bồi thường và chịu trách nhiệm kỉ luật. D. Bồi thường và chịu trách nhiệm hành chính. 46.“ Những hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước” là A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. d. vi phạm hình sự. 47. “ Những hành vi vi phạm PL, xâm phạm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân” là A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. d. vi phạm hình sự. 48. Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường là hành vi vi phạm pháp luật thuộc dạng nào dưới đây? A. Hành động. B. Không hành động. C. Được phép làm. D. Áp dụng pháp luật. 49. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ A. chính trị. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Xã hội. 50. Cảnh sát giao thông xử phạt người chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A.Thi hành pháp luật. B.Sử dụng pháp luật . C.Tuân thủ pháp luật. D.Áp dụng pháp luật. 51. Vi phạm hình sự là hành vi A. rất nguy hiểm cho xã hội. B. nguy hiểm cho xã hội. C. tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. 52. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. lao động, công vụ nhà nước. B. kinh tế tài chính. C. tài sản và hợp đồng. D. công dân và xã hội. 53. Hành vi nào sau đây là thể hiện việc áp dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức có thẩm quyền làm chấm dứt quyền và nghía vụ của cá nhân, tổ chức. B. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những điều mà pháp luật cho phép làm. C. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những điều pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. 54. Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. 55. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ A. 14 tuổi trở lên. B. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. C. 16 tuổi đến 18 tuổi. D. 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. 56. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. 57. Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại . Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Chị A và chị B. B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B. C. Chị N, chị A và chị B. D. Chị A, chị B và chồng chị N. 58. Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh K và anh M. B. Ông H, ông B, anh K và anh M. C. Ông H và ông B. D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M. 59. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B. C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T. Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật: 1 tiết I. Trọng tâm kiến thức cần nắm Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Trách nhiệm của nhà nước? a. Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ * Khái niệm Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. * Được hiểu là: Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kỳ công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ như: + Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị khác.... + Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế... Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội . Lưu ý: trong cùng một điều kiện như nhau, công dân hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ đến đâu còn phụ thuộc nhiều vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. b. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí c. Trách nhiệm của nhà nước Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của xã hội. Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. Câu 7: Xử lí tình huống bài tập số 4 SGK trang 31 Gợi ý : - Thắc mắc của gia đình N là sai. - Vì N và A không cùng độ tuổi. Hơn nữa, A không phải là người chủ động thực hiện mà chỉ theo sự lôi kéo của N nên mới cùng nhau bàn kế đi cướp. Việc xử lí người chưa thành niên (từ 14 tuôi đến dưới 18 tuổi ) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người công dân có ích cho xã hội. II. Câu hỏi, bài tập minh họa A. Tự luận: 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là như thế nào? 2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như thế nào? 3. Thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? B. Trắc nghiệm: Học sinh đọc kỹ đề bài và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : 1.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là: A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào đều bị xử lí như nhau B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không bị xử lí 2 Nhận định “Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân” nào sau đây là chưa đúng A. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ giống nhau B. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ mà không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo ... C. Mọi công dân được hưởng quyền khi có đủ điền kiện theo qui định PL D. Mọi công dân bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ 4 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của PL. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều có quyền như nhau. 5. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị. 6. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động. 7. Theo quy định của pháp luật nước ta : Nam công dân từ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, điều này thể hiện nội dung : A. Bình đẳng về nghĩa vụ của công dân. B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. Bình đẳng về hưởng quyền của công dân. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. 8. Việc quy định mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp luật. 9. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. 10. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không. B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không. C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty. D. A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên do ở vùng sâu, vùng xa. 11. Những đối tượng nào sau đây phải có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân. C. Chính quyền và công dân. D. Chính quyền và xã hội. Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội: 3 tiết I. Trọng tâm kiến thức cần nắm 1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay ? a. Khái niệm Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình đẳng giữa vợ và chồng: Nội dung bình đẳng quan hệ giữa vợ và chồng được thể trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản : - Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. - Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật: có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, hoạc được cho, biếu, tặng trong thời kỳ hôn nhân. Lưu ý: việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ và chồng không mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng. Vì như vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng trong quan hệ tài sản. Ý nghĩa: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay: - Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của gia đình, phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng. - Khắc phục tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ - Tạo điều kiện cho người phụ nữ có điều kiện đóng góp và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Bình đẳng giữa cha mẹ và con Cha mẹ ( kể cả bố dượng và mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con; cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; c
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_gdcd_lop_12_nam_hoc_2020_2.doc