Tài liệu ôn tập học kì I môn GDCD Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

1.Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của

A. giai cấp cầm quyền B. nhân dân

C. các quy phạm đạo đức D. mọi tầng lớp nhân dân

2.Pháp luật nước ta mang bản chất xã hội vì :

A. pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự tiến bộ của xã hội.

B. pháp luật do quốc hội ban hành vì sự tiến bộ của xã hội.

C. pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành vì sự tiến bộ của xã hội.

D. pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự tiến bộ của xã hội.

3.Nôi dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp, nếu trái với Hiến pháp thì bị bãi bỏ. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật ?

A. Pháp luật mang tính quyền lực B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

C. Pháp luật mang tính bắt buộc chung D. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

4: "Một nhóm các quy phạm pháp luật có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ứng" đó là

A. Chế định luật B. Quy phạm pháp luật C. Ngành luật D. Điều luật

5. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính xã hội.

C. tính giai cấp. D. tính truyền thống.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập học kì I môn GDCD Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
uyền và xã hội.
Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội: 3 tiết
I. Trọng tâm kiến thức cần nắm
1. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay ?
a. Khái niệm Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
Bình đẳng giữa vợ và chồng:
 Nội dung bình đẳng quan hệ giữa vợ và chồng được thể trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản :
- Trong quan hệ nhân thân:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Trong quan hệ tài sản:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. 
Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.
Vợ chồng có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật: có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, hoạc được cho, biếu, tặng trong thời kỳ hôn nhân.
Lưu ý: việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ và chồng không mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng. Vì như vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng trong quan hệ tài sản.
Ý nghĩa: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay:
 - Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của gia đình, phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng.
- Khắc phục tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ - Tạo điều kiện cho người phụ nữ có điều kiện đóng góp và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
Bình đẳng giữa cha mẹ và con
 ­ Cha mẹ ( kể cả bố dượng và mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con; cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất và tinh thần
 ­ Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con (con trai - con gái, con đẻ - con nuôi) , không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 
­ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Bình đẳng giữa ông bà và cháu
 Thể hiện mối quan hệ hai chiều: Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
Bình đẳng giữa anh, chị, em
 Dựa trên cơ sở: mọi người có quyền, nghĩa vụ ngang nhau với tư cách là các thành viên trong gia đình.
 Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
2. Thế nào là bình đẳng trong lao động? Nội dung bình đẳng trong lao động?
a. Khái niệm Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động
Độ tuổi: 
- Từ đủ 15 tuổi có thể ký kết hợp đồng lao động.
- Từ đủ 18 tuổi có thể thuê mướn, sử dụng lao động.
- Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (ví dụ bố mẹ với con) của người lao động.
- Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
Gồm 3 nội dung cơ bản:
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
Cụ thể:
 * Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
- Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm thu được lợi nhuận cho mình, gia đình và mang lại lợi ích cho xã hội.
 ­ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
 ­ Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. không bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
*Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua hợp đồng lao động 
Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cso trả công, điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động.
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
 Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đảng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Tuy nhiên, lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động.
+ Pháp luật có quy định cụ thể đối với LĐ nữ : LĐ nữ có quyền hưởng chế độ thai sản ; Người sử dụng LĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với LĐ nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản , nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, đồng thời không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Vì sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ? Thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động ?
- Tại vì : Sau khi kí kết hợp đồng lao động, quyền lao động của công dân trở thành thực tế và mỗi bên có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
- Việc thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao động sẽ đem lại những lợi ích sau :
+ Về phía người lao động : Được đảm bảo quyền, lợi ích như hợp đồng đã ký kết, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình
+ Về phía người sử dụng lao động : Yên tâm về nhân sự của mình
3. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
a. Bình đẳng trong kinh doanh:
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh
­ Mọi công dân không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
­ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
­ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 
­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
B. Trắc nghiệm:
1.Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được biểu hiện ở nội dung nào 
A. Chỉ có chồng mới có quyền quyết định số con và thời gian sinh con
B. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
C. Công việc chủ yếu của vợ là nội trợ và chăm sóc con
D. Những công khó nhọc do chồng đảm trách 
2.Cha mẹ không có quyền nào đối với các con 
A. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con B. Quyết định việc kết hôn của con
C. Tạo mọi điều kiện để con phát triển D. Bảo vệ quyền lợ ích hợp pháp của con 
3.“Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú” thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong
 A. Quan hệ tài sản B. Quan hệ huyết thống. C. Quan hệ xã hội D. Quan hệ nhân thân
4.“Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung” thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A. Quan hệ tài sản B. Quan hệ huyết thống	C. Quan hệ xã hội 	D. Quan hệ nhân thân
5.Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về độ tuổi, tiêu chuẩn” thể hiện :
 A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động	B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
 C. Bình đẳng trong thực hiện khả năng lao động	D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng 
6. “ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau” thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A. Quan hệ tài sản B.Quan hệ huyết thống C. Quan hệ xã hội	D. Quan hệ nhân thân
7. “ Thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động” thể hiện bình đẳng của CD trong
A. Thực hiện quyền lao động	B. Lao động nam và lao động nữ
C. Khả năng lao động	D. Giao kết hợp đồng
 8.“ Anh An tốt nghiệp bằng giỏi, lại có tay nghề thành thạo nên được phân công giữ vị trí cao trong công ty ”, điều này thể hiện bình đẳng của CD trong 
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ D. Bất bình đẳng trong sử dụng lao động
9. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn 
A. việc làm theo sở thích của mình. 
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. 
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. 
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. 
10.Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là 
A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng. 
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. 
C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 
D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. 
11. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? 
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. 
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước. 
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. 
12.Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? 
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. 
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. 
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. 
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. 
13.Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng 
A. trong tuyển dụng lao động. 	B. trong giao kết hợp đồng lao động. 
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. 	D. thực hiện quyền lao động. 
14. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ 
A. nhân thân. 	B. tài sản chung. 	C. tài sản riêng. 	D. tình cảm. 
15.Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? 
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. 	B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. 
C. Tích cực, chủ động, tự quyết. 	D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm . 
16.Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân 
A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. 
B. đều có quyền thành lập doanh nghiệp. 
C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh. 
 D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. 
17. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?
A. Tài sản và sở hữu.	B. Nhân thân và tài sản. C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động.
18. Hành vi nào sau đây vi phạm nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và tôn trọng ý kiến của con.
B. Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con ruột và con nuôi.
C. Cha mẹ chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về mọi mặt.
D. Cha mẹ không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
19. Trong trường hợp không còn cha mẹ thì bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện như thế nào? 
A. Anh chị cả có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
B. Các em được ưu tiên hoàn toàn trong thừa kế tài sản.
C. Chỉ có anh cả mới có nghĩa vụ chăm sóc các em.
D. Anh chị em có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
20. Việc giao kết hợp đồng lao động được tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
B. Tự do, dân chủ, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Tự do, tự nguyện, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do, chủ động, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
21. Muốn kí hợp đồng lao động thì người lao động ít nhất phải đủ 
A. 15 tuổi	B. 18 tuổi	C. 16 tuổi	D. 14 tuổi
23.- “ Tự do sử dụng sức lao động trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm” thể hiện bình đẳng của công dân trong
 A. Thực hiện quyền lao động	 	B. Vấn đề lao động nam và lao động nữ
 C. Khả năng lao động	D. Giao kết hợp đồng lao động.
24.- “ Phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng" thể hiện bình đẳng của công dân trong
 A. Thực hiện quyền lao động	 	B. Vấn đề lao động nam và lao động nữ
 C. Khả năng lao động	D. Giao kết hợp đồng lao động.
25.“ Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về độ tuổi, tiêu chuẩn” thể hiện bình đẳng của công dân trong
 A. Thực hiện quyền lao động	 	B. Vấn đề lao động nam và lao động nữ
 C. Khả năng lao động	D. Giao kết hợp đồng lao động.
26.Nghĩa vụ quan trọng và cần phải thực hiện nghiêm chỉnh của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh là:	
A. Nộp thuế. 	B. Thực hiện phòng cháy, chữa cháy 
C. Bảo vệ người tiêu dùng. 	D. Bảo vệ môi trường
27.Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền
A.bình đẳng trong lao động	B.bình đẳng trong kinh doanh
C.bình đẳng trong sản xuất	D.bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội
28. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. 
Câu 29. Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Trong lao động.	B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong thực hiện quyền lao động.	D. Trong nhận tiền lương.
Câu 30. Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc coog ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
Câu 31. Anh M là chồng chị L không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng làm việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Anh M còn đầu tư mua cổ phiếu từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị L. Hành vi và việc làm của anh M là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình. B. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
C. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình.	D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Câu 32. Giám đốc Công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị H trong thời gian chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.	B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.
D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
33. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình trong hôn nhân và gia đình? 
A. Anh M, bà B và bà C. 	B. Anh M và bà B. 
C. Anh M và bà C. 	D. Vợ chồng chị X và bà B. 
34. Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? 
 A. Anh H và chị B. B. Anh H, chị P, chị B và anh T. 
 C. Anh H, chị B và chị P. D. Anh H, anh A và chị P. 
35. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh.	B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. miễn giảm thuế.	D. tăng thu nhập.
36. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư là
A. kinh doanh.	B. lao động.	C. sản xuất.	D. buôn bán.
37. Trường hợp nào được xác định là tài sản chung?
A. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
B. Tài sản được thừa kế riêng; tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân.
C. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn.
D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
38. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha m

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_hoc_ki_i_mon_gdcd_lop_12_nam_hoc_2020_2021_t.doc
Bài giảng liên quan