Tài liệu tập huấn Hướng dẫn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong Trường Tiểu học, Trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Tên chủ đề

 Căn cứ vào nội dung KT và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn( trên cơ sở hướng dẫn của TT 01/2017).

Nội dung trong CT các môn học được tích hợp trong chủ đề

- Trình bày về nội dung KT thuộc CT các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối CT hiện hành và thời điểm dạy học theo CT hiện hành;

- Phương án/KH dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung KT được dạy học theo chủ đề đã xây dựng;

2. Nội dung trong CT các môn học được tích hợp trong chủ đề

- Trình bày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng, thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với CT dạy học các môn học liên quan;

- Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua đó HS học được nội dung KT liên môn và các KN tương ứng đã được tách ra từ CT các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn;

- Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan/HĐGD đối với việc hình thành KT-KN-TĐ và phát triển NL, PC của HS

 

doc56 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn Hướng dẫn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong Trường Tiểu học, Trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
quan sát bảng chiếu: mơ ước của anh chiến sĩ và hình ảnh của hiện tại.
-GV chiếu hình ảnh và mở rộng cho hs
-HS nối tiếp nhau trình bày tìm hiểu của nhóm, cá nhân trước lớp
-GV chiếu hình ảnh
-GV chốt
-HS phát biểu cảm nghĩ của mình
-GV chốt ý
- 1 HS nêu nội dung
- GV ghi bảng
- 1 HS nhắc lại ND bài học 
* PP luyện tập, thực hành
- GV hd giọng đọc toàn bài, Cả lớp theo dõi để xác định giọng đọc
-GV chú ý cách đọc nhấn giọng và ngắt giọng câu văn trong đoạn 2
-HS luyện đọc lại đoạn 2 (nhóm 2)
-HS giỏi đọc toàn bài
* PP thuyết trình
-GV: Giới thiệu hình ảnh bộ đội Việt Nam 
-GV hỏi , HS trả lời
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe 
* Rót kinh nghiÖm sau tiÕt d¹y: 
.
Giáo án: Môn Ngữ văn lớp 9
Giáo viên: Trịnh Ngọc Ánh
Tiết 47
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức	
	- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
	- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
	- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
	- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
	- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo của bài thơ.
3. Thái độ, tình cảm: tình yêu quê hương, đất nước, con người.
4. Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: lòng cảm phục những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
	- Soạn giáo án, đọc kĩ tài liệu liên quan đến bài học.
	- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu Projector, phiếu bài tập, bảng biểu, tranh ảnh,...
2. Học sinh:
	- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	- Sưu tầm tư liệu về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm của ông, sưu tầm những bài thơ, bài hát về người lính lái xe.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (1’)
- Kiểm tra phần soạn bài của học sinh
3. Bài mới (42’)
	* Vào bài (2’)
- GV cùng học sinh xem một đoạn phim.
- GV thuyết minh và gợi dẫn, tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh. 
Các em vừa được sống trong những giây phút hào hùng trên con đường Trường Sơn lịch sử - con đường của biết bao gian lao và biết bao kì tích. Góp phần làm nên huyền thoại của Trường Sơn không chỉ là những công binh, nữ thanh niên xung phong, mà còn là người lính lái xe không kính. Có thể nói, hình ảnh đoàn xe không kính băng băng trên trận tuyến là hình ảnh thần thoại của thế kỉ XX. Và hình ảnh chiếc xe không kính ấy càng trở nên sinh độc đáo, sinh động hơn trong những vần thơ sôi nổi, trẻ trung của Phạm Tiến Duật. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông để thêm hiểu hơn về cội nguồn làm nên những kì tích của Trường Sơn, cũng như của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (7’): Hướng dẫn Đọc –tìm hiểu chung
- Tổ chức: Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
- GV nhấn mạnh về phong cách sáng tác.
- GV bổ sung thêm:
	Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn".
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết về tác giả 
+ Nhóm 2: Trình bày tìm hiểu chung về tác phẩm
- Có thể trình bày bằng Power point hoặc clip, hoặc sơ đồ tư duy.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến cống Mĩ qua hình tượng người lính và những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên tinh nghịch mà sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông được phổ thành nhạc.
- Một số tập thơ lớn:
· Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
· Ở hai đầu núi (thơ, 1981) 
· Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983) 
· Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) 
· Nhóm lửa (thơ, 1996) 
· Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997) 
· Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)
Chuyển:
Trong đó tác phẩm mang đậm cá tính sáng tạo của Phạm Tiến Duật là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Gv nhấn mạnh vào hoàn cảnh sáng tác và tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
à GV bổ sung: Đó cũng là thời kì thế hệ trẻ Việt Nam sôi nổi, đầy nhiệt huyết: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai. Bài thơ cũng chính là những trải nghiệm của tác giả nơi tuyến đường máu lửa Trường Sơn.
Hs trả lời cá nhân
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập Vầng trăng quầng lửa của tác giả.
- Hoàn cảnh: bài thơ viết năm 1969, đó là năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt và Phạm Tiến Duật đang tham gia hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
GV hướng dẫn đọc: Cần đọc đúng giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ: lời thơ gần với lời nói thường, lời đối thoại, với giọng rất tự nhiên, có vẻ ngang tàng, sôi nổi.
GV chú ý giải thích một số từ ngữ khó (Bếp Hoàng Cầm, gió vào xoa mắt đắng)
2 hs đọc
Hs đọc chú thích và nêu ý hiểu của cá nhân
? GV nhấn mạnh về ý nghĩa nhan đề dựa trên phần học sinh đã trình bày.
Chiếu lời tâm sự của Phạm Tiến Duật.
b. Thể thơ: tự do
c. Nhan đề: Dài, lạ và ấn tượng
+ Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn của của tác giả.
+ Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà muốn nói tới chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên trên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. 
	Tôi phải thêm “Bài thơ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. (Phạm Tiến Duật) 
d. Bố cục và mạch cảm xúc: bài thơ gồm 7 khổ, cảm xúc liền mạch
Hoạt động 2 (30’): Hướng dẫn Đọc –hiểu văn bản	
Dẫn: 
	Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu được đưa vào trong thơ thì thường được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Ví dụ: chiếc xe tam mã trong thơ Pu-skin, con tàu trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, đoàn thuyền trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
? Hình ảnh chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật có gì độc đáo? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để miêu tả nó?
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
? Đưa hình ảnh một chiếc xe thô ráp như vậy vào trong thơ, theo em, Phạm Tiến Duật muốn gửi gắm điều gì?
- Hs trả lời cá nhân
- Hs trao đổi cặp trả lời, (thời gian: 2p)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh xe không kính
- Hình ảnh chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
	 Nguyên nhân vỡ kính rất thực, lại được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, tưng tửng, một chút lí sự ngang tàng của người lính khiến hình ảnh chiếc xe càng trở nên sống động và chân thực hơn.
	 Không những vậy, bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, tưởng như bị hủy diệt, không thể hoạt động được nữa: Không có kính rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước
- Nhưng kì diệu thay, những chiếc xe ấy vẫn lao vào làn mưa bom lửa đạn, vẫn băng băng trên tuyến đường Trường Sơn với tốc độ thần kì. Bởi chiếc xe ấy ko chỉ chạy bằng nhiên liệu thông thường, nó còn chạy bằng ý chí, bằng sự quyết tâm cao độ và bằng lí tưởng cao đẹp của người lính. 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Ý nghĩa: 
+ Hình ảnh này vừa nói lên được cái ác liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính trong những năm tháng ác liệt tại chiến trường Trường Sơn. Hình tượng những chiếc xe không kính đã góp phần khắc hoạ một tư thế, chân dung của một dân tộc anh hùng.
+ Hình ảnh chiếc xe ko kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng đưa nguyên những chiếc xe “xù xì, thô ráp” như vậy vào thơ mà không cần đại tu, tân trang cho đẹp, cho mới thì phải là người có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, yêu thích cái lạ như của Phạm Tiến Duật mới nhận ra và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
à Hình tượng độc đáo trong thơ ca kháng chiến.
Chuyển: Như vậy, thiếu đi những điều kiện vật chất lại như lửa để làm sáng ngời lên chất vàng mười trong tâm hồn người lính cũng như sức mạnh tinh thần lớn lao của họ - những người làm nên huyền thoại Trường Sơn một thời.
Tổ chức: Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm tự nhận bộ câu hỏi trong hộp bí mật, tương ứng với các vấn đề sau:
- Tư thế
- Thái độ
- Tâm hồn
- Tình đồng đội
- Ý chí giải phòng miền Nam
Thời gian thảo luận: 10p
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
2. Hình ảnh người lính lái xe
	Người lính trong bài thơ hiện ra sống động qua những ấn tượng, cảm giác cụ thể khi làm nhiệm vụ lái xe không kính.
a. Tư thế hiên ngang
- Tư thế ngồi thoải mái, ung dung, đường hoàng: 
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
	Thủ pháp đảo ngữ nhấn mạnh tư thế thoải mái, chủ động, bình tĩnh của người lính lái xe. 
- Tầm nhìn phóng khoáng, rộng mở
	Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
	Câu thơ có nhịp khảng khái 2/2/2, động từ “nhìn” (3 lần) cùng không gian rộng mở: đất – trời – thẳng vừa thể hiện được cái nhìn phóng khoáng vừa thể hiện được sự tập trung cao độ và kiên định của người lính lái xe. Các anh “nhìn đất” để cua, để ngoặt, để tránh những hố bom còn cay mùi khét; các anh “nhìn trời” để cảnh giác hay là thách thức lũ giặc trên bầu trời và đặc biệt là cái “nhìn thẳng” đầy bản lĩnh, đầy chất lính. Đó là cái nhìn ngay thẳng, bất khuất, kiên trung. Cái nhìn của một đấng trượng phu: đầu đội trời, chân đạp đất.
à Tư thế hiên ngang của một dân tộc anh hùng.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại những ý chính và khắc sâu thêm những nội dung tích hợp.
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: 
Liên hệ thực tế (phim tư liệu):
Con đường Trường Sơn 
Bom đạn kẻ thù
Bếp Hoàng Cầm
(Kiểu bếp dã chiến của bộ đội do anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm sáng chế ra, thực, thực hiện yêu cầu tối mật của cách mạng: oangHÔHaHoang
	Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng.)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
b. Thái độ
- Lái xe không kính, người lính phải đối mặt với biết bao khó khăn, nguy hiểm: Bản thân chiếc xe mất hết hệ số an toàn (không kính, không đèn, không có mui xe, thùng xe xước). Xe không kính khiến các anh phải chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, môi trường (Gió vào xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng như người già, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời). Phép liệt kê và một loạt những động từ mạnh như “phun”, “tuôn”, “xối” đã cực tả sự gian nan khôn cùng của những người lính. 
à Những chi tiết chân thực, sống động.
- Thái độ của người lính: 
+ Nhìn trực diện vào những khó khăn, không hề né tránh, họ chấp nhận khó khăn như một điều tất yếu.
+ Bất chấp, thách thức với khó khăn: điệp ngữ: ừ thì, chưa cần, điệp cấu trúc: “không có... ừ thì... chưa cần”, chi tiết đặc sắc “phì phèo châm điếu thuốc”, “lái trăm cây số nữa” và giọng điệu thơ ngang tàng.
à Người lính lái xe kiên cường, dũng cảm.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại những ý chính và khắc sâu thêm những nội dung tích hợp.
- GV bình mở rộng: Có lẽ vì vậy, sau này khi bị vết thương xoàng đi bệnh viện, người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật có cảm giác nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ núi, nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. Có thể nói thiên nhiên như hòa nhịp cùng bước đường ra trận của con người.
Những hình ảnh “con đường, sao trời, cánh chim” vừa thực, vừa thơ, là cái thi vị nảy sinh trên con đường bom rơi đạn lửa.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
c. Tâm hồn
- Trẻ trung sôi nổi: 
+ Lái xe không kính đối với người lính còn là một cái thú vì họ được trải nghiệm với tốc độ cao, với những điều mạo hiểm. 
Họ rất ưa thích cảm giác mạnh. Nhịp thơ nhanh như xe lao vun vút. Những từ như: nhìn thấy (2 lần), thấy (2 lần), chạy thẳng vào tim, đột ngột đã diễn tả sống động cảm giác nhanh, mạnh và bất ngờ khiến người đọc cũng có cảm giác như đang ngồi lái chiếc xe không kính. Những cảm giác trên thực sự là một cái thú đối với tuổi trẻ ưa hoạt động và thích chinh phục những khó khăn thử thách.
+ Tếu táo, vui tính:
Một chút lí sự vui vui, tếu táo rất lính lái xe: Không cókhông phảikhông có. Một chút tưng tửng qua giọng thơ tưng tửng: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Và nụ cười của họ mới sảng khoái, thoải mái vô tư làm sao: Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Yêu thiên nhiên
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Qua khung cửa không có kính, người lính có thể cảm nhận được tất cả những cảnh vật của Trường Sơn. Tâm hồn các anh mở rộng để hòa hợp với thiên nhiên. Những từ sa, ùa như reo lên cái cảm giác thích thú, sảng khoái của những người lính trẻ. Đoạn thơ có niềm vui phơi phới và niềm yêu đời thiết tha.
- Lạc quan, yêu đời:
 Lại đi, lại đi, trời xanh thêm
Nhịp thơ ngắt như nhịp bước hành quân đều đặn, can trường và mạnh mẽ. Ở đó có niềm vui ra trận đường ra trận mùa này đẹp lắm và có cả niềm tin phơi phới vào tương lai tươi sáng (hình ảnh ẩn dụ trời xanh thêm) cho ta thấy điều đó.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại những ý chính và khắc sâu thêm những nội dung tích hợp. Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
- GV hỏi thêm:
? Cái bắt tay của người lính trong bài thơ gợi em nhớ tới cái bắt tay nào trong các tác phẩm đã học? Có gì giống và khác nhau giữa những cái bắt tay ấy?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
d. Tình đồng đội chân thành, thắm thiết
- Những chiếc xe từ trong bom rơi Câu thơ trùng xuống như một niềm an ủi chân thành. Từ trong bom rơi, đạn nổ, tiểu đội xe không kính đã gắn bó, chia sẻ với nhau mọi khó khăn gian khổ của cuộc chiến. 
- Con đường giải phóng miền Nam là con đường chính nghĩa, vì vậy, người lính càng đi càng có thêm nhiều bè bạn. Niềm vui được kết tình đồng đội nở bung ra suốt dặm đường chiến đấu: Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới...
- Những chiếc xe không kính hoá ra lại rất tiện lợi để các anh bày tỏ tình đồng chí, đồng đội thân thiết.
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi 
Người lính bắt tay nhau qua khung cửa kính vỡ mà không cần phải ra khỏi xe, thật thoải mái, vô tư. Câu thơ vừa gợi không khí khẩn trương của những cuộc hành quân vội vã, những cuộc gặp mặt ngắn ngủi. Song cái bắt tay ấy thật giàu ý nghĩa, bởi qua nó người lính trao cho nhau hơi ấm đồng đội, truyền cho nhau niềm tin và sức mạnh chiến thắng. (So sánh cái nắm tay trong bài thơ Đồng chí)
- Đời người lính là đi, nhất là lính lái xe, nhưng trong những lúc dừng chân ngắn ngủi ta càng thấy rõ sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội. Chỉ là “bếp Hoàng Cầm”, bữa cơm hội ngộ thân mật, tình đồng chí cũng như tình anh em ruột thịt “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Cách định nghĩa về tình đồng đội thật mộc mạc, hóm hỉnh mà cũng thật sâu nặng, thiêng liêng.
- Những giây phút sinh hoạt nghỉ ngơi ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ đều gian khó: Võng mắc chông chênh đường xe chạy. Song chông chênh gì thì chông chênh nhưng khí phách, nghị lực, ý chí chiến đấu luôn kiên định. Tình đồng đội đã tiếp sức cho họ để tâm hồn họ phơi phới niềm lạc quan vào tương lai Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại những ý chính và khắc sâu thêm những nội dung tích hợp.
- GV đặt tình huống:
? Có ý kiến cho rằng, hình ảnh trái tim là nhãn tự của bài thơ? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:
à Hình ảnh trái tim đã trở thành biểu tượng của lí tưởng, khát vọng, của lòng yêu nước, góp phần tạo nên chất sử thi hào hùng trong những bài ca cách mạng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
e. Ý chí giải phóng miền Nam
- Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập, bất ngờ mà sâu sắc. Đối lập giữa cái không và cái có; giữa vẻ bên ngoài và bên trong chiếc xe; đối lập giữa sự thiếu thốn vật chất và sự giàu có tinh thần của người lính lái xe:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Những cái “không có” được liệt kê liên tiếp: “không kính”, “không đèn”, “không mui”, thùng xe xây xước, biến dạng; điệp ngữ “không” láy đi láy lại nhấn mạnh sự tàn khốc của chiến tranh và sức hủy diệt ghê gớm của nó, chiếc xe bị biến dạng, tàn tạ tưởng như không thể đi được nữa. Sự thiếu thốn vật chất được đẩy lên cùng cực.
à Thể hiện sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh. 
- Nhưng chỉ cần một “cái có” cũng đủ làm nên sự cân bằng:
	Chỉ cần trong xe có một trái tim
Kì diệu thay, những chiếc xe đầy thương tích ấy vẫn băng ra chiến trường, không một khó khăn, một thế lực bạo tàn nào có thể cản trở bước đi của nó. Tác giả có sự lí giải bất ngờ mà chí lí. Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim người chiến sĩ thì chiếc xe vẫn tới đích. Hình ảnh “trái tim” là điểm sáng của bài thơ, nó là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe, lòng yêu nước nhiệt thành và ý chí giải phóng miền Nam rực cháy của các anh. Trái tim khiến chiếc xe trở thành cơ thể sống, thống nhất với người lái xe không gì tàn phá, ngăn trở được. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng, kiên định lý tưởng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hai chữ “trái tim” khép lại bài thơ cũng là mở ra cho người đọc thấy toàn bộ chân dung người lính. Họ mang trong mình con tim đang đập những nhịp đập của tình yêu đất nước, của khát vọng cháy bỏng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
- Cách lí giải của nhà thơ nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thể hiện chân thực cái hiện thực bi hùng của cuộc sống chiến đấu cả dân tộc và khí phách kiên cường, nhiệt tình cứu nước của những người lính lái xe. 
- Ý nghĩa: Chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất, nhưng không thể đè bẹp sức mạnh tinh thần của dân tộc ta. Tinh thần dân tộc, ý chí giải phóng miền Nam son sắt là cội nguồn của thắng lợi vẻ vang.
Qua bài thơ, em hiểu gì về vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn?
Hs trả lời cá nhân
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ, ngang tàng, đầy khí phách, đầy chất kiêu hùng trong vẻ giản dị nhất của người lính lái xe thời chống Mĩ.
Hoạt động 3 (2’): Hướng dân Tổng kết
Gọi hs chốt lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Lưu ý: Giọng thơ Phạm TIến Duật đặc sắc không lẫn với ai ở khía cạnh lạc quan, khúc khích của nó, khúc khích của tuổi trẻ, của người lính.
Hs đọc ghi nhớ và chốt lại (bằng sơ đồ tư duy) .
III. TỔNG KẾT
(Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 4 (5’): Hướng dẫn Luyện tập
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
Giáo viên hướng dẫn.
Học sin

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_huan_huong_dan_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_t.doc