Tập huấn công tác sơ cứu khi bị điện giật

Mục tiêu: Sau buổi tập huấn các thành viên có khả năng:

1. Biết được nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện giật, các dấu hiệu nhận biết người bị điện giật.

2. Biết được, trình bày, thực hành đúng các bước trong quy trình kĩ thuật sơ cấp cứu tai nạn điện giật.

3. Nắm được một số biện pháp phòng chống tai nạn điện giật.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tập huấn công tác sơ cứu khi bị điện giật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHI HỘI CHỮ THẬP ĐỎTRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG MẦU 
TẬP HUẤN 
CÔNG TÁC SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT 
Mục tiêu: Sau buổi tập huấn các thành viên có khả năng: 
1. Biết được nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện giật, các dấu hiệu nhận biết người bị điện giật. 
2. Biết được, trình bày, thực hành đúng các bước trong quy trình kĩ thuật sơ cấp cứu tai nạn điện giật. 
3. Nắm được một số biện pháp phòng chống tai nạn điện giật. 
I. NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TAI NẠN ĐIỆN GIẬT. 
II. CÁCH XỬ LÝ, SƠ CẤP CỨU TAI NẠN DO BỊ ĐIỆN GIẬT. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐIỆN GIẬT 
NỘI DUNG buổi tập huấn 
Thảo luận nhóm 
Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn do bị điện giật? 
1. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện giật: 
* Tiếp xúc vào các đồ điện gia dụng như: Bàn là, quạt điện, ấm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, binh nóng lạnh, dây dẫn điện,  có lớp cách điện bị hỏng, điện truyền ra ngoài. 
* Chạm vào các vật nhiễm điện như: Dây điện đứt dây vào người, vắt quần áo ướt vào dây phơi đang nhiễm điện, chạm vào hàng rào có mắc điện trần để phòng trộm, trẻ em nghịch dây điện khi đang có điện, trẻ em dùng các vật kim loại nhỏ nhét vào ổ điện, đánh bắt cá bằng điện lưới,  
* Tai nạn do phóng điện: 
- Trường hợp nạn nhân không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, nhưng ở khoảng cách gần với nguồn điện cao thế, điện phóng qua không khí có thể quật ngã hoặc đốt cháy cơ thể. 
- Bị sét đánh. 
Một 
số 
dấu hiệu 
2. Một số dấu hiệu nhận biết: 
* Tại hiện trường phát hiện có nguồn điện gây ra tai nạn: 
Dây điện đứt, hở. 
Có vật truyền điện từ nguồn điện đến nạn nhân. 
* Nạn nhân có thể có các biểu hiện: 
Co cứng, co giật hoặc bất tỉnh 
Có thể ngừng tim, ngừng thở. 
Bỏng da tại vùng tiếp xúc với dòng điện. 
+ Nhẹ: da đỏ lên hoặc tím bầm. 
+ Nặng: da bị xạm đen như bị cháy, có dấu hiệu bỏng tại hai chỗ (điểm tiếp xúc đất và điểm tiếp xúc dây điện), đôi khi bỏng rất nặng (cháy). 
1. Loại bỏ nguồn điện (tách nạn nhân khỏi nguồn điện). 
 II. CÁCH XỬ LÝ, SƠ CẤP CỨU TAI NẠN DO BỊ ĐIỆN GIẬT. 
1.1. Trường hợp cắt được mạch điện: 
 - Ngay lập tức cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tô mát, công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm,  
 - Khi cắt điện cần phải chú ý: 
 + Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế 
 + Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ. 
 + Nếu không có các thiết bị đóng cắt ở gần có thể dùng búa, rìu cán gỗ, ... để chặt dây điện. 
1.2. Trường hợp không cắt được mạch điện: 
 * Nếu ở mạch điện hạ áp: 
 - Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như: Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. 
 - Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn. 
Cắt cầu dao gần nhất. 
 Dùng sào tre hay cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. 
Dùng dao, búa có cán gỗ, chặt đứt dây điện. 
Đúng trên bàn (bằng gỗ) túm quần áo nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện. 
 * Nếu ở mạch điện cao áp: 
 - Tốt nhất là người đi cứu phải được trang bị các dụng cụ cách điện như: ủng và găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý đến các biện pháp an toàn hứng đỡ nạn nhân. 
 - Trong các trường hợp không đủ khả năng xử lý đối với lưới điện cao áp thì tốt nhất phải điện thoại để đơn vị quản lý vận hành thiết bị hoặc báo điều độ cho cắt điện ngay. 
2.1. Đối với trường hợp nạn nhân còn tỉnh: 
- Kiểm tra và xử lý các tổn thương như bỏng, gãy xương, đặc biệt là kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời. 
- Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm. 
2. Sơ cấp cứu tùy theo tình trạng nạn nhân: 
2.2. Đối với nạn nhân bất tỉnh thực hiện CABDE. 
- Gọi nguời đến trợ giúp: Có thể thực hiện đồng thời tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. 
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, còn thở, còn mạch: Kiểm tra các tổn thương khác, đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ không được đưa về tư thế nằm nghiêng an toàn mà phải bất động cột sống cổ trước. 
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở, không có mạch thì tiến hành ép tim 30 lần, thổi ngạt 2 lần theo chu trình hồi sinh tim phổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại, có mạch hoặc cho đến khi có sự hỗ trợ từ chuyên môn của cấp cứu y tế. 
- Sau khi nạn nhân có thở, có mạch trở lại, đánh giá sự tỉnh táo của nạn nhân và kiểm tra các tổn thương khác như: gãy xương, chảy máu, bỏng, .. 
 Những điểm chú ý cần ghi nhớ: 
Áp dụng quy trình CABDE trong sơ cấp cứu tai nạn điện giật. 
Phải cắt nguồn điện hoặc dung vật cách điện để đẩy dây điện ra khỏi nạn nhân nếu không cắt được nguồn. 
Nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, tiến hành hồi sinh tim phổi theo chu trình. 
Nạn nhân bị điện giật có thể kèm theo bị bỏng và các tổn thương khác. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tết sau khi đã sơ cứu. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐIỆN GIẬT 
Để nguồn điện cách xa tầm với của trẻ em. 
Lấy bang dính, các thiết bị cách điện hỗ trợ việc bịt kín ổ cắm điện khi không dùng đến. 
Không sử dụng các dụng cụ điện hỏng, hở, rò điện. 
Thông báo nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật, ví dụ: Nơi dòng điện cao thế đi qua; nơi dây điện bị đứt, rơi xuống, . 
Kiểm tra thường xuyên các đường dây điện nối với các thiết bị sử dụng điện và có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề gây mất an toàn về điện. 

File đính kèm:

  • ppttap_huan_cong_tac_so_cuu_khi_bi_dien_giat.ppt
Bài giảng liên quan