Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu - Bài: Tổn thương Xương khớp

Gãy xương kín: là gãy xương mà ổ gãy không thông với bên ngoài.

Đau tại vùng tổn thương, đau nhói tại điểm gãy, đau tăng lên khi nạn nhân cử động.

Biến dạng: gồ lên, ngắn, vẹo, lệch trục

Hạn chế hoặc mất vận động, có thế có cử động bất thường.

Vùng tổn thương bầm tím, sưng nề.

 

ppt39 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu - Bài: Tổn thương Xương khớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tổn thương Xương khớp 
PHÂN LOẠI GẪY XƯƠNG 
GÃY XƯƠNG KÍN 
GÃY XƯƠNG HỞ 
I: Dấu hiệu nhận biết 
Gãy xương kín: là gãy xương mà ổ gãy không thông với bên ngoài. 
Đau tại vùng tổn thương, đau nhói tại điểm gãy, đau tăng lên khi nạn nhân cử động. 
Biến dạng: gồ lên, ngắn, vẹo, lệch trục 
Hạn chế hoặc mất vận động, có thế có cử động bất thường. 
Vùng tổn thương bầm tím, sưng nề. 
2. Gãy xương hở: là gãy xương mà ổ gãy thông với bên ngoài. 
Ngoài các dấu hiệu trên còn có thêm các các dấu hiệu rách da, chảy máu 
 có thể đầu xương bị gãy hở ra ngoài. 
NHẬN BIẾT GẪY XƯƠNG HỞ 
Có tổn thương rách da ở vùng có tổn thương ( nghi 
ngờ tổn thương rách da thông với chỗ xương gãy). 
Đôi khi nhìn thấy xương gẫy nhô lên tại vết thương 
rách da. 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG 
Nguyên tắc 4 không : 
Không được lắc chi gẫy 
Không kéo nắn chi về vị trí tự nhiên 
Không cởi bỏ quần áo, giầy dép 
Không vận chuyển nạn nhân khi chưa cố định gẫy xương 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG 
4 nên: 
Để nguyên tư thế gãy 
Kiểm tra tuần hoàn dưới chỗ gãy 
Bất động khớp trên và khớp dưới ổ gãy 
Bộc lộ vết thương 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG HỞ 
Không được đẩy xương hở vào trong 
Lót gạc xung quanh chỗ xương hở sao cho cao hơn phần xương nhô lên, sau đó băng kín lại “Biến hở thành kín” 
Cố định như trường hợp gẫy xương kín 
Kiểm tra tuần hoàn dưới chỗ gẫy 
Nguyên tắc chung 
11 
CỐ ĐỊNH 
KHỚP TRÊN & KHỚP DƯỚI Ổ GÃY 
Nguyên tắc 
Không 
Di dộng, di chuyển khi chưa c/đ Sửa, nắn, bóp, kéo, 
Nguyên tắc và trình tự cố định 
Nên 
Dừng mọi họat động 
Kiểm tra các tổn thuơng khác 
Bộc lộ và băng vết thương 
12 
Nẹp 
Dài qua 2 khớp ổ gãy 
Được bọc lót tốt 
Đúng kích thước (dài, ngang) 
Chêm lót 
Đầu khớp 
Khe hở 
Dây 
Bản to 
Cột mốI tập trung 1 phía ngòai 
Không cột qua ổ gãy 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG 
SƠ CỨU GẪY XƯƠNG 
Xử trí 
16 
Xử trí 
17 
a 
Xử trí 
18 
Xử trí 
19 
Xử trí 
20 
Bong gân 
21 
Theo tiến trình DRABC 
Thực hiện theo các bước RICE : 
R (rest) – giữ yên chỗ tổn thương 
I (ice) – chườm nước đá vùng tổn thương 
C (compression) – Băng nén bằng băng thun hoặc cao su từ dưới khớp lên trên khớp 
E (elevation) – Nâng cao vùng tổn thương cao hơn tim (khoảng 40 cm từ mặt đất trở lên) 
Luôn luôn đề phòng hoặc hạn chế sự sưng phù tại vùng tổn thương 
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được chăm sóc. 
Chú ý: Không được xoa dầu nóng lên chỗ bị đau 
3. Bong gân 
Đau, hạn chế cử động. 
Sưng, phù nề. 
Bầm tím. 
Biến dạng. 
4. Sai khớp 
Đau không cử động được. 
Sưng, phù nề. 
Bầm tím. 
II: Nguyên nhân 
Do tai nạn lao động. 
Tai nạn trong sinh hoạt. 
Tai nạn giao thông. 
III: Nguy cơ 
Xương gãy di lệch làm tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu và có thể biến gãy kín thành gãy hở. 
Nạn nhân rất đau, mất máu, có thể choáng, ngất, dẫn đến hậu quả tàn phế hoặc nặng hơn là tử vong. 
Đối với gãy xương hở có nguy cơ nhiễm trùng. 
IV: Xử trí 
Nguyên tắc xử trí gãy xương 
Giữ nguyên tình trạng ổ gãy, không kéo nắn, lắc xương gãy. 
Đảm bảo bất động thật chắc khớp trên và khớp dưới ổ gãy. 
Trường hợp gãy xương kèm theo tổn thương phần mềm, tổn thương mạch máu cần sơ cứu chảy máu và vết thương phần mềm trước khi cố định gãy xương. 
Trường hợp gãy xương hở thì biến hở thành kín rồi cố định gãy xương kín. 
2. Xử trí một số trường hợp gãy xương 
Gãy xương cẳng tay 
Chuẩn bị: 
2 nẹp, chiều dài nẹp từ quá khớp đến hết lòng bàn tay. 
4 dây 
2 băng tam giác 
Bông, vải, 
b. Tiến hành 
Nạn nhân ngồi tư thế thuận lợi nhất 
Có thể yêu cầu nạn nhân đỡ tay gãy. 
Đặt 2 nẹp vào cẳng tay và đệm lót. 
Buộc dây cố định nẹp ở vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, 2 dẫy ở hai đầu nẹp. 
Dùng 2 băng tam giác: treo cẳng tay và cố định cánh tay vào thân người nạn nhân. 
2. Gãy xương cánh tay 
Chuẩn bị 
2 nẹp: nẹp ngoài từ quá vai đến khớp khuỷu, nẹp trong từ hõm nách đến quá khớp khuỷu. 
4 dây. 
 2 băng tam giác. 
Bông, vải, 
b. Tiến hành 
Nạn nhân ngồi tư thế thuận lợi nhất. 
Có thể yêu cầu nạn nhân đỡ tay gãy. 
Đặt 1 nẹp bên trong và 1 nẹp bên ngoài cánh tay và đệm lót. 
Buộc dây cố định nẹp ở vị trí: trên ổ gãy. Dưới ổ gãy, sát hõm nách và qua khớp khuỷu. 
Dùng 2 băng tam giác: treo cẳng tay và cố định cánh tay vào thân người. 
3.Gãy xương cẳng chân 
Chuẩn bị 
2 nẹp: chiều dài từ mắt cá chân đến giữa đùi, bề rộng nẹp tối thiếu bằng 2/3 bề rộng của chi. 
6 dây. 
Bông, vải, 
b. Tiến hành 
Nạn nhân nằm ngửa. 
Luồn dây và rải dây theo các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, trên khớp, trên và dưới hai đầu nẹp 
Chèn các đệm lót. 
Buộc dây. 
4. Gãy xương đùi 
Chuẩn bị 
2 nẹp: nẹp ngoài từ hõm nách đến quá mắt cá ngoài, nẹp bên trong từ bẹn đến quá mắt cá chân trong, bề rộng nẹp tối thiểu bằng 2/3 bề rộng của chi. 
9 dây. 
Bông, vải, 
b. Tiến hành 
Nạn nhân nằm ngửa 
Luồn dây ở các vị trí: 2 dây qua eo lưng, 5 dây qua khoeo chân, 2 dây qua cổ chân. 
Rải dây 
Đặt nẹp, đệm lót. 
Buộc dây theo thứ tự. 
Buộc dây theo nguyên tắc cố định gãy xương ở các trường hợp gãy khác. 
5. Gãy xương sườn 
Chuẩn bị 
Gạc, băng dính to bản. 
Dây buộc, băng tam giác 
b. Tiến hành 
Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. 
Cởi áo nạn nhân, bảo nạn nhân thở ra tối đa, đặt gạc to bản lên vùng xương gãy, dùng băng dính bản to dán từ xương ức vòng ra sau cột sống để giữ chặt các xương sườn gãy. 
Treo tay phía bên xương gãy để đỡ trọng lượng của tay. 
6. Xử trí bong gân, sai khớp 
Hạn chế cử động 
Chườm lạnh vùng tổn thương 
Băng ép bằng băng thun (chun) 
Nâng cao vùng bị tổn thương. 
V: phòng ngừa 
Chấp hành đúng các qui định bảo hộ lao động, an toàn giao thông. 
Không cho trẻ leo, trèo cao. 
Làm tay vịn và có đèn chiếu sáng tại các bậc thang, cầu thang trong nhà. 
Hướng dẫn cho cộng đồng biết cách sơ cứu các trường hợp tổn thương xương, khớp. 
Các điểm cần ghi nhớ 
Không di chuyển nạn nhân khi chưa cố định. 
Giữ nguyên tình trạng ổ gãy để cố định. 
Nẹp phải dài quá 2 khớp trên dưới ổ gãy. 
Cần chềm lót khe hở, khớp và đầu nẹp. 
Kiểm tra lưu thông máu sau khi cố định. 
Xin trân trọng cảm ơn! 

File đính kèm:

  • ppttap_huan_kien_thuc_ky_nang_so_cap_cuu_bai_ton_thuong_xuong_k.ppt