Thí nghiệm hóa học vui

Sắp xếp những tấm giấy có chứa chất bột cam tím kì lạ, rồi dùng đũa lông gà phẩy một cái Bùm, tất cả phát nổ trong làn khói tím và bạn sẽ trở thành một phù thủy đầy quyền năng trong mắt người khác.

Nhìn kĩ trong gương phía sau: có 1 “Mụ Phù thủy”

Mở tiêp Slide sau và chờ 1 phút xem màn trình diễn

 

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Thí nghiệm hóa học vui, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Thí nghiệmHÓA HỌC VUI Những thí nghiệm thú vị đem lại cho bạn cái nhìn mới về hóa học... qua các hình ảnh từ tĩnh đến động với cách giải thích dễ hiểu GIỚI THIỆU Hóa học là một trong môn học khó mà không ít các bạn học sinh e ngại. Tuy nhiên, nếu được chứng kiến tận mắt những thí nghiệm vui sau đây, các bạn sẽ thấy: Hóa học quả là có nhiều bí hiểm lí thú. Các hình ảnh trong tài liệu này ít thấy trong các sách giáo khoa thông thường về hóa học và cũng ít được giải thích căn kẽ  do đó gợi ý nhiều để người xem liên hệ . Tài liệu này giới thiệu 4 hiện tượng, trong đó có 3 thí nghiệm gây cháy nổ, để tham khảo phòng tránh khi vào phòng thí nghiệm hóa học, chớ làm thử  nguy hiểm ! Bom bóng bay Bóng bay vốn là đồ chơi hấp dẫn với trẻ thơ. Nhưng quả bóng bay này đặc biệt không trẻ nào dám đến gần  đó là quả “Bom bóng bay” đấy ! Mở Slide tiếp, bạn chờ 1 phút xem nó nổ như thế nào nhé! Bí mật bật mí Để chế tạo một quả “bom bóng bay” như bức ảnh, người ta bơm đầy trái bóng hỗn hợp khí oxy và hidro theo tỉ lệ 1:2 (O2/H2 =1/2). Sau đó để “quả bom” ra ngoài trời nắng, hoặc dùng nến hơ ở dưới. Nhiệt độ sẽ xúc tác cho phản ứng giữa hai chất khí bên trong bóng xảy ra, gây ra tiếng nổ ghê gớm. Tạo H2 & O2 bằng điện phân Nguyên lí điều chế H2 & O2 bằng điện phân như sơ đồ 1 Thực hành: HS có thể tạo 1 bình điện phân H2 &O2 từ nước như sơ đồ 2. Dùng 2 ống nghiệm úp lên 2 cực điện bằng lõi pin, nguồn điện là ac-quy; tất cả ngập trong dung dịch điện phân. Giữa 2 cực điện là màng ngăn phân tử chỉ cho ion qua. Cách điều chế trên tạo ra tỉ lệ O2/H2 = 1/2 1 2 Cảnh báo với Hy-dro Hy drô (H2) là một chất khí dễ bắt cháy, nó cháy khi mật độ chỉ có 4%. H2 có phản ứng cực mạnh với Clo và Flo, tạo thành các axít hiđrôhalic có thể gây tổn thương cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi trộn với ôxy, hiđrô nổ khi bắt lửa. Hidro cũng có thể nổ khi có dòng điện đi qua. Những quả bóng bay cho trẻ em hiện nay người ta khuyến cáo không nên bơm bằng H2 vì có thể trở thành “bom bóng bay” (thường thay bằng loại khí nhẹ khác như Axetylen…) Mụ Phù thủy Sắp xếp những tấm giấy có chứa chất bột cam tím kì lạ, rồi dùng đũa lông gà phẩy một cái… Bùm, tất cả phát nổ trong làn khói tím và bạn sẽ trở thành một phù thủy đầy quyền năng trong mắt người khác. Nhìn kĩ trong gương phía sau: có 1 “Mụ Phù thủy” Mở tiêp Slide sau và chờ 1 phút xem màn trình diễn Chuyện gì đãxảy ra ? Bạn hãy thử nhớ lại kiến thức hóa học (hoặc tìm hiểu về HH) thử giải thích hiện tượng này Bí quá hãy mở Slide tiếp ! Bí mật đây: Thực ra, bí mật nằm ở chất bột trên các tấm giấy. Đó là Nitrogen Triiodide (NI3) – một hợp chất hóa học cực kỳ nhạy cảm. Do cấu tạo hình kim tự tháp với 3 nguyên tử iốt to lớn nằm gần nhau gắn với nguyên tử nitơ, chỉ cần một kích thích nhỏ, thậm chí là một cơn gió nhẹ - Nitrogen Triiodide sẽ phát nổ ngay lập tức. Phản ứng HH tăng thể tich lớn – phản ứng nổ: N 2 + 2O2  2NO2 I 2 + O2  2IO N 2 + 2O2  2NO2 I 2 + O2  2IO Tòa tháplớn dần Bạn có nhìn thấy hai tòa tháp xoáy ốc giữa hồ nước trên đây không ? Bạn sẽ thấy tòa tháp trước mặt lớn dần khi mở Slide tiếp sau Điều gì xảy ra ? Dung dịch đen đầy ma thuật nhô lên và bao trọn lên đỉnh tháp Đó chính là hỗn hợp dầu ăn và mạt sắt trộn đều. Trong hóa học, người ta gọi nó là Ferrofluid (Hay còn gọi là “Nước từ”-Chất lỏng từ tính). Các hạt mạt sắt nhỏ trong dung dịch tạo nên từ trường không ổn định của dung dịch. Kết quả là nếu đặt một nam châm nhỏ dưới bề mặt như trong ảnh, dung dịch sẽ tự trồi lên, bao trọn lấy chiếc đinh như thể có ma thuật vậy. Giải thích bổ sung Hầu hết các vật liệu có tính sắt từ đều là các vật liệu ở trạng thái rắn như là các nam châm vĩnh cửu, nam châm điện. Nước từ là chất từ duy nhất ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình thường. Ferrofluid là dạng Nước từ ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình thường. Đó là một sản phẩm hoàn toàn nhân tạo mà từ trước đến nay, người ta chưa thấy có trong tự nhiên. Nước từ gồm ba thành phần chính là hạt từ tính (chất rắn), chất bao phủ về mặt (còn gọi là chất hoạt hóa bề mặt, là chất rắn hoặc chất lỏng) và dung môi (chất lỏng). Các hạt từ được phân tán trong chất lỏng tạo nên một thể được gọi là huyền phù để có thể có được các tính chất đặc biệt như thí nghiệm trên. Nước từ trên một tấm kính, phía dưới là 1 thỏi nam châm Súng phun lửa ? Màn biểu diễn độc đáo như thế này cực kì nhạy cảm. Nếu vào 1 phòng thí nghiệm mà có ai đó đang phun 1 chất hóa hữu cơ Diethylzinc thì hãy cẩn thận. Đó có thể phun ra thành lửa đấy ! Không tin, bạn hãy mở tiếp Slide sau và chờ xem … Súng phun lửa ? Diethylzinc (C2H5)2Zn) là một trong những thuốc thử quan trọng trong hóa học hữu cõ. Nhưng ít ai biết chúng cũng được dùng để tạo nên một mũi “súng phun lửa” giống như hàn xì. Bạn hãy quan sát và hãy tìm hiểu, giải thích bản chất phản ứng nhé Diethylzinc (C 2 H 5) 2 Zn, hoặc DEZn, là một hợp chất tự cháy organozinc bao gồm một trung tâm kẽm gắn với hai nhóm ethyl . Ở dạng đặc và lỏng, chất này cực kì nhạy cảm và chỉ cần tiếp xúc với không khí là sẽ bốc cháy, tạo thành một chùm lửa sáng rực hơn cả khí gazz. Với nhiệt độ ấy cả Kẽm và C2H5 đều bị ô-xy hóa tỏa nhiệt Diethylzinc được sử dụng với số lượng nhỏ như một mồi “kip” làm nhiên liệu lỏng của tên lửa "tự bốc cháy", nó đốt cháy khi tiếp xúc với O2 Giải thích bổ sung Hợp chất kết tinh trong một tứ giác mà trung tâm của nhóm không gian đối xứng là Zn Thay lời kết Những thí nghiệm giới thiệu trên đây mong sao chỉ là “thí nghiệm vui” để giúp HS và mọi người tăng thêm tư duy khám phá tìm hiểu hóa học. Hoàn toàn không “xui dại” các bạn “thử chơi”- trừ 1 thí nghiệm thực hành điều chế H2/O2. ----------------------------------------------------- PHH sưu tầm hình ảnh động, viết lời bình giải Nguồn : Kênh 14 VTV & Wikipedia 

File đính kèm:

  • pptThí nghiệm hóa học vui.ppt