Tìm hiểu về hiv/aids và cách phòng chống
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu
- HIV/AIDS là gì và tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS.
- Các giai đoạn phát triển và các con đường lây truyền.
- Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS
2. Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng:
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
3. Về thái độ: Học sinh cần có thái độ:
- Ủng hộ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
Tìm hiểu về HIV/AIDS và cách phòng chống I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh hiểu - HIV/AIDS là gì và tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS. - Các giai đoạn phát triển và các con đường lây truyền. - Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS 2. Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng: - Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 3. Về thái độ: Học sinh cần có thái độ: - ủng hộ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. II. Nội dung: - HIV/ AIDS là gì? Tích chất nguy hiểm của nó? - Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS. - Các con đường lây truyền và cách phòng tránh. - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV / AIDS III. Tài liệu và phương tiện: - Các tài liệu tham khảo về HIV/AIDS. - Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006 về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. - Các số liệu bảng biểu, tranh ảnh, áp phích, băng hình về đại dịch AIDS - Máy Projector, máy chiếu. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra công việc chuẩn bị bài của học sinh thông qua cán sự bộ môn. 2. Giới thiệu chủ đề bài mới: Quan sát một số hình ảnh về các nạn nhân AIDS hoặc các hoạt động cứu chữa, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân AIDS. - Những hình ảnh các em vừa xem nói về điều gì? - Em có suy nghĩ và cảm xúc gì qua những hình ảnh đó? Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã gây bao đau thương cho người mắc và cho những người thân của họ, nó cũng như để lại những hậu quả nặng nề đối với xã hội. Vậy, HIV/AIDS là gì? Làm thế nào để phòng chống HIV/AIDS?... Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiêủ về HIV/AIDS và các cách phòng tránh. - Nội dung của bài gồm: + Tìm hiểu về HIV/AIDS. HIV/AIDS là gì? Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS. Các con đường lây truyền. Cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. + Trách nhiệm của công dân về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Nội dung - Cho học sinh quan sát bảng biểu về số người chết, số người bị nhiễm bệnh ở các châu lục trên thế giới và ở Việt Nam. - Em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay? -Vậy, em biết gì về HIV/AIDS? Nêu những hiểu biết của em về nó? (Giáo viên đưa ra một số hình ảnh vi rút HIV) - HIV/AIDS là gì? Tính chất nguy hiểm và tác hại của HIV? + Giải thích:: - Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc vi rút tấn công. - Hội chứng là một tập hợp các triệu chứng và AIDS không phải là một hội chứng bẩm sinh mà là mắc phải. - Quan sát một số tranh ảnh những người bị mắc HIV/AIDS để học sinh thấy rõ tính chất nguy hiểm của người bị nhiễm HIV. 1. HIV/AIDS: - HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (do HIV gây ra). * Tính chất nguy hiểm: - Không phân biệt bất kỳ ai, dân tộc nào, giàu hay nghèo - Mức độ lây lan nhanh chóng. - Nhiễm HIV là vĩnh viễn. - Đe doạ tính mạng con người. - Nêu tác hại của HIV? - Nêu nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh HIV? - Nếu chỉ nhìn bề ngoài có thể biết được người đó bị nhiễm HIV không? Vì sao? - Bằng cách nào để biết được ai là người nhiễm HIV hay không? - Để biết rõ quá trình tiến triển của người nhiễm HIV, thì các em cần phải hiểu được những giai đoạn phát triển bệnh sau khi HIV xâm nhập. * Tác hại: - ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. - ảnh hưởng đến nòi giống. - ảnh hưởng đến sức khoẻ. - ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. - Gia đình tan nát. - Đi tù. - Chết người. * Nguyên nhân: - Kém hiểu biết. - Tâm sinh lý lứa tuổi. - Bản thân không làm chủ. - Cuộc sống gia đình tan vỡ. - Đời sống không lành mạnh. - Kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm. - Kinh tế còn nghèo. * Nhìn bề ngoài không thể nhận ra người nhiễm HIV vì: nhiễm HIV có thể không có biểu hiện triệu chứng gì trong một thời gian dài - Muốn nhận biết một người nhiễm HIV cần phải làm một số xét nghiệm lâm sàng 2. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS - Em hãy điền những đặc điểm của các giai đoạn phát triển hội chứng AIDS vào bảng (GV chiếu bảng lên màn hình). - Chốt bằng bảng kiến thức chuẩn, giảng giải những chỗ nào học sinh làm thiếu và chưa hiểu. - HIV có ở chỗ nào trong cơ thể con người? - Quan sát ảnh một số con đường lây truyền. Và yêu cầu học sinh quan sát, trả lời câu hỏi: Có mấy con đường lây truyền HIV? - Chia lớp thành ba nhóm và phân công mỗi nhóm sẽ trình bày sự hiểu biết của mình về một con đường lây nhiễm, ghi kết quả vào phiếu học tập. Cụ thể: + Nhóm 1: Lây qua đường máu. + Nhóm 2: Lây qua đường tình dục. + Nhóm 3: Lây từ mẹ sang con - Quan sát bảng “Nguy cơ lây HIV” để học sinh thấy rõ hơn yếu tố nào lây nhiễm HIV là lớn nhất (GV chiếu bảng lên màn hình). - Muốn phòng tránh bị nhiễm HIV chúng ta phải làm gì? - Hiện nay, đã có thuốc chữa HIV/AIDS chưa? + Hiện nay, có nhiều thuốc AZT, DDC, DDI có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ, tốn kém. - HIV không lây truyền qua những hành động nào sau đây? - Hôn nhẹ hay ôm - Tiếp xúc gần gũi không có quan hệ tình dục. - Thức ăn. - Ngủ chung. - Quần áo, tay nắm cửa, nhà vệ sinh hay các vật dụng khác. - Muỗi hoặc các côn trùng trung gian truyền bệnh khác. 3. Các con đường lây truyền HIV/AIDS. Có 3 con đường lây truyền: * Lây qua đường máu: - Dùng chung bơm kim tiêm. - Nhận máu bị nhiễm HIV. - Dùng chung dụng cụ xuyên chích qua da. - Dùng chung dụng cụ cá nhân: dao cạo râu, bàn chải đánh răng. - Tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV. - Tai nạn rủi ro nghề nghiệp. * Lây qua đường tình dục: - Quan hệ tình dục đồng giới, khác giới, lưỡng giới. - Các dịch vụ thăm khám phụ khoa. * Lây từ mẹ sang con: - Trong khi mang thai 5% - Khi đẻ con 15% - Khi cho con bú sữa mẹ 10% 4. Cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS * Phòng lây truyền qua đường máu: - Thực hiện truyền máu an toàn. - Không sử dụng ma tuý. - Thực hiện vô trùng, tiệt trùng các dụng cụ xuyên chích qua da. * Phòng lây truyền qua đường tình dục: - Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Chung thuỷ một vợ một chồng. - Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. * Phòng lây truyền từ mẹ sang con: - Phụ nữ cần trang bị kỹ năng sống. - Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, khi quyết định có thai, khi có thai và khi sinh. - áp dụng các thủ thuật an toàn khi sinh. => Tóm lại, để phòng tránh nhiễm HIV cần: - Hiểu biết về HIV/AIDS. - Sống lành mạnh. - Loại trừ tệ nạn xã hội. - Vệ sinh y tế. + Công dân có trách nhiệm gì? + Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào? + Tính nhân đạo của pháp luật nước ta được thể hiện như thế nào? -Tác dụng của những quy định (vì sao phải quy định như vậy). - Bản thân các em hiện nay đang là học sinh thì có cần phải tham gia phòng chống nhiễm HIV/AIDS không? nếu có thì học sinh phải làm gì? - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội, tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ cộng đồng. * Học sinh phải làm gì? - Phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS. - Chủ động phòng tránh cho mình, cho cộng động. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. - Tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS. Bài 1: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV. b. Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV. c. Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người nhiễm HIV. d. Có thể điều trị được HIV/AIDS. Bài 2: Nêu tình huống: Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh nhật của Huệ. Thuỷ nói "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à ? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết tớ không đi đâu!" - Em có đồng tình với Thuỷ không? - nếu em là Hiền trong trường hợp đó em sẽ làm gì? -Quan sát một số ảnh minh hoạ về những người đã bị mắc căn bệnh này nhưng họ vẫn cống hiến hết sức mình để xây dựng đất nước. Kết luận: HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm cho cá nhân và xã hội. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Hãy tránh xa HIV/AIDS. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sự nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình. Thế giới không phân chia màu da, cộng không phân biệt người có HIV và người không có HIV. Vì vậy, phải đối xử công bằng với người có HIV, đó là nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. Bài 1 Những ý kiến đưa ra đều không thể đồng ý vì: + HIV/AIDS có thể lây lan tới tất cả mọi người nếu chúng ta không hiểu rõ về nó và biết cách phòng tránh. + Vi rút HIV hoạt động tiềm ẩn trong cơ thể con người, nó không trực tiếp làm chết người mà nó phá huỷ toàn bộ hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người, làm cho con người mất sức đề kháng với bệnh tật từ đó nhiễm các loại bệnh nguy hiểm rồi mới dẫn đến cái chết. Không những thế chu kỳ hoạt động của HIV còn tuỳ thuộc vào mức độ sức khoẻ của người nhiễm nó, có thể sau năm mười năm nó mới phát tác. Cho nên mình bên ngoài chúng ta không phân biệt được ai là người đang nhiễm HIV. + Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi căn bệnh này mà chỉ có một số loại thuốc có tác làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa có hiệu quả cao. Bài 2 - Em không đồng tình với việc làm của Thuỷ. - nếu là Hiền em sẽ giải thích cho Thuỷ hiểu HIV/ AIDS không lây qua tiếp xúc thăm hỏi và thật an toàn thận trọng khi tiếp xúc là được.
File đính kèm:
- Tim hieu ve HIV va cach phong, chong.doc