6 Đề thi thử môn Ngữ Văn Lớp 9
• PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). Câu 1: (5,0 điểm)
Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời,"
Câu 2: (8,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c):
CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:
• Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Đề thi thử văn 9 Đề số 1. I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật. Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người! (Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn) Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...” Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi". Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân? ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình TP. Hồ Chí Minh, 1978 (Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 155-156) Đề số 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. Câu 2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 3. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" Câu 4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam? LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống Câu 2 (5,0 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: "... Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (...) Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn" (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185). Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lệ Minh Khuê Có đoạn: "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. " (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118) Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đề số 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi: Điều gì là quan trọng? Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh: Các em có thấy gì không? Cả phòng vang lên câu trả lời: Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét: Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thấy kết luận: Có người thường chủ tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhất của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời, (Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo Câu 1: (3,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm) Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức ở phần in đậm. (1,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói: "Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ"? Câu 3: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì? PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm). Câu 1: (5,0 điểm) Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên của thầy giáo "Khi phải đánh giá về một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trăng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đỏ những điều có ích cho đời," Câu 2: (8,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Câu 1. (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c): CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ? c) Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản. Câu 2. (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây, trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018, Trang 13) Đề số 4 Phần I (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 2.10.1971 Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bàng lang nước. (...) Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu... Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Nội dung của đoạn trích trên nói về vấn đề gì? Câu 2: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu”? Đoạn trích gửi đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ ? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề: Học đi đôi với hành. Phần II (6.0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. ... Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.” (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139,140) Đề số 5 . Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "... Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, thương lượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đấy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém..." (Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục 2007, trang 5) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. b. Nêu nội dung chính của đoạn văn. c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. Với cách so sánh đó, tác giả muốn phê phán điều gì? d. Em hãy nêu 03 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình". Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi của các phép liên kết ấy: “Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung đông mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc" (Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục - 2007, trang 17). Câu 3 (2.0 điểm) “Con người sinh ra không phải tan biến đi như những hạt cát vô danh mà hãy ghi dấu trong cuộc đời này và trong trái tim của người khác” (V.Xukhomlinski) . Việc thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn? Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường. Câu 4 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ sau để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời lúc sang thu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh - Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2006, tang 70) Đề số 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4. “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,5 điểm) Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết gì? Xác định từ ngữ có tác dụng liên kết? (0,5 điểm) PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy ngẫm của em về nhận định: “Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn”. (Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2017) Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” (Dẫn theo: Chị em Thúy Kiều, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam -2014, tr.81)
File đính kèm:
- 6_de_thi_thu_mon_ngu_van_lop_9.docx