Bài giảng Bài 9 : Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học định luật tuần hoàn (tiết 1)

GV: Vậy chúng ta có kết luận gì về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A?

HS: Rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất trong một nhóm A.

GV: Tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ xung rồi cho HS đọc SGK để có kết luận đúng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 9 : Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học định luật tuần hoàn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 15
Dạy lớp 10A2 (ngày 1 tháng 11 năm 2006)
Bài 9 : 
Sự biến đổi tuần hoàn tính chất
của các nguyên tố hoá học
định luật tuần hoàn (tiết 1)
mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh hiểu:
Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim.
Khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện.
Kỹ năng 
Vận dung các quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới.
Thái độ
Học sinh:
Có được phương pháp khai thác SGK để tiếp thu kiến thức mới.
Có hứng thú với môn học.
phương tiện dạy học
Hình 2.1 (SGK)
Bảng 6 (SGK)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Máy chiếu đa năng
Thí nghiệm minh hoạ
phương pháp dạy học chủ yếu
Đối thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận, thảo luận nhóm.
tiến trình dạy học
ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Thời gian
Nội dung cần truyền đạt
Kiểm tra bài cũ
GV: Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ
HS1: Em hãy nhận xét về sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì?
HS2: Hãy nêu đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A? 
GV: Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 1: Tính kim loại, tính phi kim.
GV: Nhắc lại kiến thức cũ (đặc điểm của lớp electron ngoài cùng): 
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ H, He và B).
 - Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim
GV: Đặt một số câu hỏi giúp HS tự rút ra tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố.
Tính kim loại của một nguyên tố được đặc trưng bởi khả năng nào của nguyên tử?
Tính phi kim của một nguyên tố được đặc trưng bởi khả năng nào của nguyên tử?
HS: Trả lời các câu hỏi trên.
GV: Vậy tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố là gì?
HS: Trả lời câu hỏi trên.
GV: Bổ xung.
HS: Đọc khái niệm tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử trong SGK để củng cố.
Hoạt động 2: Sự biến đổi tính chất trong một chu kì.
a) Sự biến đổi tính chất trong một chu kì.
GV: Chiếu Bảng tuần hoàn lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét sự biến đổi đặc điểm và tính chất của các nguyên tố trong một chu kì.
HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS tự rút ra kết luận sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì.
HS: Đưa ra lời kết luận.
GV: Bổ xung.
HS: Đọc kết luận trong SGK để củng cố.
b) Giải thích
GV: Chiếu hình 2.1 (SGK) lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét sự biến đổi bán kính của nguyên tử trong một chu kì.
HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.
GV: Cùng với HS giải thích mối liên quan giữa điện tích hạt nhân và bán kinh nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì.
GV: Hướng dẫn HS phân tích để rút ra kết luận.
HS: Đưa ra lời kết luận.
GV: Bổ xung và nhắc lại kết luận.
Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
a) Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
GV: Chiếu Bảng tuần hoàn lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát thứ tự sắp xếp các nguyên tố trong một số nhóm A (nhóm IA và nhóm VIIA).
GV: Cho HS xem đoạn phim thí nghiệm phản ứng của một số kim loại kiềm với nước, hướng dẫn HS theo dõi.
HS: Theo dõi đoạn phim và đưa ra nhận xét về sự biến đổi tính kim loại trong nhóm IA.
GV: Giới thiệu khả năng phản ứng của các nguyên tố nhóm VIIA với H2, hướng dẫn HS rút ra nhận xét.
- Flo phản ứng với hiđro ngay trong bang tối và gây nổ.
- Clo phản ứng với hiđro khi được chiếu sáng ở nhiệt độ thường.
- Brom phản ứng với hiđro khi được đun nóng nhẹ.
- Iot chỉ phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao.
HS: Nghe và đưa ra nhận xét về sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố nhóm VIIA.
GV: Vậy chúng ta có kết luận gì về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A?
HS: Rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất trong một nhóm A.
GV: Tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ xung rồi cho HS đọc SGK để có kết luận đúng.
b) Giải thích
GV: Chiếu Bảng tuần hoàn lên màn hình, hướng dẫn HS nhận xét sự biến đổi điện tích hạt nhân và số lớp electron nguyên tử trong một nhóm A.
HS: Quan sát và đưa ra nhận xét.
GV giải thích: Trong một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, mặc dù điện tích hạt nhân tăng, nhưng đồng thời số lớp electron cũng tăng. Khoảng cách giữa các lớp electron lớn, nên bán kính nguyên tử tăng nhanh và chiếm ưu thế.
GV: Cho HS quan sát hình 2.1 để củng cố.
HS: Quan sát hình 2.1.
GV: Cho HS quan sát hình 2.1 để tìm ra nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn.
HS: Quan sát hình 2.1 để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Độ âm điện
a) Khái niệm
HS: Đọc khái niệm độ âm điện viết trong SGK.
GV hỏi: Độ âm điện có liên quan đến tính kim loại, tính phi kim như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
b) Bảng độ âm điện
GV: Chiếu bảng 6 (SGK) lên màn hình.
HS: Quan sát.
GV giới thiệu: Bảng giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố do nhà hoá học Pau-linh thiết lập năm 1932. Vì nguyên tố flo là phi kim mạnh nhất, người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,98 để xác định độ âm điện tương đối của nguyên tử các nguyên tố khác.
HS: Nghe và quan sát Bảng 6.
GV: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét quy luật biến đổi độ âm điện trong một chu kì và trong một nhóm A.
HS: Quan sát và nhận xét.
GV hỏi: Quy luật biến đổi độ âm điện và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A có phù hợp vói nhau hay không?
10’
5’
10’
10’
7’
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì biến đổi một cách liên tục và có số electron tăng dần.
- Nội dung phần 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhom A (SGK).
Phần thứ nhất
I- tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại của một nguyên tố được đặc trưng bởi khả năng mất electron của nguyên tử nguyên tố đó, càng dễ mất electron tính kim loại càng mạnh.
- Tính phi kim của một nguyên tố được đặc trưng bởi khả năng thu electron của nguyên tử nguyên tố đó, càng dễ thu electron tính phi kim càng mạnh.
Khái niệm:
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên
tử càng dễ mất electron, tính kim loại
của nguyên tố càng mạnh.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron, tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.
1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì.
a) Sự biến đổi tính chất trong một chu kì.
 Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải:
- Điện tích hạt nhân tăng dần.
- Tính kim loại yếu dần.
- Tính phi kim mạnh dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.
b) Giải thích
 Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải:
 - Điện tích hạt nhân tăng dần.
 - Bán kính nguyên tử (r) giảm dần
Trong một chu kì, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng nhờng electron giảm, đồng khả năng thu electron tăng dần.
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
a) Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
- Trong nhóm IA, từ Li cho tới Cs tính kim loại mạnh dần.
- Trong nhóm VIIA, từ F tới I tính phi kim yếu dần.
Kết luận: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần.
b) Giải thích
 Trong một nhóm A khi đI từ trên xuống dưới:
- Điện tích hạt nhân tăng dần.
- Số lớp electron tăng dần.
- Bán kính nguyên tử tăng nhanh và chiếm ưu thế khi số lớp electron tăng.
- Cs là nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất, F là nguyên tố cố tính phi kim mạnh nhất.
3. Độ âm điện
a) Khái niệm
 Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
- Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.
b) Bảng độ âm điện
- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần.
- Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung giảm dần.
Nhận xét: Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A.
Hoạt động 5: Củng cố (1 phút)
Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Bài tập: 1, 2, 4
Hoạt động 6: Hướng dẫn – Bài tập về nhà (2 phút)
Hiểu được khái niệm tính kim loại, tính phi kim, sự biến đổi tính của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A. Khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện.
Các bài tập: 5, 7, 10, 11 (trang 48) SGK.
Hết tiết 15

File đính kèm:

  • docBai9_Tiet15.doc
Bài giảng liên quan