Bài giảng Địa lý 8 - Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

 - Khoáng sản: apatít,than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm,bôxít trầm tích, đá vôi, đá quý,

 - Phân bố: trên khắp lãnh thổ nứơc ta.

 

ppt43 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 17629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý 8 - Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TỔ 2 Cấu trúc bài: 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. 2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nứơc ta. 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản và mỏ khoáng sản là gì? Khoáng sản: Là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà phần hóa học và các tính chất vật lí của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. Mỏ khoáng sản: Là sự tích tụ của khoáng sản tạo ra (hay còn gọi là khoáng sàng), còn trong trường hợp chiếm diện tích lớn thì được gọi là các vùng mỏ, bồn hay bể. Ngành địa chất Việt Nam đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bô xít( quặng nhôm) . Thông qua hình 26.1 tìm một số mỏ khoáng sản lớn nêu trên Vị trí phân bố của một số loại khoáng sản khác: Bôxít: Măng Đen, Pleiku, Krông Búk, Đắc Nông, Di Linh,… Uranium: Khe Hoa. Đất hiếm: Phong Thổ. Đá axít: Quy Nhơn, Tây Ninh, Thốt Nốt, Rạch Giá,… Đá vôi xi măng: Lũng Cú, Sơn La, Kiên Lương, Bỉm Sơn,… Titan: Sơn Dương. Vậy tại sao Việt Nam lại là một đất nước có nhiều khoáng sản? Việt Nam là một đất nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài, phức tạp, mỗi chu kì kiến tạo sản sinh một hệ khoáng sản đặc trưng. Vị trí tiếp giáp hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới: Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Hiệu quả của việc thăm dò, tìm kiếm khoáng sản của ngành địa chất ngày càng cao. Than đá Dầu khí Apatit a) Giai đoạn tiền Cambri: - Khoáng sản: than chì, đồng, sắt, đá quý. - Phân bố: tại các nền cổ, đá bị biến chất mạnh như khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum,… Giai đoạn Tiền Cambri b) Giai đoạn Cổ kiến tạo: - Khoáng sản: apatít,than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm,bôxít trầm tích, đá vôi, đá quý,… - Phân bố: trên khắp lãnh thổ nứơc ta. Giai đoạn Cổ kiến tạo c) Giai đoạn Tân kiến tạo: - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn,… - Phân bố: các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dứơi đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các mỏ bôxít ở Tây Nguyên. Giai đoạn Tân kiến tạo Khai thác sắt Khai thác titan Thông tin thêm về các giai đoạn, thời kì và đặc điểm phát triển địa chất khoáng sản Việt Nam Mời các bạn và cô cùng xem những hình ảnh và thông tin về tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta  Giá vàng tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến ở nhiều nơi trên thế giới, từng dòng người vẫn không ngừng đổ về những khu mỏ khai thác vàng có phép và không phép. Do sử dụng hình thức khai thác thủ công và công nghệ thô sơ, hoạt động khai thác vàng vô tình đẩy các cộng đồng địa phương, nhân công tham gia khai thác và môi trường tự nhiên vào tình trạng bị hủy hoại bởi nhiễm độc thủy ngân.  Nước thường đục nhất vào thời điểm ban đêm, khi những người khai thác vàng hoạt động và khi nước được xả vào các xô, chậu để một lúc sẽ xuất hiện rất nhiều lắng đọng của cát ở dưới đáy. Đặc biệt từ khi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm này nhiều người dân mắc các bệnh về tiêu hóa, ho…  Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người. - Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. - Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. - Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta? Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm. Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Do những hành vi khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu hợp lí. Do việc tham dò, đánh giá thiếu chính xác về hàm lượng, trữ lượng, phân bố,… Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản? - Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. - Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Thực trạng môi trường Việt Nam xung quanh việc khai thác khoáng sản Việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc. - Làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. 1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ. 2. Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. 3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. 4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. 5. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chính sách của Nhà nước về Khoáng sản Nguyên tắc hoạt động khai thác khoáng sản 1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. 3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò. 4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản. Những hành vi cấm 1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản. 3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản. 5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước. 6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm. 7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. Hiện nay một số khoáng sản ở nứơc ta đang có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cần phải thực hiện đúng Luật khoáng sản của nước ta để vừa có nguồn khoáng sản lâu dài vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người. Câu hỏi củng cố 1. Cho biết những khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta? 2. Là một ngừơi học sinh bạn sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản? 

File đính kèm:

  • pptbai 26 dac diem tai nguyen khoang san Viet Nam.ppt