Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ.
- Khoản1: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNGQUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINHKIỂM TRA BÀI CŨCâu 1:- Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa gì ?- Nếu không lao động tự giác thì có thể sáng tạo được hay không? Vì sao?ĐÁP ÁN* Ý nghĩa:- Tiếp thu kiến thức, kĩ năng.- Phẩm chất, năng lực cá nhân được hoàn thiện và phát triển. Nâng cao chất lượng hiệu quả công việc* Nếu không lao động tự giác, thì không thể sáng tạo vì nếu làm việc do ép buộc, lười biếng không suy nghĩ, tìm tòi thì không tạo ra cái mới, không có sự sáng tạo.Câu 2: * Hành vi nào sao đây thể hiện tính lao động tự giác và sáng tạo ? A. Hà luôn học bài và làm bài đầy đủ nhưng khi gặp bài khó thì không cố gắng làm;B. Trong giờ thảo luận nhóm, Hòa thường xuyên đóng góp ý kiến và tích cực phát biểu;C. An luôn luôn vẽ theo mẫu sẵn có;D. Nam luôn suy nghĩ, tìm tòi, đọc sách báo tham khảo tìm ra nhiều cách giải bài khác nhau.* Sự sáng tạo có phải do bẩm sinh di truyền không ? Vì sao ?- Sáng tạo không do bẩm sinh di truyền mà do siêng năng, kiên trì rèn luyện. BÀI 12QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma túy Theo em, cha mẹ Sơn có yêu thương Sơn không? Vì sao? Trong câu chuyện này, ai là người có lỗi? Vì sao?Tình huống Cha mẹ Sơn không phải yêu thương Sơn mà nuông chiều con.Đáp án- Cha mẹ Sơn là người có lỗi vì thương con không đúng, buông lỏng việc quản lí con, chỉ lo nuôi dưỡng mà không giáo dục con nên Sơn đua đòi, ăn chơi dẫn đến tệ nạn xã hội. - Sơn cũng có lỗi không lo học đua đòi, dẫn đến bị nghiện ma túyLâm 13 tuổi. Một lần đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải Bình 10 tuổi đi xe đạp làm cho Bình bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết công việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm.* Hỏi: Thái độ của bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao? Theo em, bố mẹ Bình phải làm gì khi con mình bị Lâm làm bị thương và hỏng xe ?Tình huống:* Bố mẹ Lâm không đúng vì : Lâm 13 tuổi chưa đủ tuổi lái xe vi phạm luật giao thông, chưa thành niên nên chưa chịu trách nhiệm về hành vi của mình.Hành vi của Lâm là có lỗi nên bố mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của Lâm và bồi thường thiệt hại do Lâm gây ra. Đáp án * Bình 10 tuổi chưa thành niên, nên bố mẹ phải đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích cho con khi bị xâm hại.Điều 39: Đại diện cho con.Cha mẹ là người đại diên theo pháp luật cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp có người khác giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.Điều 40: Bồi thường thiệt hại do con gây ra Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. - Khoản1: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Giả sử: Trong buổi họp gia đình bàn về việc học của em, cha mẹ yêu cầu em thi vào trường Chuyên tỉnh nhưng em không có khả năng và muốn thi vào trường Đốc Binh Kiều với các bạn. - Trước tình huống trên, em sẽ làm gì ?Tình huống Trình bày ý kiến của em một cách lễ phép ,có tình, hợp lí cha mẹ sẽ suy nghĩ lại, em không nên có thái độ vô lễ, xúc phạm đến cha mẹ .Đáp ánĐiều 37: Nghĩa vụ và quyền giáo dục con. Khoản 2: “Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động của con ”.Luật Hôn nhân và Gia đìnhSắm vai tình huống Gia đình Hạnh gồm hai anh em. Mẹ Hạnh bảo Hạnh nghỉ học vì con gái không cần phải học nhiều.Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Điều 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình- Khoản 5: Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con ,giữa con trai và con gái, con đẻ con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú Tâm là học sinh lớp 11, vì ham giàu bà Minh đã bắt Tâm nghỉ học để kết hôn với anh Vũ đáng tuổi cha mình. Nếu Tâm không vâng lời bà đánh đập và không cho Tâm ra khỏi nhà. Vì quá tuyệt vọng nên Tâm đã tự tử chết.Em có nhận xét gì về việc làm của bà Minh?Tình huống: * Bà Minh sai vì: Bà xúc phạm, đánh đập, ngược đãi con Bà có hành vi ép buộc con kết hôn với người đáng tuổi cha mình khi Tâm mới 17 tuổi và còn đi học. Đây là hành vi vi phạm quyền học tập của trẻ em, vi phạm đạo đức, vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình (cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn)Đáp án Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. Khoản 2: Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức.Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000ChịChaEmCon đừng buồn, bố rất hiểu conCó chuyện gì làm con buồn, con hãy nói với mẹ Ân 15 tuổi, bố mẹ mất sớm Ân sống chung với ông bà. Ân thường xuyên nghỉ học đi chơi game, đánh nhau, nhiều lần ông bà dạy bảo, Ân không vâng lời và nói ông bà không có quyền can thiệp vào công việc riêng của mình - Theo em Ân đúng hay sai ? Vì sao ?Tình huống * Ân sai vì : - Việc Ân trốn học đi chơi, đánh nhau là vi phạm nội qui nhà trường. - Ân 15 tuổi chưa thành niên. Khi cha mẹ không còn ông bà đã có công nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục mà Ân không biết ơn, không kính trọng ông bà.Đáp ánĐiều 47: Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ngoại và cháu Khoản 1: Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi sống mình và không có người nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Câu 1: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con ? Nuôi dạy con thành công dân tốt Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của con. Tôn trọng ý kiến của con Không phân biệt đối xử giữa các con Không ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm điều trái đạo đức, pháp luậtCâu 2: Ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cháu?- Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu- Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật không có người nuôi dưỡng Hướng dẫn học ở nhà* Học bài nắm được:- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ- Quyền và nghĩa vụ của ông bà* Soạn bài:Tìm ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Xem luật hôn nhân và gia đình để tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của con cháu; bổn phận giữa anh, chị, em; ý nghĩa việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.Chúc các em chăm ngoan học tốt.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_12_quyen_va_nghia.ppt