Bài giảng môn học Hình học lớp 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng - Trường THCS Trọng Điểm
) Tư duy
- Làm quen với việc phủ định một khái niệm:
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
+ Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa.
- Rèn luyện khả năng quan sát, có khả năng nhận biết, dự đoán, suy luận logic.
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
Trường: THCS Trọng Điểm TIẾT 16 : NỬA MẶT PHẲNG Họ tên giáo viên: Bùi Thị Thuý Nga Soạn : Giảng : I/ MỤC TIÊU Kiến thức Giúp HS nắm được: : - Giúp học sinh nắm được khái niệm nửa phặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. - Giúp học sinh hiểu về tia nằm giữa hai tia khác. 2) Kỹ năng - Nhận biết nửa mặt phẳng. - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. 3) Thái độ - Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ, sẵn sàng tiếp cận kiến thức mới. - Học được cách học, cách khái quát logic một vấn đề một cách hiệu quả, cách ghi chép khoa học, mạch lạc, bao quát mà chi chi tiết một vấn đề. 4) Tư duy - Làm quen với việc phủ định một khái niệm: + Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M. + Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa. - Rèn luyện khả năng quan sát, có khả năng nhận biết, dự đoán, suy luận logic. - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác; - Tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo. II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG Bài học cần nhắc lại kiến thức nào? Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a? Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau? Tia Oz như thế nào thì được gọi là tia nằm giữa hai tia Ox và Oy? Cách vẽ ? III/ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUA: - Sau khi chuẩn bị ở nhà có thể trình bày tương đối đủ những yêu cầu của cô giáo. - Làm tốt các việc cô giáo yêu cầu: Trả lời được những câu hỏi từng phần, sinh hoạt nhóm tích cực, hiệu quả, trên bảng làm được khá tốt những công việc được giao - Ghi được bài theo cách ghi của sơ đồ tư duy và từ đó cuối giờ trả lời ngay được câu hỏi “ nhắc lại nội dung chính của giờ học” - Làm tốt các bài tập củng cố. - Liệt kê các hình thức đánh giá: cho điểm vào sổ điểm lớp theo thang điểm. IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu Projector. - Đồ dùng: Thước thẳng, bảng phụ. - Cả lớp : Thước thẳng, bẳng nhóm, bút dạ, làm hết các nội dung bài tập. V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC V.1. Ổn định tổ chức (2phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng; - Ổn định trật tự lớp;.... Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo. V. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen lẫn với quá trình giảng bài mới V.3. Giảng bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu chương mới + Đặt vấn đề - Mục đích: Tạo tình huống để vào bài. - Thời gian: 3 phút. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu, SGK, thước thẳng. Hoạt động 2: Nửa mặt phẳng - Mục đích/ thời gian: Hướng dẫn HS nghiên cứu về mặt phẳng, nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau, cách gọi tên , cách hình thành khái niệm và củng cố khái niệm. (15 phút) - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: SGK, phấn màu, thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. Hoạt động của thầy – trò Ghi bảng Đặt vấn đề về mặt phẳng. GVchiếu máy chiếu cho HS xem, hiểu về hình ảnh của mặt phẳng. Mặt hồ nước yên lặng, mặt gương, trang giấy, mặt bàn, mặt bảnglà hình ảnh của mặt phẳng. Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía. Củng cố : BT 1 SGK T71 Hãy nêu một số hình ảnh của mặt phẳng. Tiết 16 : NỬA MẶT PHẲNG 1) Nửa mặt phẳng bờ a a) Mặt phẳng: SGK T 71 BT 1 SGK T71 Một số hình ảnh của mặt phẳng: Bức tường nhà, nền nhà, mặt tấm bìa sách... là hình ảnh của mặt phẳng. Nửa mặt phẳng Gv vẽ một đường thẳng a . ? Trên mặt phẳng bảng cho em biết điều gì. HS : Cho biết đường thẳng a. ? Đường thẳng có giới hạn không. HS : Đường thẳng không có giới hạn ? Đường thẳng a chia mặt phẳng bảng thành mấy phần. HS : Đường thẳng a chia mặt phẳng bảng thành 2 phần. GV : Mỗi phần ta gọi là một nửa. - HS lắng nghe. GV chiếu bảng cho hiện đường thẳng a, tiếp tục chiếu bảng cho hiện phần mặt phẳng được đánh dấu và giới thiệu khái niệm nửa mặt phẳng. Hình gồm : - Đường thẳng a Một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a. Được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a Củng cố: BT1: Điền vào dấu trong câu sau Hình gồm đường thẳng và bị chia ra bởi xy được gọi là một nửa mặt phẳng bờ xy. - Học sinh đứng tại chỗ đọc hoàn chỉnh câu. Hình gồm đường thẳng xy và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi xy được gọi là một nửa mặt phẳng bờ xy. b) Nửa mặt phẳng bờ a: * Khái niệm: SGK Tr 72 Nửa mặt phẳng bờ a Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a GV giới thiệu hình này vẽ hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a ? Hai nửa mặt phẳng này có đặc điểm gì. HS : - Cùng nằm trên một nửa mặt phẳng - Chung bờ a Gv giới thiệu khái niệm hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a. GV: Để thuận tiện cho gọi tên hai nửa mặt phẳng ta dùng ký hiệu (I); (II) Củng cố: BT 2 SGK tr73 Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau không? (I) (II) HS : Nếp gấp có hình ảnh là một đường thẳng, là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. BT3 SGK tr 72 :Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: a) Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai .. HS: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. c) Hai nửa mặt phẳng đối nhau: - Là hai nửa mặt phẳng có chung bờ. BT 2 SGK tr73 Nếp gấp có hình ảnh là một đường thẳng, là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Nhận xét: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Cách gọi tên GV vẽ đường thẳng a, điểm M và P, giới thiệu cách gọi tên mỗi nửa mp như SGK trên MC - GV nhận xét câu trả lời và chốt lại đáp án đúng của HS ? Nửa mặt phẳng I chứa những điểm nào ? Nửa mặt phẳng II chứa những điểm nào, không chứa những điểm nào. ?1 a: Hãy nêu cách gọi tên khác của nửa mặt phẳng (I); (II)? HS trả lời vấn đáp để được kết quả trên MC GV giới thiệu đó chính là BT SGK, nhắc HS vẽ hình, làm bài vào vở. GV giới thiệu: - Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với đường thẳng a - Hai điểm M và P nằm khác phía đối với đường thẳng a GV : Nối M với N, đoạn thẳng MN có cắt a không? HS : Nối M với N, đoạn thẳng MN không cắt a. GV : Nối M với P, đoạn thẳng MP có cắt a không? HS : Nối Mvới P, đoạn thẳng MP có cắt a không. GV : đó chính là phần trả lời của câu . Ta nhận thấy đoạn thẳng nối: - Hai điểm nằm cùng phía đối với đường thẳng a thì không cắt a. - Hai điểm nằm khác phía đối với đường thẳng a thì cắt a. ? Nối N với P, đoạn thẳng NP có cắt a không, vì sao? d) Cách gọi tên : SGK Tr 72 Hoạt động 3: Hình thành khái niệm tia nằm giữa 2 tia - Mục đích/ thời gian: Hướng dẫn HS dần hình thành khái niệm tia nằm giữa 2 tia và cách vẽ .( 15p) - Phương pháp: Gợi mở, tự nghiên cứu SGK, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: SGK, phấn màu, thước thẳng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? -Vẽ 3 tia Ox ; Oy ; Oz chung gốc O - Lấy M bất kì thuộc tia Ox và N bất kì thuộc tia Oy (M; N không trùng với O) - Vẽ đoạn thẳng MN. ? Quan sát hình vẽ 3a cho biết tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? GV cho học sinh vẽ hình 3a rồi ghi bảng Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy Bật hình 3b và đề bài Ở hình 3b, tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? ? Hình 3b có đặc điểm gì giống hình 3a HS : - 3 tia Ox ; Oy ; Oz chung gốc O , (M; N không trùng với O) ? Đoạn thẳng MN có cắt tia Oz không HS : Đoạn thẳng MN có cắt tia Oz tạo điểm O nằm giữa hai điểm M và N. ? Vậy tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không. Gv: Rút ra kết luận rồi ghi bảng Bật hình 3c và đề bài Ở hình 3c, tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? Tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? GV hướng dẫn HS tương tự hình 3b rồi KL tổng quát GV : Phần tổng quát trên chính là dấu hiệu nhận biết tia nằm giữa hai tia. Chú ý : Hình 3b còn được phát biểu “ Mọi tia gốc O đều nằm giữa hai tia đối nhau Ox và Oy ” Củng cố : BT 3 Tr 73 SGK Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt GV cho chạy hình động kiểm nghiệm vị trí tia Oz trên GSP. 2) Tia nằm giữa hai tia Hình 3a Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy Hình 3b Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy Hình 3c Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy. *Tổng quát: - Ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. - Điểm - Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. BT 3 Tr 73 SGK Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB. Hoạt động 4: Củng cố - Mục đích/ thời gian: Củng cố, vận dụng vào bài tập (8 phút). - Phương pháp: Gợi mở, hoạt động nhóm. - Phương tiện, tư liệu: SGK, phấn màu, thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. GV bật SĐTD các yêu cầu cần ghi nhớ trong bài. Học sinh đứng tại chỗ điền từ thích hợp vào câu khẳng định dưới từng hình để được đáp án ? BT3 cho biết điều gì? Yêu cầu điều gì? HS đứng tại chỗ trả lời được đáp án: V.5: Hướng dẫn về nhà: - Mục đích/ thời gian: Hướng dẫn về nhà (2phút) - Phương pháp: đọc chép Về nhà học kĩ lý thuyết, cẩn thận, biết được nửa mặt phẳng, nhận biết được tia nằm giữa 2 tia khác - Làm bài tập : 4, 5 (SGK/ 73) và 1, 4, 5 (SBT/ 52) V.6 RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1).Sách giáo khoa toán 6. 2). Sách bài tập toán 6. 3). Sách giáo viên toán 6.
File đính kèm:
- Nua mat phang.doc
- NGA- nua mat phang -GVG.ppt