Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 11: Các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô

Ví dụ 2

 Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo phương pháp giá trị gia tăng)

 

ppt33 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 11: Các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Hà Nội - 2009 BÀI 11CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ GDP và tăng trưởng kinh tế Lạm phát Thất nghiệp Tỷ giá hối đoái Mục tiêu nghiên cứu 1. GDP và tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái niệm 1.2. Các phương pháp tính 1.3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế 1.4. GDP và phúc lợi kinh tế 1.5. Tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái niệm Đánh giá một nền kinh tế: Tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong đó. Đó chính là GDP. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước. Tổng sản phẩm trong nước là giá thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định. GDP* của một số quốc gia năm 2005 Nguồn:  (* GDP danh nghĩa) 1.1. Khái niệm (tiếp) Những điểm cần lưu ý: Giá thị trường: quy nhiều loại sản phẩm về một chỉ tiêu kinh tế duy nhất. Của tất cả: cố gắng biểu thị các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và bán hợp pháp trên thị trường. (tuy nhiªn vÉn bÞ bá qua 1 sè hh+dv: sản phẩm trong nền kinh tế ngầm; sản phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nội bộ gia đình…) Cuối cùng: tránh tính trùng hàng hoá trung gian. Ví dụ 1: Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo phương pháp sản phẩm cuối cùng) 1.1. Khái niệm (tiếp) Những điểm cần lưu ý (tiếp): Được sản xuất ra: chỉ tính thời kỳ hiện tại. Không bao gồm những hàng hoá được sản xuất và đã giao dịch trong quá khứ (nhằm tránh tính nhiều lần). Trong phạm vi một nước: các sản phẩm trong phạm vi địa lý một nước, bất kể nhà sản xuất thuộc quốc tịch nước nào. Phân biệt GDP và GNP Tổng sản phẩm quốc dân (GNP: Gross National Product) là tổng thu nhập mà công dân của một nước tạo ra. GNP khác GDP ở chỗ, nó cộng thêm các khoản thu nhập mà công dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ đi các khoản thu nhập của người nước ngoài tạo ra trong nước GNP = GDP + TN ròng từ tài sản ở nước ngoài GDP phản ánh hai mặt: Tổng thu nhập và Tổng chi tiêu Doanh nghiệp Hộ gia đình Thị trường các nhân tố sản xuất Thị trường hàng hoá, dịch vụ Bán hàng hoá, dịch vụ Mua hàng hoá, dịch vụ Đầu vào sản xuất Lao động, đất, tư bản Doanh thu (= GDP) Chi tiêu (= GDP) Thu nhập (= GDP) Tiền lương, địa tô, lợi nhuận (= GDP) 1.2. Các phương pháp tính GDP Tính GDP theo khía cạnh chi tiêu: Y = C + I + G + NX Y: GDP. C: Chi tiêu của các hộ gia đình. I: Đầu tư. Đầu tư cố định của các hãng: máy móc thiết bị, nhà xưởng. Đầu tư vào hàng tồn kho của các hãng. Chi mua nhà, xây dựng nhà ở mới của các hộ gđ 1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) G: Chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ của các cấp chính quyền. Không tính các khoản chuyển giao thu nhập. NX: Xuất khẩu ròng = GT xuất khẩu – GT nhập khẩu. 1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) Tính GDP theo khía cạnh thu nhập hoặc chi phí từ các yếu tố sản xuất Y = w + i + r +  + Dp + Te + w: tiền lương + r:chi phí thuê nhà, thuê đất i: chi phí thuê vốn : lợi nhuận trước thuế Dp: khấu hao TS cố định Te: Thuế gián thu 1.2. Các phương pháp tính GDP (tiếp) Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng Y =  VAi =  (Giá trị tổng sản lượng ngµnh i – Tæng gi¸ trị của hàng hoá trung gian ngµnh i) Giá trị của hàng hoá trung gian gồm: những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài được sử dụng hết 1 lần trong quá trình sản xuất  Khấu hao TS không được tính vào giá trị cuả hh trung gian Ví dụ 2 Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP một lượng là bao nhiêu? (tính theo phương pháp giá trị gia tăng) 1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa GDP tăng từ năm này qua năm khác: Số lượng hàng hoá, dịch vụ được tạo ra nhiều hơn; hoặc/và Giá bán hàng hoá, dịch vụ cao hơn. Muốn tách hai ảnh hưởng này một cách riêng biệt  tính GDP thực tế. 1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa (tiếp) 1.3. GDP thực tế và GDP danh nghĩa (tiếp) GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành; GDP thực tế sử dụng giá cố định trong năm gốc. GDP thực tế phản ánh sự thay đổi của lượng. GDP thực tế phản ánh phúc lợi kinh tế tốt hơn. Khi nói đến tăng trưởng kinh tế là nói về GDP thực tế. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) phản ánh sự thay đổi của giá chứ không phải lượng. 1.4. GDP và phúc lợi kinh tế GDP và GDP bình quân đầu người được xem là chỉ tiêu tốt ®Ó phản ánh phúc lợi kinh tế. GDP cao (trong các yếu tố khác là không đổi) Mọi người có nhiều của cải hơn. Được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Được giáo dục tốt hơn. Bảng xếp hạng GDP và GDP bình quân đầu người một số nước (năm 2005) 1.4. GDP và phúc lợi kinh tế (tiếp) Tuy nhiên GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo vì nó không tính đến: Thời gian nghỉ ngơi. Các hoạt động xảy ra ngoài thị trường: Sản phẩm được tạo ra và tiêu dùng trong gđ Các công việc tình nguyện. Bỏ qua chất lượng môi trường. Không đề cập tới việc phân phối thu nhập. 1.5. Một số chỉ tiêu khác về thu nhập Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) Thu nhập quốc dân (NI) Thu nhập khả dụng (DI) Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập 1.6. Tăng trưởng kinh tế 1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế 1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam Nguồn: CIEM, Kinh tế Việt Nam 2005, p18 1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng KT Tăng trưởng kinh tế được phản ánh bằng sự tăng trưởng GDP thực tế. Điều này sẽ quyết định đến mức sống của các quốc gia. Tăng trưởng GDP thực chất được quyết định bởi năng suất lao động. Năng suất lao động được quyết định bởi những yếu tố sau: a. Tư bản hiện vật (tư bản): khối lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. 1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế (tiếp) Yếu tố quyết định đến năng suất lao động (tiếp) Tư bản là nhân tố sản xuất được sản xuất ra. Nếu quá khứ bớt tiêu dùng để sản xuất ra nhiều tư bản thì có thể tăng năng suất lao động trong tương lai. b. Vốn nhân lực: kiến thức, kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Vốn nhân lực được tạo ra thông qua giáo dục, thư viện và thời gian nghiên cứu. 1.6.1. Yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế (tiếp) Yếu tố quyết định đến năng suất lao động (tiếp) c. Tài nguyên thiên nhiên: đây là yếu tố quan trọng nhưng không hẳn đã là quyết định d. Tri thức công nghệ: những kỹ thuật, bí quyết lµm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất. Chó ý: tri thức công nghệ phản ánh kiến thức chung của xã hội. Vốn nhân lực phản ánh mức độ lực lượng lao động nắm bắt những kiến thức đó. Bảng so sánh năng suất lao động của một số nước tính theo GDP (Source:  1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công a. Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư. Chính phủ có thể khuyến khích sự đánh đổi: hy sinh tiêu dùng hiện tại (tiết kiệm) để được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai (bằng cách tích luỹ tư bản). 1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công (tiếp) b. Đầu tư từ nước ngoài. Đây là một cú huých đối với nền kinh tế kém phát triển. Đầu tư  Tư bản  Tăng trưởng  Tăng tiết kiệm  Tăng đầu tư  Tăng trưởng. Đầu tư trực tiếp: thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi một thực thể nước ngoài. Đầu tư gián tiếp: thuộc sở hữu nước ngoài nhưng do thực thể trong nước điều hành. 1.6.2. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công (tiếp) c. Giáo dục. Đây là hình thức đầu tư vào vốn nhân lực. Giáo dục có tác dụng dài hạn và hàm chứa những ngoại ứng tích cực. d. Quyền sở hữu và sự ổn định chính trị. e. Tự do hoá thương mại. f. Kiểm soát tốc độ tăng dân số. g. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, triển khai. 

File đính kèm:

  • pptbài 11- gdp.ppt