Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ra - Ma buộc tội

-> Ra-ma càng chịu thử thách dữ dội hơn. Điều đó càng khẳng định cho ý chí sắt đá,sự dằn lòng và cả sự lúng túng,bối rối không đành ở Ra-ma.

* Tiểu kết: Ra-ma vào sinh ra tử,chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự ,bổn phận của một người anh hùng,một đức vua mẫu mực.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ra - Ma buộc tội, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đọc văn: RA- MA BUỘC TỘI(Trích Ra-ma-ya-na Sử thi Ấn Độ) Van-mi-kiI.Tìm hiểu tiểu dẫn:II. Đọc-hiểu văn bản:Đọc2. Tìm hiểu đoạn trích:a. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi -tab. Nhân vật Ra-ma. - Trong lời tuyên bố của Ra-ma,chàng khẳng định mình giao tranh với quỷ Ra-va-na cứu Xi-ta là vì tài nghệ và danh dự của một người anh hùng chứ không phải vì Xi-ta.- Chàng tỏ thái độ nghi ngờ Xi-ta->xua đuổi nàng bằng những lời lẽ lạnh lùng,cạn kiệt-> chàng ruồng bỏ Xi-ta là vì bổn phận và danh dự của một đức vua không cho phép chấp nhận một người phụ nữ đã chung chạ với kẻ khác làm hoàng hậu.Chàng phải chế ngự tình cảm bằng ý thức về bổn phận.Chàng phải hy sinh quyền lợi cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng.-> Ẩn đằng sau đó còn là sự ghen tuông dữ dội của một người chồng.- Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa .-> Ra-ma càng chịu thử thách dữ dội hơn. Điều đó càng khẳng định cho ý chí sắt đá,sự dằn lòng và cả sự lúng túng,bối rối không đành ở Ra-ma. * Tiểu kết: Ra-ma vào sinh ra tử,chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự ,bổn phận của một người anh hùng,một đức vua mẫu mực.3.Nhân vật Xi-ta:- Nghe những lời buộc tội,ruồng bỏ của chồng: ngạc nhiên(”Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ”)->nỗi đau khổ tràn ra không gì chế ngự được .- Nàng dần tự chủ và chứng minh tư cách,phẩm hạnh của mình bằng lí lẽ.+ Nàng trách Ra-ma không suy xét chính chắn mà đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường.+ Lấy tư cách ,danh dự mà thề.Cao hơn nữa là lòng chung thuỷ+ Nhấn mạnh nguồn gốc dòng dõi của mình.-> Những lời thanh minh của nàng dịu dàng mà đầy sức mạnh, rành rẽ,vừa đạt lí vừa thấu tình.- Cuôí cùng nàng chọn một hành động quyết liệt:bước lên giàn hoả thiêu và cầu khấn thần lửa A-nhi làm chứng cho đức hạnh của nàng-> Xi-ta dám bước qua mạng sống của chính mình,chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm tiết thuỷ chung.Khí tiết và phẩm hạnh của Xi-ta qua lửa càng chói chang,rạng ngời.*Tiểu kết: Xi-ta là hiện thân của vẻ đẹp người phụ nữ Ấn Độ.Là người vợ lí tưởng,xứng đáng với một Ra-ma anh hùng -một vị vua lí tưởng.d.Nghệ thuật:Diễn biến tâm lí của các nhân vật được mô tả một cách hợp lí,có quá trình -> nhân vật giàu tính người hơn.“Ngòi bút nghệ thuật của Van-mi-ki thật sắc sảo,tinh tế. Ông đã lột tả được một Ra-ma “rất người”,khiến cho nhân vật sử thi vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc,khuôn sáo.” (Lương Duy Trung) So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật Ra- ma với Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây và Uy-lít-xơ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?Câu hỏi :Em hãy so sánh về phẩm chất của nhân vật Ra-ma và Xi-ta?Trả lời: - Giống nhau: dũng cảm,rất trọng danh dự. - Khác nhau trong quan niệm về danh dự: *Với Ra-ma, danh dự là ý thức trách nhiệm, niềm vinh quang trước dòng tộc, cộng đồng. *Với Xi-ta, danh dự là tình yêu, lòng chung thủy. Là sự trong trắng của trái tim.III.Tổng kết:-Ra-ma và Xi-ta tiêu biểu cho vẻ đẹp được tôn vinh của Ẩn Độ. Đó là lòng dũng cảm, trọng danh dự, đề cao cái thiện, thủy chung, trong sáng. - Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật chân thực hơn, đạt đến độ nhuần nhuyễn. Có sự kết hợp giữa mô tả tâm lí và kể chuyệncó sức hấp dẫn.IV. Luyện tập:Câu hỏi 1:”Người Ấn Độ xem Ra-ma-ya-na như kinh thánh và tin rằng : chừng nào sông chưa cạn ,đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi” (Ngữ văn 10.tập1)Em hiểu như thế nào về nhận định trên?Câu hỏi 2: So sánh mâu thuẫn cơ bản trong đoạn trích Ra-ma buộc tội với Chuyện Người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ-ngữ văn 9)

File đính kèm:

  • pptRAMA_BUOC_TOI.ppt