Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt

II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

Tục ngữ có câu :

Chết đứng còn hơn sống quỳ”

Các từ “đứng” và “quỳ” trong câu tục ngữ trên được sử dụng theo nghĩa như thế nào ?

? So sánh cách nói ở câu tục ngữ trên với câu :

 “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Theo em câu nào có cách nói hình tượng hơn?

 

ppt15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
11Kiểm tra bài cũ 1) Hãy nêu những yêu cầu cơ bản về sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt? 21 SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT PHƯƠNG DIỆN YÊU CẦU CƠ BẢN Ngữ âm và chữ viết Phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc chính tả và về chữ viết nói chung Từ ngữ Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo , ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt Ngữ pháp Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn và văn bản liên kết chặt chẽ, tạo nên văn bản mạch lạc,thống nhất Phong cách ngôn ngữ Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. 31Kiểm tra bài cũ 2 )Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không mắc lỗi về sử dụng đúng theo chuẩn mực tiếng Việt? A. Với nghệ thuật nói quá của tác giả ( tức Nguyễn Trãi) đã làm nổi bậc sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn. B. Nhân vật “khách” trong bài “ Phú sông Bạch Đằng” là người hào phóng. C. Trương Hán Siêu hết sức tự hào về sông Bạch Đằng. D. Tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. 41NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 51NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT I/ Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao 1) Tục ngữ có câu : “ Chết đứng còn hơn sống quỳ” ? Các từ “đứng” và “quỳ” trong câu tục ngữ trên được sử dụng theo nghĩa như thế nào ? ? So sánh cách nói ở câu tục ngữ trên với câu : “Chết vinh còn hơn sống nhục”. Theo em câu nào có cách nói hình tượng hơn? 61NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao + “Chết đứng” : là chết hiên ngang, có khí phách cao đẹp.Từ “đứng” và “quỳ” trong câu tục ngữ sử dụng theo phép ẩn dụ, dùng theo nghĩa chuyển . + “ Sống quỳ”: là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Việc sử dụng từ “đứng” và “quỳ” trong câu tục ngữ trên đã mang lại tính hình tượng và giá trị biểu cảm cao71NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao 2) Cho câu văn sau : Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta. ( Nguyễn Bá Cát – Lã Vĩnh Quyên , Sức khoẻ thanh niên )  Hình ảnh “chiếc nôi xanh” và “máy điều hoà khí hậu” dùng để biểu thị cây cối  câu văn vừa có tính cụ thể, vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ. 81NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao 3) Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Hồ Chí Minh viết : “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước” . (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4)  - Nhấn mạnh quyết tâm đánh địch bằng mọi vũ khí có trong tay. - Tạo cho lời kêu gọi âm hưởng hùng hồn vang dội, tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Việc dùng các phép tu từ đã tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp. 91NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT II/ Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao  Cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chuyển hoá, các phép tu từ để lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. 101NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT III / Luyện tập. Bài tập 2 a) Từ ‘hạng” +“người”  phân biệt người tốt với người xấu, mang nét nghĩa xấu. b) - Từ “phải” mang nét nghĩa “bắt buộc”, “cưỡng bức” nặng nề, không phù hợp . - Từ “sẽ” nét nghĩa nhẹ nhàng phù hợp hơn.  Dùng từ vừa chính xác, vừa có hiệu quả giao tiếp cao Ví dụ: hạng người ích kỉ, hạng người tham lam, hạng người ăn bám, hạng người bỏ đi, hạng vô công rồi nghề - Từ “ lớp ” +“người”  phân biệt theo tuổi tác, thế hệ, không mang nét nghĩa xấu. Ví dụ: lớp người già, lớp người trẻ, lớp người trên, lớp người dưới dùng từ “lớp” phù hợp với câu văn. 111NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT III / Luyện tập. Bài tập 4 1) Phân tích cấu trúc cú pháp của câu văn trên.2) Viết lại câu văn trên theo cách diễn đạt bình thường.3) So sánh cách viết ở câu trên với câu văn viết lại. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai thắm hồng da dẻ chị CVBNPCPC121NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT III / Luyện tập. Bài tập 4 Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. ( Anh Đức, Hòn Đất ) 2) Chị Sứ rất yêu cái chốn này, nơi chị đã sinh ra, nơi chị đã lớn lên. Câu văn giàu tính biểu cảm + Dùng quán ngữ “biết bao nhiêu” + Dùng từ ngữ miêu tả âm thanh và hình ảnh “oa oa cất tiếng khóc đầu tiên”- Câu văn giàu tính hình tượng : dùng hình ảnh ẩn dụ “ quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”  Câu văn vừa chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật cao. 131Sử dụng đúng theo chuẩn mực tiếng Việt Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao. YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIẾT Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo theo các phương thức chuyển hoá, các phép tu từ SƠ ĐỒ VỀ NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT141Dặn dò : Nắm vững yêu cầu sử dụng đúng theo chuẩn mực tiếng Việt. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ để tạo hiệu quả giao tiếp cao Làm bài tập 5 - Soạn bài : Tóm tắt văn bản thuyết minh 151

File đính kèm:

  • pptYeu_cau_su_dung_tieng_Viet.ppt