Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 29: Đọc văn ca dao hài hước

+ Loại đàn ông (2):

 Chồng người >< chồng em

 Đi ngược về xuôi >< sờ đuôi con mèo.

 Nghệ thuật đối lập: hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại. Chi tiết thật đắc lại có giá trị khái quát cao để chê cười loại đàn ông lười nhác không có chí lớn, ăn bám vợ con.

 

** Tóm lại: Bài ca dao phê phán nhẹ nhàng nhưng chân tình nhằm nhắc nhở người đàn ông phải mạnh mẽ, siêng năng, có chí khí để sống xứng đáng với gia đình và xã hội.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 29: Đọc văn ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CA DAO HÀI HƯỚC TIẾT 29: ĐỌC VĂN KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A3GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THU CÚCTRƯỜNG: THPT TAM DƯƠNG II I. TÌM HIỂU CHUNG (Tiết 26 – 27: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN* ĐỌC, CHÚ THÍCH	- Bài 1: Tiếng cười giải trí, tự trào. Giọng tươi vui, dí dỏm, mang âm hưởng đùa cợt.	- Bài 2, 3, 4: Tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Giọng tươi vui pha ý giễu cợt.Bài 1: - Cưới nàng, anh toan dẫn voi,Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.Miễn là có thú bốn chânDẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. Chàng dẫn thế, em lấy làm sangNỡ nào em lại phá ngang như làNgười ta thách lợn thách gà,Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:Củ to thì để mời làng,Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;Bao nhiêu củ rím, củ hàĐể cho con lợn, con gà nó ănBài 2: Làm trai cho đáng sức trai,Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừngBài 3:Chồng người đi ngược về xuôi,Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.Bài 4:Lỗ mũi mười tám gánh lôngChồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.Đêm nằm thì gáy o oChồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.Đi chợ thì hay ăn quà,Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.Trên đầu những rác cùng rơmChồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!* Tìm hiểu văn bản: 1. Tiếng cười giải trí, tự trào (Bài 1) - Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới.- Chàng trai nói về việc dẫn cưới: + Dẫn voi/ sợ quốc cấm. + Dẫn trâu/ sợ họ nhà gái máu hàn. + Dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. + Cuối cùng dẫn cưới bằng con chuột béo. -> Vật dẫn cưới rất đặc biệt và khác thường. - Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo. Nhưng tình cảm bày tỏ lại rất lạc quan, thoải mái không chút mặc cảm.Lời đối đáp trong bài ca dao này là ai nói với ai? Nội dung đề cập đến vấn đề gì?Người con trai nói về việc dẫn cưới có gì khác thường? Sau tiếng cười ấy, biểu hiện cảnh ngộ gì và tình cảm gì của chàng trai này?- Cô gái nói về việc thách cưới: + Thách cưới...một nhà khoai lang. + Để cô gái : * mời làng * mời họ hàng ăn chơi * con trẻ ăn giữ nhà * con lợn, con gà ăn. -> Cô gái cũng nghèo và rất thông cảm với cảnh nghèo của chàng trai bằng lời thách cưới rất dí dỏm và đáng yêu. Đáp lời chàng trai, cô gái thách cưới như thế nào? Mẹ em tham gạo, tham gàBắt em để bán cho nhà cao sang.Chồng em thì thấp một gangVắt mũi chửa sạch, ra đàng đánh nhau.Nghĩ mình càng tủi, càng đau,Trách cha, trách mẹ, tham giàu, tham sang.Cưới em có cánh con gàCó dăm sợi bún, có vài hạt xôi.Cưới em, còn nữa, anh ơiCó một đĩa đậu, hai môi rau cầnCó xa dịch lại cho gầnNhà em thách cưới có gần ấy thôiHay là nặng lắm anh ơiĐể em bớt lại một môi ra cần	 Tóm lại: Dù trong cảnh nghèo, người lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống. Bài ca dao còn thể hiện một triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.Đằng sau tiếng cười, em có cảm nhận gì về nét đẹp trong tâm hồn của người lao động nghèo? NghÖ thuËt:+ Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.+ Lối nói giảm dần: * Voi -> trâu -> bò -> chuột. * Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà. + Cách nói đối lập: * dẫn voi > Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm và đáng yêu.Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào? 2. Tiếng cười châm biếm, phê phán a. Bài 2, 3- Đối tượng chế giễu: “đàn ông”- lười nhác+ làm trai (1).+ chồng người (2).- Nguyên nhân chế giễu:+ Loại đàn ông (1): \ Chi tiết hài hước:khom lưng chống gối để gánh hai hạt vừng. (cố gắng hết sức) (cực nhẹ)\ Sự đối lập: sức trai > Nghệ thuật phóng đại, đối lập để chê cười loại đàn ông yếu đuối thiếu bản lĩnh làm trai. Bài ca dao số 2 và 3 chế giễu loại người nào trong xã hội ?+ Loại đàn ông (2):	Chồng người > phụ nữ - Nội dung chế giễu: * mũi mười tám gánh lông * ngáy o o * hay ăn quà * đầu những rác cùng rơm. - Nghệ thuật phóng đại, chi tiết giàu tưởng tượng, điệp ngữ song hành để chê cười loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên. Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm với thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng:	+ Cấu trúc: Chồng yêu chồng bảo	+ Từ ngữ: râu rồng, vui nhà, đỡ cơm, hoa thơm.Bài ca dao số (4) chế giễu loại người nào trong xã hội? Theo em những chi tiết ấy có thực không ? Và những chi tiết đó nhằm chế giễu điều gì? ** Tóm lại: Bài ca dao không chỉ phê phán những thói xấu của người phụ nữ mà còn nhằm mục đích giáo dục phụ nữ phải đằm thắm, ý tứ, sạch sẽ, dịu dàng, khéo léo.III. Tổng kết1. Nghệ thuật:	- Sử dụng nghệ thuật phóng đại, tương phản đối lập	- Khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.	- Dùng ngôn ngữ đới thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.2. Nội dung: 	- Triết lí nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan 	- Bài học: Tránh những thói hư tật xấu mà con người mắc phải: Người đàn ông không chỉ cần có sức trai mà cần phải có hoài bão, có chí lớn. Người phụ nữ cần duyên dáng, ý nhị.IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Nêu cảm nhận về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó em thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ: - Cô gái không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới. - Lời thách cưới thật khác thường (chỉ là khoai lang) mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động. 2. Bài tập 2: Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê phán thầy bói, thầy cúng , thầy địa lí, thầy phù thủy trong xã hội cũ:Thói lười nhácĂn no rồi lại nằm khoèoNghe giục trống chèo, bế bụng đi xem- Nghiện ngập rượu chè: Rượu chè cờ bạc lu bù Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.- Tệ nạn tảo hôn: Bồng bồng cõng chồng đi chơiĐi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. Chị em ơi Cho tôi mượn cái gàu sòng,Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.- Phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy phù thủy:+ Hòn đất mà biết nói năngThì thầy địa lí hàm răng không còn+ Bói cho một quẻ trong nhàCon heo bốn cẳng, con gà hai chân. + Số cô có mẹ, có chaMẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.Số cô có vợ, có chồngSinh con đầu lòng, chẳng gái thì traiSố cô chẳng giàu thì nghèoNgày ba mươi tết thịt treo trong nhà.DẶN DÒ VỀ NHÀ LÀM BÀI TẬP 1, 2 PHẦN LUYỆN TẬP.- CHUẨN BỊ BÀI MỚI: LỜI TiỄN DẶN (TRÍCH TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) – DÂN TỘC THÁI.

File đính kèm:

  • pptTiet_29_Doc_van_Ca_dao_hai_huoc.ppt